Rối Loạn Cương Dương ở Tuổi Dậy Thì Có Nguy Hiểm Không?

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì là nỗi lo của không ít bạn trẻ. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chức năng tình dục trong tương lai.

rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì là tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Dương vật không có khả năng cương cứng hoặc cương không đủ cứng để giao hợp dù đã được kích thích. Bệnh lý này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, khiến nhiều nam giới trở nên tự ti, mặc cảm. Một số trường hợp người bệnh có thể bị bất lực, liệt dương, không có khả năng sinh sản… (1)

Nếu xảy ra với tần suất ít, tình trạng rối loạn cương dương không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xuất hiện, sức khỏe tình dục của nam giới bị suy giảm đáng kể. Khi bị rối loạn cương dương, nam giới tuổi vị thành niên thường gặp phải các vấn đề như:

  • Cảm giác lo lắng, xấu hổ, không muốn chia sẻ với người thân, từ đó làm thay đổi tính tình của người bệnh, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và học tập.
  • Không còn hứng thú khi quan hệ tình dục, thay vào đó là cảm thấy áp lực, có xu hướng né tránh.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh lý này sẽ để lại nhiều biến chứng sau này như tinh trùng yếu, không sản sinh nội tiết tố, vô sinh…

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content

rối loạn cương trong độ tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng rối loạn cương dương trong độ tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này là: (2)

1. Rối loạn hormone nội tiết tố

Khi bước vào tuổi dậy thì, phần lớn các bé trai đều bị rối loạn hormone testosterone. Đây là nguyên nhân hàng đầu rối loạn cương dương. Ngoài ra, một số trẻ còn bị tăng sinh hàm lượng hormone prolactin. Hormone này được sản xuất bởi tuyến yên, có khả năng khiến dương vật hoạt động bất ổn, lâu dần có thể gây ra tình trạng rối loạn cương ở trẻ vị thành niên.

Ngoài ra, nhiều trẻ khi bước vào độ tuổi dậy thì đã tập thể hình quá sớm. Một số trẻ tự ý sử dụng steroid để kích thích sự tăng trưởng cơ bắp và thể lực. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cương ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

2. Thừa cân, béo phì

Trẻ bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ bị rối loạn cương dương. Những vấn đề sức khỏe liên quan tới béo phì như cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường… sẽ ngăn chặn máu chảy tới các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả dương vật, từ đó gây ra các vấn đề liên quan tới sự cương cứng.

3. Thủ dâm quá đà tuổi dậy thì

Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Trẻ bắt đầu tò mò, khám phá về “chuyện người lớn”. Lúc này, tần suất thủ dâm của trẻ sẽ dày đặc hơn. Một số trẻ còn thực hiện thao tác thủ dâm không đúng cách. Chính điều này gây ra tình trạng rối loạn cương dương, dị dạng dương vật, chứng yếu sinh lý…

4. Sử dụng chất kích thích

Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích quá sớm sẽ làm suy giảm sinh lý của trẻ. Những chất này gây tác động tiêu cực đến hệ tim mạch và thần kinh. Ngoài ra, lạm dụng chất kích thích còn làm cản trở sự lưu thông máu tới dương vật, dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng của cơ quan sinh dục.

5. Áp lực tâm lý

Stress, lo lắng, áp lực cũng có khả năng gây ra tình trạng rối loạn cương dương ở trẻ vị thành niên. Ở độ tuổi này, trẻ thường bị căng thẳng kéo dài do áp lực từ việc học và sự thay đổi tâm sinh lý. Điều này phần nào sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của dương vật.

áp lực tâm lý

Dấu hiệu nhận biết

Không có ham muốn tình dục: Ở độ tuổi này, trẻ thường luôn khao khát, ham muốn tình dục mạnh mẽ. Tuy nhiên, với trường hợp bị rối loạn cương, trẻ sẽ bị suy giảm những ham muốn này. (3)

  • Dương vật không cương cứng theo ý muốn: Nam giới dù có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ cương cứng hoặc “lên xuống” không theo ý muốn của trẻ. Trẻ có thể không có cảm giác thăng hoa khi xuất tinh.
  • Thời gian cương cứng ngắn: Thời gian cương cứng của dương vật rất ngắn, không thể duy trì trạng thái cương cứng. Dương vật có thể cương cứng tức thời và “xìu” ngay lập tức dù vẫn có “ma sát”.
  • Cương cứng không đúng lúc: Dương vật có thể cương cứng nhưng không đúng lúc. Một số trường hợp trẻ không tác động gì nhưng dương vật vẫn cương cứng nhưng khi bị kích thích, lại không cương cứng được.
  • Không có hiện tượng “chào cờ” khi thức dậy: Đây là hiện tượng bình thường ở nam giới. Tuy nhiên, với một số nam giới mới lớn, điều này lại không xuất hiện. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý rối loạn cương dương ở nam giới vị thành niên.

