Rơ Le Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Rơ-le - Antshome

Rơ le là một trong những thiết bị cần thiết được sử dụng bên trong của hầu như mọi thiết bị điện ngày nay. Vậy rơ le là gì? Cấu tạo và cách hoạt động của rơ le như thế nào? Hãy cùng Antshome tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Mục Lục
  • 1. Rơ le là gì?
  • 2. Công dụng của Rơ le là gì?
  • 3. Cấu tạo của Rơ le là gì?
  • 4. Rơ le có mấy loại?
  • 5. Một số lưu ý khi chọn mua Rơ-le
  • 6. Một số thương hiệu thiết bị điện cung cấp rơ le uy tín
  • Lời kết
  • Liên hệ đặt lịch sửa chữa

1. Rơ le là gì?

rơ le
(Rơ le – hay relay – relay điện là một loại công tắc chuyển mạch bằng dòng điện.)

Rơ-le (hay relay – relay điện) là một loại công tắc chuyển mạch bằng dòng điện.

rơ le
(Mô phỏng cách hoạt động của Rơ le)

Dòng điện khi đi qua cuộn dây trong rơ-le sẽ tạo ra từ trường để hút lõi sắt non khiến công tắc chuyển mạch. Rơ le có hai vị trí chuyển mạch qua vì thế có thể mở hoặc ngắt dòng điện.

Loại rơ le có thể xử lý công suất cao để kiểm soát một động cơ điện hoặc mức tải khác được gọi là Contactor.

2. Công dụng của Rơ le là gì?

Rơ le giúp thu hẹp khoảng cách để tạo điều kiện cho dòng điện nhỏ kích hoạt dòng điện lớn hơn. Rơ le hoạt động như một chiếc công tắc tắt/mở hoặc trong vài trò là một bộ khuếch đại (chuyển đổi dòng điện nhỏ thành dòng điện lớn hơn).

Rơ le được áp dụng trong quá trình phát minh ra điện thoại. Rơ le có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các cuộc gọi và sử dụng trong điện báo đường dài. Rơ le dùng để chuyển tín hiệu từ nguồn này sang nguồn khác.

Về ví dụ thực tế khi rơ le được sử dụng trung gian: khi bạn muốn tạo hệ thống làm mát điện tử để bật hoặc tắt quạt khi nhiệt độ phòng thay đổi. Lúc này, bạn có thể dùng một số loại cảm biến nhiệt, tuy nhiên loại này chỉ tạo ra dòng điện nhỏ không đủ để động cơ hoạt động. Thay vào đó, bạn có thể nối mạch nhiệt kế với mạch đầu vào của rơ le. Khi dòng điện nhỏ đi vào, rơ le sẽ kích hoạt dòng điện lớn hơn ở đầu ra đủ khiến động cơ hoạt động để bật hoặc tắt quạt.

Tìm hiểu thêm: Dịch Vụ Sửa Điện Nước Quận 1 Antshome – Uy tín & Chất lượng

3. Cấu tạo của Rơ le là gì?

rơ le
(Cấu tạo của Rơ le)

Một rơ le thường có cấu tạo cơ bản gồm 04 phần:

  • Nam châm điện
  • Phần ứng
  • Tiếp điểm
  • Lò xo, lá nhíp

Trong ảnh là cấu tạo của một rơ le điện tử với cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt. Phần ứng được nối với ách và liên kết cơ học với các tiếp điểm. Toàn bộ các bộ phận được giữ an toàn bằng với một lá nhíp lò xo. Lò xo dùng để tạo khe hở lưu thông không khí trong mạch khi rơ le bị mất điện.

4. Rơ le có mấy loại?

Rơ-le có nhiều biến thể, mỗi biến thể có công dụng riêng, chẳng hạn:

  • Rơ-le điện tử và bán dẫn (rơ-le trạng thái rắn – SSR): Dòng chuyển đổi điện từ, không có bộ phận chuyển động. Vì thế, dòng chuyển đổi nhanh, êm, nhỏ gọn hơn rơ le điện tử. Tuy nhiên, loại này thường đắt hơn và không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả.
  • Rơ-le điện áp cao: Đây là loại được thiết kế đặc biệt để chuyển đổi điện áp và dòng điện lên đến 10.000 volt và 30 ampe.
  • Rơ-le thời gian: Loại này đầu ra có thể kích hoạt trong khoảng thời gian giới hạn (từ vài giây đến 96 giờ)
  • Rơ-le nhiệt: Hỗ trợ bật/tắt phòng tránh nguy cơ cháy nổ khi động cơ điện sinh nhiệt vượt quá mức an toàn
  • Rơ-le định hướng và quá dòng: Dòng rơ le này ngăn dòng điện quá mức đi sai hướng xung quanh mạch
  • Rơ-le bảo vệ vi sai: Rơ-le này được sử dụng khi có sự mất cân bằng dòng điện. Hoặc tình trạng điện áp ở hai phần khác nhau của mạch điện.
  • Rơ-le bảo vệ tần số: Thiết bị này được kích hoạt trong trường hợp tần số của dòng điện xoay chiều quá cao hoặc quá thấp, không ổn định.

5. Một số lưu ý khi chọn mua Rơ-le

Rơ-le là thiết bị phổ biến trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm mua với giá bình dân. Tuy nhiên, để chọn đúng rơ-le theo nhu cầu thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần lưu ý đến các biện pháp bảo vệ tiếp xúc và bảo vệ cuộn dây của Rơ-le. Bảo vệ tiếp xúc làm giảm xung điện trong mạch, bảo vệ cuộn dây giúp giảm điện áp trong quá trình chuyển đổi
  • Lưu ý đến thời gian đóng ngắt, bạn có thể yêu cầu chuyển tiếp đóng ngắt tốc độ cao
  • Lưu ý đến dòng định mức và áp định mức.
  • Loại tiếp điểm được sử dụng là NO hay NC
  • Chế độ bảo vệ mạch tùy chọn
  • Cách ly giữa tiếp điểm và mạch cuộn

6. Một số thương hiệu thiết bị điện cung cấp rơ le uy tín

Nếu bạn đang băn khoăn về thương hiệu cung cấp sản phẩm rơ-le uy tín, thì có thể tham khảo một số thương hiệu dưới đây:

  • Mitsubishi: thương hiệu uy tín đến từ Nhật Bản thành lập từ năm 1921. Đây là một trong những tập đoàn công nghệ thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới
  • Panasonic: thương hiệu Nhật Bản thành lập từ năm 1918 có trụ sở tại Osaka. Sản phẩm của Panasonic đa dạng, chất lượng cao được người dùng tin tưởng.
  • Schneider: thương hiệu đến từ Pháp đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm chính của Schneider là Aptomat, rơ-le, contactor, cầu dao tự động…
  • Siemens: thương hiệu đến từ Đức thành lập từ năm 1847. Đây là tập đoàn công nghệ điện tử với lịch sử hơn 165 năm phát triển. Siemens có mặt tại hởn 200 quốc gia và tập trung vào lĩnh vực điện khí hóa, số hóa, tự động hóa.
  • Master: thương hiệu nội địa Việt đã có uy tín trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, phụ kiện tủ điện.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp thông tin cần biết về Rơ-le. Mong rằng bạn đã tìm thấy câu trả lời mình cần trong bài viết này. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức thú vị hơn tại Antshome.

Chúc bạn thành công!

Thông tin liên lạc 

  • Hotline: 091.692.1080
  • Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn

Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.

GỌI THỢ NGAY Đánh giá bài viết Share on Facebook Share on X (Twitter) Share on Pinterest Share on LinkedIn Share on Email

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Rơ Le