Rơ Le Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý, Phân Loại Rơ Le Dòng điện - Bestray
Có thể bạn quan tâm
Rơ le được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong sinh hoạt, công nghiệp điện tử như tủ điện công nghiệp, tủ điện âm tường, tủ lạnh, tủ điều khiển,… Thiết bị này thường được dùng để giám sát hoặc ngắt điện cho máy móc công nghiệp, đảm bảo an toàn khi dòng điện quá tải. Để có thể hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, Bestray sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về rơ le ngay dưới bài viết này.
1. Rơ le là gì? Rơ le dùng để làm gì?
Rơ le (hay tên gọi khác “Relay”) là một thiết bị sử dụng phổ biến ở các bo mạch điều khiển tự động. Giúp bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình, ngăn chặn các sự cố quá tải bất ngờ xảy ra. Đồng thời, Relay có vai trò đóng cắt dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le. Tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch.
Thông thường, Relay sẽ sử dụng dòng điện xoay chiều có công suất 500V và tần số 50Hz. Đôi khi có những loại lên đến 150A và 440V cho dòng điện một chiều.
2. Các trạng thái của rơ le
Relay sẽ có hai loại trạng thái là ON (mở) và OFF (tắt). Ở trạng thái hoạt động ON hay OFF sẽ phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không.
Trên mỗi Relay sẽ 3 kí hiệu là: NO, NC và COM. Trong đó, NC và NO là hai chân chuyển đổi.
- NC (Normally Closed): Rơ le bình thường sẽ đóng. Nghĩa là ở trạng thái OFF và chân COM sẽ nối với chân này.
- NO (Normally Open): Khi rơ le ở trạng thái ON thì chân COM sẽ được nối với chân này. Việc kết nối COM và NC có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Khi rơ le ở trạng thái ON thì dòng này bị ngắt. Ngược lại thì nối COM và NO.
- COM (common): Là chân chung, nơi kết nối đường cấp nguồn chờ, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Việc nó kết nối chung với chân nào thì sẽ tùy vào trạng thái hoạt động của Relay.
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le điện áp – Rơ le nhiệt
3.1. Cấu tạo
- Nam châm điện
- Cần dẫn động
- Các ngõ vào ra
Cuộn dây nam châm điện trong Relay khi có dòng điện chạy qua. Cơ năng làm thay đổi mạch nối từ ngõ, thường là đóng sang thường mở. Ta có thể lắp lẫy lò xo ở thanh đổi mạch để giúp quá trình đóng ngắt diễn ra dứt khoát.
3.2. Nguyên lý hoạt động
- Khi có dòng điện chạy qua mạch thứ nhất thì sẽ kích hoạt nam châm điện màu nâu. Từ đó, Relay sẽ tạo ra từ trường màu xanh và thu hút tiếp điểm đỏ đồng thời kích hoạt luôn mạch thứ hai.
- Khi nguồn điện bị cắt thì tiếp điểm trở về vị trí ban đầu do có lò xo kéo, mạch điện thứ hai bị ngắt.
Đối với Relay thường mở ở trạng thái (NO): Tại các tiếp điểm trong mạch thứ 2 không kết nối theo mặc định và chỉ được bật khi dòng điện chạy qua nam châm. Còn với loại Relay thường đóng (NC) thì mặc định các tiếp điểm được kết nối để dòng điện chạy qua chúng và ngắt khi kích hoạt nam châm. Từ đó, đẩy hoặc kéo các tiếp điểm ra xa nhau. Relay thường mở là loại thông dụng nhất hiện nay.
4. Chức năng và công dụng
- Rơ le dùng để chuyển mạch nhiều dòng điện, điện áp sang các tải khác nhau. Bằng cách sử dụng một tín hiệu điều khiển.
- Tách các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.
- Rơ le sẽ theo dõi, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.
- Một số loại rơ le có thể cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.
5. Các loại rơ le bảo vệ hiện nay
5.1. Phân theo nguyên lý làm việc
5.1.1. Rơ le trung gian
Rơ le trung gian được lắp đặt hầu hết ở các bảng mạch điện tử điều khiển. Thiết bị được xem là cầu nối giữa khối điều khiển (như PLC, vi xử lý) và khối động cơ công suất cỡ lớn. Nó có cấu tạo từ nam châm và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt. Với thiết kế gọn nhẹ, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Loại rơ le này được ứng dụng nhiều ở trong các tủ điện, tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.