Kiểm tra tình trạng rối loạn cương dương

1. Khai thác bệnh sử

Khai thác bệnh sử là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ tìm hiểu trẻ đã bị lâu chưa, ngoài bệnh này ra còn mắc những bệnh nào khác không, tiền sử gia đình có ai từng bị chưa, nguyên nhân cụ thể gây bệnh… Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

2. Đánh giá chức năng cương dương

Đánh giá chức năng cương dương là bước thăm khám quan trọng. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh xem dương vật thường cương cứng vào ban đêm hay buổi sáng sau khi thức dậy. Trẻ sẽ được làm một bài kiểm tra nhỏ để bác sĩ đánh giá chức năng của dương vật.

3. Thăm khám thực thể

Khám lâm sàng

  • Bộ phận sinh dục: kiểm tra dương vật (kích thước và hình dạng), sự bất thường của quy đầu và bao quy đầu, dấu hiệu bệnh Peyronie (nếu có), kiểm tra tinh hoàn (số lượng, kích thước, vị trí, tính chất).
  • Những đặc điểm giới tính phụ như thể trạng của người bệnh, tình trạng nữ hóa tuyến vú, tình trạng lông, sự phân bố mỡ trong cơ thể, kiểm tra hệ thống mạch (xem xét và đánh giá huyết áp).

Khám cận lâm sàng

  • Xét nghiệm để biết trẻ có bị đái tháo đường, tăng lipid máu, rối loạn nội tiết hay không.
  • Tiến hành siêu âm Doppler màu mạch máu dương vật.
  • Chụp vật hang kết hợp đo áp lực mạch máu vật hang.
  • Chụp động mạch dương vật.

Các phương pháp điều trị rối loạn cương dương

1. Điều trị tâm lý

Nam giới vị thành viên khi bị rối loạn cương sẽ cảm thấy tự ti, hoang mang và lo sợ vì khó chia sẻ với người thân và không đủ kiến thức sinh lý. Lúc này, vai trò của bố mẹ vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần có những buổi tâm sự, nói chuyện và giải thích cho trẻ, giúp con xóa bỏ mặc cảm, từ đó mở lòng hơn để chia sẻ. (4)

Người lớn cũng cần giải thích cho trẻ hiểu rõ đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và đưa ra lời khuyên hữu ích về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc uống PDE5 tương đối phổ biến trong đơn kê của bác sĩ khi điều trị rối loạn cương dương. Thuốc được sử dụng theo 2 cách:

  • Khi nào cần dương vật cương cứng, người bệnh sẽ uống trước đó 1 giờ đồng hồ.
  • Sử dụng theo chỉ định hằng ngày từ bác sĩ.
  • Ngoài ra, còn có viêm ngậm dưới lưỡi, rất tiện dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này thường có tác dụng phụ như nóng mặt, đau đầu.. Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi dùng hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ.

Phương pháp phòng ngừa

  • Đến bệnh viện hay những trung tâm y tế càng sớm càng tốt để thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý, tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
  • Cần tâm sự, chia sẻ với bố mẹ hoặc người có thể tin tưởng để giải tỏa tâm lý, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng của dương vật.
  • Trang bị kiến thức tình dục đầy đủ, tìm hiểu căn bệnh rối loạn cương dương và các bệnh lý liên quan.
  • Không lạm dụng sách báo, phim ảnh khiêu dâm, hạn chế quan hệ tình dục sớm. Chủ động lên kế hoạt cho lối sống lành mạnh, an toàn.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích vì không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tình dục, suy giảm nội tiết tố nam.
  • Bổ sung chế độ ăn lành mạnh, tốt cho nội tiết tố nam như hải sản, rau xanh, trái cây…, hạn chế các món ăn chứa chất béo có hại, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tăng cường vận động cơ thể mỗi ngày, ít nhất mỗi ngày 30 phút.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực, thoải mái.

tăng cường vận động

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Rối loạn cương dương ở tuổi dậy thì không phải là trường hợp hiếm gặp. Bên cạnh các liệu pháp tâm lý, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bảo vệ chức năng tình dục của con, tránh ảnh hưởng đế n “chuyện chăn gối” sau này.

Từ khóa » Cương Duong