Rối Loạn Chức Năng Gan Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì? - Tass Care
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn chức năng gan gây ra các ảnh hường không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Để hạn chế ảnh hưởng cũng như biến chứng mà nó gây ra thì cần chế độ ăn thích hợp. Vậy rối loạn chức năng gan nên ăn gì và không nên ăn gì?
Ảnh hưởng khi chức năng gan bị rối loạn?
Khi bị rối loạn các chức năng, gan hoạt động không còn được như bình thường, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, giảm sức đề kháng của cơ thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Rối loạn chức năng gan sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đặc biệt là không tiêu hóa được các thức ăn có nhiều mỡ. Cơ thể bệnh nhân trở nên gầy yếu, suy kiệt, trong giai đoạn nặng có thể bị hôn mê do cơ thể bị nhiễm độc.
Người bị rối loạn chức năng gan kéo dài nếu không điều trị và ngăn chặn sớm sẽ là nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bị rối loạn chức năng gan
-
Cung cấp đủ năng lượng: 25-40 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh
-
Chia nhỏ bữa ăn: 5-6 bữa/ngày
-
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan
-
Bệnh nhân rối loạn chức năng gan nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày
-
Protein: 0,8 -2 gram/kg/ngày
-
Hạn chế chất béo. Lipid chiếm 10-15% tổng năng lượng
-
Uống đủ nước: 40ml/kg/ngày
-
Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
-
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và thức ăn có nhiều dầu mỡ
-
Hạn chế uống rượu bia và không hút thuốc lá.
Thức ăn nên bổ sung khi chức năng gan rối loạn
-
Trà xanh: Trà xanh là loại thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Trong trà xanh có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, thanh lọc gan thận, giải các độc tố bám trong gan nhanh chóng. Uống 1 ly trà xanh mỗi ngày để thấy hiệu quả hạn chế nóng gan.
-
Bưởi: Trong quả bưởi có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố gây ra tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan.
-
Bơ: Bơ là loại thực phẩm sản xuất ra rất nhiều glutathione khi hấp thu vào cơ thể. Đây là loại chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các nhóm độc tố trong cơ thể, thường xuyên ăn bơ giúp cải thiện chức năng gan và tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
-
Táo: Táo không chỉ cung cấp các nhóm vitamin A, C.. mà còn bổ sung hàm lượng pectin để làm sạch độc tố, hỗ trợ đào thải chất độc trong cơ thể. Đây là giải pháp an toàn để hỗ trợ chức năng hoạt động của gan.
-
Củ cải đường, cà rốt: 2 loại củ cà rốt và củ cải đường đều cung cấp hàm lượng lớn flavonoid thực vật và beta-carotene, đây là các chất giúp kích thích và cải thiện chức năng gan. Giúp hạn chế các tình trạng bất ổn của gan và thúc đẩy phục hồi.
-
Bông cải xanh: Bông cải xanh không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn là thực phẩm tốt cho gan khi có thể làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể. Glucosinolate là loại enzym bổ sung hỗ trợ cho quá trình sản xuất enzym cho gan, giúp tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ ung thư gan cao.
-
Quả óc chó: Quả óc chó được biết đến là loại quả thần dược, mang lại nhiều lợi ích không ngờ. Trong quả óc chó có chứa hàm lượng cao amin arginine giúp tăng giải độc amoniac bám trong gan, cặn độc bám gan gây ra các biểu hiện ban đầu là nóng gan, sau dần suy giảm chức năng gan. Bên cạnh đó hàm lượng cao glutathione và acid béo omega 3 cũng giúp giải độc gan rất tốt. Không cần chế biến cầu kì, chỉ cần ăn vài hạt óc chó rang mỗi ngày, nhai kĩ trước khi nuốt là tốt nhất.
