Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính ở Người Lớn Bạn Nên Biết - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) ở người lớn có đặc trưng là những phản ứng căng thẳng cấp tính, xảy ra sau khoảng 1 tháng gặp chấn thương. Đó có thể là chấn thương về thể chất lẫn tinh thần với tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Các rối loạn cấp tính thường lặp đi lặp lại nhưng không kéo dài. Theo thống kê gần đây, tỷ lệ mắc rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành là từ 5 – 20%. Phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh, đồng thời hạn chế rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, các chuyên gia sẽ định dạng loại chấn thương và nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế có 6 nguyên nhân gây chấn thương phổ biến, bao gồm:
- Tai nạn xe cơ giới (13 – 21%)
- Chấn thương sọ não nhẹ (14%)
- Bị hành hung (16 – 19%)
- Bỏng (10%)
- Tai nạn công nghiệp (6 – 12%)
- Bị tấn công hoặc lạm dụng tình dục (15%)
- Chứng kiến cảnh nổ súng, khủng bố hàng loạt (33%)
Bên cạnh đó, rối loạn căng thẳng ở người lớn cũng có thể hình thành từ các yếu tố rủi ro. Phần lớn các yếu tố đó xuất phát từ vấn đề về thần kinh của người bệnh, bao gồm:
- Tiền sử rối loạn tâm thần tiền sản
- Phơi nhiễm chấn thương
- Từng bị chấn thương nặng về tinh thần và thể chất
- Có tiền sử mắc các bệnh thần kinh
Các triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành
Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được vì sao sau chấn thương con người lại có các phản ứng khác nhau. Có người bị rối loạn căng thẳng cấp tính, người bị rối loạn căng thẳng sang chấn nhưng cũng có nhiều người không gặp vấn đề gì.
Ban đầu, chứng rối loạn căng thẳng cấp tính được cho là một phần của tình trạng rối loạn căng thẳng sang chấn. Trải qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã xác định được đây là một căn bệnh độc lập, nó có vai trò kích thích sang chấn tâm lý PTSD và có 4 triệu chứng cơ bản sau:
- Liên tục hồi tưởng về thời điểm chấn thương chưa xảy ra
- Có các phản ứng hoảng loạn
- Phản ứng phân ly
- Tránh né các hoạt động có khả năng gợi nhắc chấn thương
Trong đó, mối quan hệ giữa sự phân ly và tình trạng căng thẳng cấp tính phụ thuộc vào mức độ hoảng loạn ở người bệnh.
Các nghiên cứu cho rằng, nỗi sợ hãi hình thành sau các sự kiện tồi tệ liên tục bị nhắc lại trong tâm trí bệnh nhân. Điều này khiến họ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn ngắt quãng. Kích thích giao cảm cực độ ở thời điểm xảy ra chấn thương có thể dẫn đến việc giải phóng các hóa chất làm căng thẳng ở hệ thần kinh như norepinephrine và epinephrine. Việc này dẫn đến việc củng cố quá mức các ký ức về chấn thương.
Nhiều bằng chứng cho thấy những bệnh nhân rối loạn căng thẳng dạng cấp tính có nhịp tim tăng cao, nhịp hô hấp bất thường sau chấn thương có nguy cơ cao bị chứng rối loạn căng thẳng sang chấn PTSD.
Không giống người trưởng thành, các triệu chứng bệnh ở trẻ em khó nhận biết hơn nhiều. Trẻ đôi khi gặp ác mộng nhưng nội dung giấc mơ lại không rõ ràng, lo sợ bất chợt khi đang vui chơi…
Các biểu hiện lâm sàng
Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) biểu hiện mức độ nghiêm trọng của những lo lắng. Ví dụ, bệnh nhân sau khi bị hành hung và cướp tài sản đã phải trải qua nhiều tuần điều trị tâm lý. Người bệnh nói rằng anh ta luôn mơ thấy khoảnh khắc mình bị tấn công. Những hồi ức sống động về kẻ tấn công, bao gồm khi hắn trượt con dao vào cổ họng anh ta, hơi thở của hắn và cảm giác cào xé ở cổ.
Người bệnh phải mất một thời gian dài để có thể cạo râu. Anh ta cảm thấy vô cùng hoảng loạn khi nghĩ dao cạo râu có thể cắt đứt cổ mình. Những phản ứng sợ hãi khác thường tiếp tục giày vò bệnh nhân, ngay cả khi chấn thương đã qua nhiều năm.
Điều này sẽ dẫn đến sự cảnh giác đối với các mối đe dọa tiếp theo và tránh tiếp xúc với tình huống kích thích hồi ức về chấn thương.