5.1.2. Rơ le điện từ
Rơ le điện từ khác với các công tắc thông thường là được kích hoạt tự động bằng điện mà không sự tác động của con người. Bên cạnh đó, Relay có nhiệm vụ bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện ở các điều khiển không bình thường. Bằng cách cô lập các sự cố đến các thiết bị không liên quan qua thiết bị đóng cắt. Loại Relay được sử dụng chủ yếu trong các bo mạch điều khiển tự động, dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp được.
Thông thường, rơ le điện từ sẽ có: 5 chân, 8 chân hoặc 14 chân tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong đó, loại rơ le 14 chân là thông dụng nhất hiện nay.
5.1.3. Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt được xem là một công cụ cần thiết để đảm bảo các thiết bị điện trong nhà, công nghiệp, xưởng sản xuất được hoạt động ổn định, nó có thể tự đóng, ngắt mạch điện để ngăn chặn tình trạng dòng điện quá tải. Các rơ le nhiệt được hoạt động dựa trên sự giãn nở của các thanh kim loại đốt nóng.
5.2. Phân theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành
Hiện nay, có rất nhiều loại Relay với nguyên lý và chức năng làm việc khác nhau. Do đó sẽ có rất nhiều nguyên lý tác động cơ cấu chấp hành của Relay. Sau đây là một số phân loại của Relay như sau:
5.2.1. Phân theo đặc tính tham số vào
Bao gồm các loại như: rơ le dòng điện, rơ le công suất, rơ le tổng trở,…
5.2.2. Phân loại theo cách mắc cơ cấu
- Rơ le theo cách mắc cơ cấu sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.
- Rơ le theo cách mắc cơ cấu thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.
6. Tổng kết
Qua bài chia sẻ trên, Bestray đã cung cấp một vài thông tin cơ bản về rơ le. Chúng tôi hy vọng đã giúp quý doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích trong việc lựa chọn loại rơ le phù hợp cho hệ thống điện của gia đình và công nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo về sự an toàn tuyệt đối thì cần có lắp đặt thêm phụ kiện máng cáp, máng cáp, thang cáp cho hệ thống điện. Nhằm giúp bảo vệ đường dây không bị trầy xước vỏ và hạn chế sự cố điện gây ra.
Nếu bạn vẫn còn chưa tìm được địa chỉ mua máng cáp chất lượng thì Bestray sẽ là nơi đáng để bạn cân nhắc.
Một số sản phẩm Thang máng cáp Bestray:
Công ty cổ phần sản xuất thang máng cáp Bestray là đơn vị sản xuất và cung cấp thang máng cáp cho hầu hết các công trình trên khắp cả nước. Chúng tôi nhận được rất nhiều sự tin dùng từ phía các chủ đầu tư, kỹ sư và nhà thầu trên cả nước. Tham khảo danh mục sản phẩm của Bestray
Bên cạnh đó, Bestray sở hữu cho mình nhà máy gần 5000m2 tại TPHCM đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đáp ứng được chất lượng cao về sản phẩm và số lượng lớn đơn hàng cho nhiều khách hàng. Lựa chọn Bestray cho hệ thống thang máng cáp của công trình sẽ không làm quý khách hàng thất vọng.
Mọi chi tiết về sản phẩm hay muốn đặt hàng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray
Từ khóa » Các Loại Rơ Le
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Phân Loại Rơ Le - Bkaii
-
[NÊN ĐỌC] Rơ Le Là Gì, Phân Loại Rơ Le Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Full Video: Các Loại Rơ Le - Relay, Nguyên Tắc Làm Việc Của Từng Loại
-
Các Loại Rơ Le Thông Dụng - VCC TRADING
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Phân Loại Rơle | Cơ điện Trần Phú
-
Rơle Là Gì? Có Mấy Loại Rơle Trong Thực Tế?
-
Các Loại Rơ Le Bảo Vệ Trong Hệ Thống điện?
-
CÁC LOẠI RƠLE TRUNG GIAN - Thiết Bị điện
-
Rơ Le Là Gì? Cấu Tạo Chức Năng Và Công Dụng - 3CElectric
-
Rơ Le Là Gì – Cấu Tạo, Hoạt động, Ứng Dụng
-
Tìm Hiểu Các Loại Rơle Hệ Thống điện Thông Dụng
-
Relay Là Gì, Các Loại Relay (rơ-le) Trên Thị Trường - Vật Liệu Xây Dựng
-
[PDF] Ý Nghĩa Mã Số Các Relay Bảo Vệ Theo ANSI