-
Nghệ: Nghệ không chỉ có tác dụng giúp làm đẹp da mà còn rất tốt cho các chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Kết hợp nghệ cho một số món ăn sẽ giúp hỗ trợ tăng cường enzym giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Thức ăn nên kiêng khi chức năng gan rối loạn
-
Nói không với thức uống có cồn và thức uống có ga: Thức uống có cồn khi vào cơ thể thường xuyên hoặc với một lượng lớn sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa các acid béo, làm giảm ly giải và tăng tích lũy chất béo, gây mỡ hóa gan. Đồng thời, bia rượu cũng thúc đẩy chuyển dịch các độc tố và vi khuẩn từ ruột vào gan. Vì vậy, những người bị men gan cao cần kiêng bia rượu để cơ thể không bị nhiễm độc.
-
Kiêng nạp quá nhiều chất béo gây ra gan nhiễm mỡ: Nhiều người bị men gan tăng lựa chọn lối sống không khoa học với chế độ ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, các món ăn chiên xào và thực phẩm béo (bơ, phô mai, thịt mỡ…). Điều này kết hợp cùng việc lười vận động, khiến lá gan phải làm việc mệt nhọc và bị ứ đọng nhiều chất béo và glycogen. Khi đó, các tế bào Kupffer sẽ bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này khiến gan bị tổn thương gây gan nhiễm mỡ hoặc máu nhiễm mỡ, làm tăng men gan.
-
Tránh xa thức ăn độc hại, không đảm bảo vệ sinh: Do ảnh hưởng công việc, nhiều người thường có phải ăn cơm hàng quán. Việc chế biến ở hàng quán đôi lúc không đảm bảo vệ sinh, vì lợi nhuận có thể sẽ tẩm ướp nhiều hóa chất gây tổn hại gan. Mặt khác, các độc tố từ thực phẩm bẩn cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để loại bỏ, quá trình này làm sản sinh ra liên tục các chất trung gian tiếp tục kích hoạt Kupffer. Từ đó, khiến tế bào gan suy yếu, chết trên diện rộng, gây men gan cao và nhiều bệnh nguy hiểm cho gan.
-
Không nên ăn nhiều đồ ngọt và đồ sinh nhiệt: Người bị men gan cao cần kiêng những món ăn ngọt. Đồ ngọt gây ra tình trạng Glucose trong máu, ngăn cản sự hấp thụ chất và chức năng miễn dịch của cơ thể. khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Giảm được lượng đường nạp vào cơ thể, người bị men gan cao còn giảm được nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Thêm nữa, thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, socola, nước ngọt và gia vị cay như ớt làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan bị nhiễm mỡ và nặng thêm tình trạng men gan cao.
Chế độ dinh dưỡng đóng vài trò hết sức quan trọng đối với quá trình điều trị rối loạn chức năng gan cũng như cân bằng nhóm dinh dưỡng một cách khoa học, khi đó sẽ giữ cho chức năng hoạt động của gan được ổn định. Vì thế người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp cho cải thiện chức năng gan một cách hiệu quả nhất.
Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️Từ khóa » Chức Năng Gan Suy Giảm Nên ăn Gì
-
Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Rối Loạn Chức Năng Gan
-
Suy Giảm Chức Năng Gan Nên ăn Gì? Kiêng Gì? Thực Phẩm Bổ Gan
-
Nên Kiêng Gì Và ăn Gì Bổ Gan? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bị Bệnh Gan Nên ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất - .vn
-
Suy Gan ăn Gì?dinh Dưỡng Hợp Lý Giúp Bảo Vệ
-
Người Lớn Bị Viêm Gan: Nên ăn Gì, Kiêng Gì? | Vinmec
-
10 Thực Phẩm Cải Thiện Chức Năng Gan Dễ Tìm Trong Nhà Bếp - Hewel
-
Nên ăn Gì để Tốt Cho Sức Khỏe Khi Bị Gan Nhiễm Mỡ
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Hiểu để Phòng Tránh Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Người Bị Bệnh Gan, Viêm Gan Nên Ăn Và Kiêng Gì Tốt?
-
Viêm Gan Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì? | BvNTP
-
Tổng Hợp Các Loại Thực Phẩm Không Tốt Người Bệnh Viêm Gan