Rối Loạn Kinh Nguyệt Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Để hiểu về rối loạn kinh nguyệt, trước tiên bạn cần hiểu về kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình khoảng 28 ngày ,kéo dài 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50-150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh,chu kỳ kinh, thời gian hành kinh,lượng máu cùng với các triệu trứng khác kèm theo như vô sinh,khối u ở bộ phận sinh dục….Rối loạn kinh nguyệt thường chiếm 1/3 các lý do tới khám tại các phòng khám phụ khoa.
Các biểu hiện và nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt – Rong kinh,rong huyết là hiện tượng thường thấy của rối loạn kinh nguyệt. Ở những năm đầu của tuổi dậy thì và những năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh,rong kinh,rong huyết có thể xảy ra mà không có bất kỳ tổn thương thực thể nào. Tuy nhiên đa số các trường hợp rong kinh,rong huyết là triệu trứng của nhiều bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung.u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nguy hiểm hơn nó còn là triệu chứng của một số bệnh lý ác tính như: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng.
– Thống kinh: thống kinh là hiện tượng đau bụng khi hành kinh. Nhiều người quan niệm sai lầm rằng khi hành kinh đau bụng là hoàn toàn bình thường.Thực ra thì không phải như vậy. Thống kinh có thể do các tổ chức bị hoại tử khi hành kinh tạo ra Menotoxin gây co thắt tử cung và gây đau. Nhưng phần lớn thống kinh là do viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung …gây ra.
– Vô kinh: Vô kinh nguyên phát: là hiện tượng quá tuổi dậy thì mà vẫn không có kinh.Trường hợp này có thể do dị dạng đường sinh dục như không có tử cung, hoặc không có toàn bộ cơ quan sinh dục trong của người phụ nữ. Vô kinh thứ phát: là tình trạng mất kinh quá 3 tháng ở người có tiền sử đã có kinh một thời gian.Vô kinh thứ phát do dính lòng tử cung hay gặp ở những phụ nữ nạo phá thai nhiều lần. Băng huyết sau sanh quá nặng cũng gây ra vô kinh thứ phát do hoại tử tuyến yên.
– Vòng kinh không phóng noãn: vòng kinh không phóng noãn thường không đều,khi dài khi ngắn và thường xảy ra những kỳ kinh đầu của tuổi dậy thì và trong thời kỳ tiền mãn kinh. Có một số trường hợp xảy ra trong độ tuổi sinh sản gây vô sinh.
– Một số biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt như kinh ít là lượng máu kinh của mỗi kỳ kinh ít. Kinh thưa là chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày. Kinh mau hay còn gọi là đa kinh là hiện tượng chu kỳ kinh ngắn dưới 21 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày thường là những chu kỳ nang noãn trưởng thành sớm hơn bình thường hoặc thời kỳ hoàng thể quá ngắn đều có thể dẫn đến hiếm muộn.
– Thần kinh căng thẳng, xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, thay đổi môi trường đột ngột cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
– Một số bệnh về máu (rối loạn đông máu do tán huyết, viêm gan, suy gan…) hoặc rối loạn vận mạch làm cho mạch máu ở nội mạc tử cung co thắt không tốt cũng gây cường kinh, rong kinh.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Kinh nguyệt là hình ảnh thể hiện sự hoạt động của cơ quan sinh sản của người phụ nữ (buồng trứng,tử cung). Có kinh đều đặn,cơ thể phát triển bình thường là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ quá dài hay quá ngắn cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Cường kinh làm cho lượng máu mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu. Rong kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày đồng thời cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ… dẫn đến hiếm muộn, đau khi quan hệ tình dục, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu không phát hiện sớm để khối u phát triển quá to sẽ chèn ép vào niệu quản gây ứ nước ở thận làm suy giảm chức năng thận, chèn vào bàng quang gây bí tiểu,nhiễm trùng tiểu,hay gây rối loạn tiêu hóa nếu chèn ép vào đại trực tràng…. Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý ác tính như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần là việc nên làm của tất cả các chị em phụ nữ. Với những bạn có những rối loạn kinh nguyệt thì nên đi khám ngay để được khám, tư vấn, và điều trị sớm các rối loạn kinh nguyệt nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung… Ra huyết âm đạo sau mãn kinh là một trong các dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, chị em nên đến khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ nhé!
————————————
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Trên năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
Hotline ..
Website benhvienvanhanh.vn
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Từ khóa » đa Kinh Là Gì
-
CÁC DẠNG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT - OPC Pharma
-
Đa Kinh Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đa Kinh Tại Nhà
-
Đa Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và điều Trị đa Kinh Ra Sao?
-
Tất Tần Tật Những điều Bạn Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt! - Vinmec
-
Đa Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đa Kinh
-
Đa Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đa Kinh - Eportal
-
Chảy Máu Tử Cung Bất Thường Do Rối Loạn Chức Năng Phóng Noãn ...
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Đa Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đa Kinh - Blog ...
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Dấu Hiệu Rong Kinh Là Gì Và Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Như Thế Nào được Gọi Là Rối Loạn Kinh Nguyệt? - Medlatec
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Đau đầu Khi đến Kì Kinh Nguyệt Là Triệu Chứng Bệnh Gì?