Trong các đánh giá lâm sàng, bác sĩ đã ghi nhận được nhiều trường hợp người bệnh cảnh giác một cách thái quá. Những suy nghĩ, trò chuyện, vật dụng có thể gợi nhắc nỗi sợ đều bị loại bỏ khỏi cuộc sống của bệnh nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân của vụ cướp ở trên lập tức tắt các tin thời sự về cướp bóc, từ chối tiếp xúc với khách hàng nam giới.
Một số bệnh nhân thậm chí còn bị mất trí nhớ thoáng qua. Mặc dù họ có thể hiện các phản ứng phân ly, nhưng khi được hướng dẫn kể về chấn thương thì họ lập tức bộc lộ sự đau khổ.
Chẩn đoán chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn
Chẩn đoán được đề xuất như một phương tiện để xác định và điều trị sớm cho bệnh nhân căng thẳng cấp tính. Theo đó, 22 nghiên cứu dài hạn đã phát hiện ra DSM-IV có khả năng chẩn đoán bệnh khá tốt. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn căng thẳng cấp tính được mô tả gồm:
- Tiếp xúc với cái chết (hoặc chứng kiến người thân qua đời), bị đe dọa, lạm dụng tình dục
- Sự hiện diện của tâm trạng tiêu cực, ác mộng, phân ly, tránh né, đau khổ dữ dội
- Mất trí nhớ tạm thời, cảm thấy dòng thời gian bị xáo trộn
- Các triệu chứng kích thích (rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, mất tập trung, giật mình liên tục)
- Các hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần bị sụt giảm đáng kể
Tiêu chuẩn chẩn đoán này có thể được áp dụng trong vòng 3-7 ngày sau chấn thương. Tuy vậy, chẩn đoán sớm trong 3 ngày đầu tiên sẽ cho ra kết quả chính xác hơn. Việc chẩn đoán rối loạn căng thẳng cấp tính nên được phân biệt với chẩn đoán các vấn đề về rối loạn tinh thần khác như: rối loạn hoảng sợ, rối loạn điều chỉnh.
Bệnh cũng cần được phân biệt với các nguyên nhân khác khiến nhận thức của người bệnh thay đổi như:
- Tác dụng phụ của thuốc giảm đau
- Tình trạng y tế liên quan đến hôn mê hoặc suy giảm nhận thức
- Ảnh hưởng của các chất kích thích, chất gây nghiện
Cụ thể, việc sử dụng morphine để kiểm soát các cơn đau cấp tính có thể dẫn đến tình trạng giảm nhận thức, mất trí nhớ, lo sợ… Những trạng thái này dễ nhầm lẫn với triệu chứng phân ly của bệnh rối loạn căng thẳng cấp tính.
Theo Mayo Clinic, việc xây dựng tiêu chí DSM-IV cũng nhằm xác định những người có nguy cơ cao mắc chứng PTSD nhưng không đủ dấu hiệu để chẩn đoán bị căng thẳng ở dạng cấp tính. Trong đó, bệnh nhân bị căng thẳng cấp tính có khuynh hướng phân ly mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, người bệnh sẽ trả lời “bảng câu hỏi phản ứng căng thẳng cấp tính” của Stanford để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Đây là bảng kiểm kê tự báo cáo có 30 mục, bao gồm tất cả các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể phỏng vấn bệnh nhân. Cuộc phỏng vấn lâm sàng thường có cấu trúc 19 mục, dựa trên các tiêu chí của DSM-IV.
Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được đo trên “thang đo rối loạn căng thẳng cấp tính”. Đây là bản kiểm kê được sử dụng rộng rãi như một công cụ đo lường mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo đó, bệnh nhân có số điểm từ 50 trở lên thì được xác định bị rối loạn căng thẳng cấp tính nghiêm trọng.
Như vậy, chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với rối loạn căng thẳng sang chấn. Vì vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm để tránh các sai lệch trong quá trình điều trị.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chẩn đoán Stress
-
PHẢN ỨNG VỚI STRESS VÀ RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG
-
Rối Loạn Stress Cấp (ASD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD) - Cẩm Nang MSD
-
Các Rối Loạn Liên Quan Đến Stress - SYT - BENH VIEN TAM THAN
-
Rối Loạn Stress Cấp Tính
-
Rối Loạn Khí Sắc Và Các Rối Loạn Liên Quan Tới Stress
-
Phản ứng Stress Cấp (ARS: Acute Stress Reaction)
-
Rối Loạn Stress Cấp Tính (ASD) Là Gì? Chẩn Đoán Và Điều Trị
-
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ > Hỏi đáp
-
Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Lo âu: Nguyên Nhân Chẩn đoán Bệnh Và Phương Pháp điều Trị
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Căng Thẳng Sau Sang Chấn (PTSD) - Vinmec
-
Bệnh Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Chữa Trị Không Dùng ...