Rơ Le Nhiệt Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Làm Việc Của Rơ Le Nhiệt

Rơ le nhiệt là một thiết bị bảo vệ mạch điện động cơ vô cùng quen thuộc. Cùng Cơ Khí TT tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm của loại thiết bị này trong bài viết này nhé!

Phụ lục nội dung

  • Rơ le nhiệt là gì?
  • Rơ le nhiệt có tác dụng gì?
  • Ứng dụng rơ le nhiệt
  • Cấu tạo của rơ le nhiệt
  • Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt
  • Phân loại rơ le nhiệt
  • Cách lựa chọn rơ le nhiệt
    • Lưu ý khi chọn rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là gì

Rơ le nhiệt (Relay nhiệt) được dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện không bị quá tải. Thiết bị này thường được dùng kèm với khởi động từ (contactor). Rơ le nhiệt giúp đóng cắt tiếp điểm thông qua sự co dãn của thanh kim loại.

Rơ le nhiệt có tác dụng gì?

Rơ le nhiệt giúp bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện tăng đột ngột hoặc bị quá tải. Rơ le nhiệt bảo đảm sự an toàn cho máy móc, giúp các thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Rơ le nhiệt được ứng dụng nhiều cho máy móc thiết bị gia đình như máy bơm nước, điều hòa, lò nướng,.. Các rơ le này thường được gắn kèm với cầu chì.

Ứng dụng rơ le nhiệt

Ứng dụng rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động nhanh như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với aptomat, cầu chì.

Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các hãng Mitsubishi, LS, Schneider có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.

Cấu tạo của rơ le nhiệt

Cấu tạo của rơ le nhiệt

Chú thích:

  1. Đòn bẩy
  2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
  3. Tiếp điểm thường mở (NO)
  4. Vít chỉnh dòng điện tác động
  5. Thanh lưỡng kim
  6. Dây đốt nóng
  7. Cần gạt
  8. Nút phục hồi (Reset)

Rơ le nhiệt có cấu tạo gồm 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng) và 1 tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở).

  • Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor).
  • Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt có phần tử cơ bản là phiến kim loại kép (bimetal) được làm từ 2 tấm kim loại 1 tấm có hệ số giãn nở nhỏ và 1 tấm có hệ số giãn nở lớn. Tấm kim loại này thường được làm từ đồng thau, thép crom- niken. Hai phiến này được ráp lại với nhau bằng phương pháp hàn hoặc cán nóng.

Khi dòng điện tăng nhiệt, miếng kim loại kép sẽ uốn về phía hệ số giãn nở nhỏ hơn để cho dòng điện trực tiếp chạy qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

Phân loại rơ le nhiệt

  • Phân loại theo kết cấu: kiểu hở và kiểu kín.
  • Phân loại theo nhu cầu sử dụng: loại 1 cực và 2 cực.
  • Phân loại theo phương thức đốt nóng: Đốt nóng trực tiếp, đốt nóng gián tiếp và đốt nóng hỗn hợp.

Cách lựa chọn rơ le nhiệt

Dưới đây là bảng chọn rơ le nhiệt theo công suất động cơ mà bạn có thể tham khảo:

Cách lựa chọn rơ le nhiệt

Lưu ý khi chọn rơ le nhiệt

  • Chọn ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ hoặc cao hơn không đáng kể. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của rơ le nhiệt nên thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao nhất của rơ le nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dải hoạt động của động cơ.
  • Một số dòng rơ le nhiệt tích hợp sẵn chân cắm vào contactor nên chỉ lắp được vào loại contactor tương thích nhất.
  • Một số dòng rơ le nhiệt cao cấp sẽ được tích hợp tính năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên đây không phải là dòng sản phẩm thông dụng. Vì thế bạn cần lắp rơ le bảo vệ mất pha riêng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo, nguyên lý làm việc, khái niệm của rơ le nhiệt để trả lời cho câu hỏi rơ le nhiệt là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

Từ khóa » Nguyên Lý Role Nhiệt