Rối Loạn ăn Uống Tâm Thần - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị

1. Rối loạn ăn uống tâm thần là gì?

Rối loạn ăn uống tâm thần là bệnh tâm thần gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh, có thể gây ra chán ăn hoặc háu ăn bất thường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và vóc dáng. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống tâm thần thường lo ngại hoặc đau khổ quá mức về vóc dáng, cân nặng của bản thân, từ đó gây ra chế độ ăn uống không đúng cách.

rối loạn ăn uống tâm thần

Rối loạn ăn uống tâm thần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

Rối loạn ăn uống tâm thần có thể thể hiện ở hình thức chán ăn tâm thần hoặc háu ăn quá độ dẫn đến ăn uống không kiểm soát. Dù ở hình thức nào, chứng bệnh này đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Hình thức chán ăn tâm thần

Người bệnh có nỗi ám ảnh lớn với calo và hàm lượng chất béo trong thực phẩm, từ đó ăn rất ít, chỉ ăn lượng nhỏ thực phẩm mỗi ngày đủ duy trì sự sống. Món ăn người bệnh cũng thường không thay đổi, tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu chất, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Hình thức cuồng ăn uống

Trái ngược với hình thức trên, người bệnh ăn rất nhiều với nhóm thực phẩm nhất định, không thể kiểm soát được việc ăn uống. Cân nặng của người bệnh vì thế sẽ tăng lên rất nhanh chóng nhưng vẫn thiếu chất do không ăn đa dạng thực phẩm.

Rối loạn ăn uống tâm thần càng kéo dài thì nguy cơ biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng càng cao. Các biến chứng có thể gặp bao gồm: trầm cảm và lo âu, có ý định hoặc hành vi tự tử, gặp vấn đề về quan hệ xã hội, học tập và làm việc, rối loạn sử dụng chất gây nghiện,...

Hầu hết người bệnh bị rối loạn ăn uống tâm thần cho rằng đây là thói quen ăn uống của bản thân, không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bệnh không thể tự cải thiện thói quen ăn uống của mình, việc điều trị là cần thiết. Bác sĩ sẽ can thiệp thay đổi quan điểm ăn uống lành mạnh hơn và điều trị các triệu chứng của bệnh.

2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống tâm thần

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ăn uống, bệnh có thể là kết quả của cùng nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân nguy cơ cao bao gồm:

2.1. Nguyên nhân di truyền

Một số người mang gen bệnh theo gia đình làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống tâm thần, điều này nghĩa là khi bố mẹ hoặc ăn chị em ruột mắc chứng bệnh này, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, điều này còn do thói quen ăn uống khi ở chung khiến nhiều người trong gia đình có thể cùng bị rối loạn ăn uống tâm thần.

rối loạn ăn uống tâm thần

Rối loạn ăn uống tâm thần có liên quan đến di truyền

2.2. Nguyên nhân tâm lý và tình cảm

Những bệnh nhân rối loạn ăn uống tâm thần thường gặp khó khăn hoặc vấn đề trong tâm lý và tình cảm, từ đó tìm đến ăn uống để giải tỏa. Đối tượng dễ bị tổn thương gồm những người cầu toàn, người có lòng tự trọng thấp, có các mối quan hệ rắc rối hoặc thường có hành động bốc đồng.

2.3. Nguyên nhân xã hội

Trong xã hội có cùng quan điểm đánh giá cao vẻ đẹp của những người vóc dáng mảnh khảnh thì thói quen ăn uống của nhiều người cũng thay đổi. Thậm chí nhiều bệnh nhân bị ám ảnh bởi vóc dáng và cân nặng, từ đó gây ra rối loạn ăn uống tâm thần.

Nữ giới được cho là có tỉ lệ mắc căn bệnh này cao hơn so với nam giới do sự quan tâm lớn hơn về cân nặng, vóc dáng. Ngoài ra, bệnh cũng liên quan đến các dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khác, đôi khi cùng khởi phát như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,... Stress căng thẳng trong cuộc sống hoặc do sự thay đổi đột ngột các mối quan hệ, công việc, học tập,... cũng được cho là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh lý này.

3. Điều trị chứng rối loạn ăn uống tâm thần thế nào?

Chứng rối loạn ăn uống tâm thần cần được điều trị để người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng, đảm bảo cân nặng và sức khỏe. Các phương pháp thường dùng để điều trị bệnh bao gồm:

rối loạn ăn uống tâm thần

Rối loạn ăn uống tâm thần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý

3.1. Điều trị tâm lý

Bác sĩ sẽ giải thích về ảnh hưởng nghiêm trọng của thói quen ăn uống xấu, thay vào đó sẽ dần thay thế bằng thói quen ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh. Ngoài ra, bác sĩ tâm lý cũng sẽ hỗ trợ người bệnh vượt qua các rào cản, vấn đề tâm lý khác gặp phải. Phương pháp điều trị có thể là liệu pháp dựa trên gia đình (FBT) hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT).

3.2. Điều trị bằng thuốc

Khi bệnh nhân rối loạn ăn uống tâm thần nặng, có thể cần dùng đến thuốc chống trầm cảm và lo âu để giảm triệu chứng bệnh, giảm các suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực. Việc sử dụng thuốc phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

3.3. Điều trị tại bệnh viện

Nếu chứng rối loạn ăn uống tâm thần gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy dinh dưỡng nặng, béo phì dẫn đến bệnh tim mạch, huyết áp,... thì có thể phải nhập viện theo dõi và điều trị.

Khi các triệu chứng bệnh được cải thiện, người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể hồi phục sức khỏe như trước đây. Điều quan trọng là quan điểm và rào cản tâm lý về ăn uống được tháo bỏ, bệnh nhân không còn ăn uống quá độ hoặc ăn quá ít nữa.

rối loạn ăn uống tâm thần

Bệnh nhân rối loạn ăn uống tâm thần cần được cải thiện chế độ ăn lành mạnh

Trên đây là các thông tin về bệnh rối loạn ăn uống tâm thần cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang có các triệu chứng bệnh trên cần được giúp đỡ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Cuồng ăn Mất Kiểm Soát