Rối Loạn đông Máu Do Giảm Tiểu Cầu ở Mèo | Trùm Boss

Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Giảm tiểu cầu ở mèo

Giảm tiểu cầu chỉ sự rối loạn và hoạt động bất thường của tiểu cầu máu. Mèo mắc chứng giảm tiểu cầu khi khám thường có số lượng tiểu cầu bình thường, nhưng bị chảy máu tự phát hoặc chảy máu quá mức do các tiểu cầu không liên kết được với nhau, không thể đông máu bình thường. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh là chảy máu từ màng nhầy – mũi, tai, miệng, hậu môn. Bệnh giảm tiểu cầu có thể xuất hiện lần đầu ở những chú mèo nhỏ khi chảy máu quá mức do mất răng sữa.

Mèo bị giảm tiểu cầu có thể do mắc phải bệnh hoặc do di truyền; bệnh ảnh hưởng đến các chức năng chính của tiểu cầu: kích hoạt, bám dính và tập hợp. Theo đó, tiểu cầu thiếu khả năng tập hợp lại và bám dính lẫn nhau – chức năng quan trọng để hàn gắn vết thương – dẫn đến chảy máu nghiêm trọng ngay cả với vết thương nhỏ nhất. Mèo có số lượng tiểu cầu trong máu thấp đồng thời mắc giảm tiểu cầu sẽ bị chảy máu quá mức so với số lượng tiểu cầu tồn tại. Bất kỳ giống mèo nào cũng có thể mắc chứng giảm tiểu cầu.

Triệu chứng và các dạng bệnh

  • Chảy máu tự phát
  • Chảy máu mũi (chảy máu cam)
  • Chảy máu từ bề mặt niêm mạc (mũi, miệng, nướu răng,…)
  • Chảy máu kéo dài trong quá trình chẩn đoán hoặc phẫu thuật

Mắc bệnh giảm tiểu cầu

  • Do đáp ứng với một số loại thuốc ○ Thuốc giảm đau (ví dụ: aspirin), thuốc gây mê ○ Kháng sinh ○ Thuốc kháng viêm không steroid
  • Bệnh thứ phát do các bệnh ảnh hưởng đến toàn thân như: ○ Bệnh thận ○ Viêm tụy ○ Bệnh gan ○ Bệnh ký sinh trùng ○ Ung thư

Bệnh giảm tiểu cầu di truyền

  • Bệnh von Willebrand
  • Khiếm khuyết kết hợp (tiểu cầu kết tụ)
  • Hội chứng Chediak-Higashi

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc khám sức khỏe toàn diện cho mèo sau khi có hồ sơ y tế, hồ sơ sức khỏe đầy đủ, và mô tả về các triệu chứng khởi phát của mèo. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm sinh hóa, phân tích công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu và điện phân. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể cho thấy tình trạng thiếu máu nếu chảy máu nghiêm trọng. Số lượng tiểu cầu thường ở mức bình thường đối với những chú mèo bị bệnh tiểu cầu di truyền.

Có thể xét nghiệm bệnh von Willebrand nếu nghi ngờ mèo mắc bệnh này. Kiểm tra chức năng tiểu cầu cũng có thể được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chọn lọc. Xét nghiệm đông máu (thời gian prothrombin [PT] và thời gian thromboplastin một phần được kích hoạt [APTT]) nên được thực hiện để loại bỏ bệnh đông máu (một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng đông máu của máu) như một nguyên nhân khác gây chảy máu quá mức.

Có thể đo thời gian chảy máu qua ống nhầy bằng cách tạo một vết rạch nhỏ ở má bên trong miệng. Lượng máu và thời gian cần thiết để vết rạch đông máu lại sẽ xác nhận hoặc loại trừ chứng rối loạn đông máu.

Điều trị

Mèo có thể được truyền tiểu cầu để tăng số lượng tiểu cầu. Đây cũng là phương pháp điều trị thích hợp nếu nguyên nhân cơ bản gây bệnh là bệnh von Willebrand. Mèo nên được truyền tiểu cầu như một biện pháp phòng ngừa hoặc nếu mèo đang bị chảy máu. Nếu mèo bị thiếu máu, nên truyền máu hoặc truyền thêm hồng cầu.

Mèo bị viêm niêm mạc miệng trong thời gian dài nên được điều trị đặc biệt trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa chảy máu quá mức trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bác sĩ nên giảm thiểu tiêm cho mèo bị bệnh và dùng áp lực mở rộng sau khi tiêm tĩnh mạch, đặt ống thông tĩnh mạch và các thủ thuật xâm lấn. Nên điều trị nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu ở mèo trước, nhờ đó giúp giảm số thuốc điều trị cho mèo.

Chăm sóc

Mèo mắc giảm tiểu cầu có thể chảy máu tại nhà, nhưng rất hiếm khi bị chảy máu dẫn đến tử vong. Hạn chế cho mèo hoạt động trong lúc bị chảy máu, cố gắng tránh cho ăn thức ăn cứng, vì một số loại thực phẩm có thể gây ma sát mô nướu, dẫn đến chảy máu. Nếu do rối loạn di truyền dẫn đến rối loạn đông máu, bạn nên thiến mèo để tránh di truyền cho thế hệ sau.

Từ khóa » Suy Giảm Tiểu Cầu ở Mèo