Rối Loạn Tic Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Phương Pháp ...
Rối loạn Tic là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ và đặc biệt có chữa khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này một cách cụ thể nhất.
Khái niệm
Rối loạn tic là chỉ những cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại liên tục mà không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở cơ vận động thì được gọi là tic vận động, còn xảy ra ở các cơ hô hấp được gọi là tic âm thanh.
Khi có những dấu hiệu này xuất hiện, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đến các trung tâm chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của rối loạn Tic
Rối loạn tic thường được chia làm 2 loại trong đó có nhóm vận động và tạo âm. Người ta chia nhỏ thêm thành tic đơn giản và tic phức tạp, có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc liên quan đến tâm trạng.
Cụ thể như những biểu hiện cảm xúc như mệt mỏi, lo lắng, phấn khích, hạnh phúc, căng thẳng… và trở nên tồi tệ nếu được nhắc đến hoặc tập trung vào nó.
Những người mắc hội chứng này thường bắt đầu bằng cảm xúc khó chịu tích tụ trong cơ thể. Chỉ khi thực hiện được bằng những hành vi nào đó thì họ mới cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp họ có thể bị ức chế một phần nào đó.
Nguyên nhân gây chứng rối loạn tic
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng này là gì?
Do di truyền
Theo thống kê, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình đã có bố mẹ hoặc anh em từng mắc hội chứng này, thì tỷ lệ mắc hội chứng sẽ cao hơn.
Do rối loạn tâm lý
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa chứng rối loạn tic và các bệnh lý về tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bên cạnh đó, các yếu tố như thiếu ngủ, mệt mỏi, sang chấn tâm lý, sau một bệnh lý cơ thể… được xem là những yếu tố có nguy cơ gây nên hội chứng này.
Do sử dụng thuốc
Hội chứng rối loạn tic cũng có thể bắt nguồn từ hậu quả của việc sử dụng thuốc như cocaine hoặc amphetamine. Hoặc khi ngừng sử dụng một số thuốc (còn gọi là triệu chứng thoái lui).
Chẩn đoán rối loạn tic như thế nào
Thông thường khi thấy những biểu hiện của trẻ như: gật đầu, nhún vai, cau mày, khụt khịt mũi… Cha mẹ sẽ nghi ngờ trẻ có gặp vấn đề về thần kinh và đưa trẻ đến các chuyên khoa thần kinh để thăm khám.
Tuy nhiên, thăm khám không thấy những bất thường nào khác bên cạnh những triệu chứng máy giật. Điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính, hoặc xét nghiệm máu chỉ có tác dụng để loại trừ các bệnh lý khác hoặc có thể bị lẫn lộn với chứng rối loạn tic. Điện não đồ có thể xuất hiện bất thường nhẹ, không đặc hiệu, không đủ rõ ràng để kết luận và không liên quan đến việc chẩn đoán.
Bệnh thường được chẩn đoán muộn sau nhiều năm khi có thêm biểu hiện như rối loạn vận động và rối loạn tâm thần. Chính vì vậy, bệnh nhân thường trải qua những điều trị không cần thiết trước khi được chẩn đoán chính xác.
Rối loạn tic được chẩn đoán bằng cách quan sát những triệu chứng và đánh giá tần suất xuất hiện của triệu chứng khác. Cũng như những phản ứng tâm lý khác. Hiện nay không có xét nghiệm phân tích máu, chụp quang tuyến hoặc những loại xét nghiệm y khoa để xác định được hội chứng.
Hội chứng rối loạn tic có thể điều trị được không
Có một vài loại thuốc có thể giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, trừ khi triệu chứng có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không có thể không cần sử dụng thuốc.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được cách điều trị dứt điểm hội chứng rối loạn tic. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như máy mắt, nhún vai, khịt mũi…
Hầu hết những trẻ được điều trị sớm và theo chỉ định của bác sĩ đều có thể cải thiện, giảm đáng kể những tật máy giật. Tuy nhiên, không phải tất cả, số ít người bệnh vẫn giữ được các biểu hiện rối loạn tic nghiêm trọng và kéo dài cho đến khi trưởng thành.
Khám và điều trị rối loạn tic ở đâu tốt
Rối loạn tic không còn là bệnh hiếm gặp, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên những biểu hiện của hội chứng này khiến nhiều người lầm tưởng trẻ đang đùa nghịch hoặc chỉ là thói quen có thể thay đổi khi trẻ lớn lên. Đó là suy nghĩ sai lầm khiến bệnh phát triển ngày càng nặng và có thể tồn tại suốt đời.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ như nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tâm bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây nên hội chứng tic chưa rõ ràng, nhưng hiện nay biện pháp điều trị chủ yếu vẫn là tâm lý.
Trên đây là những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tic. Các bạn có thể tìm hiểu và nhận biết sớm để cải thiện triệu chứng bệnh sớm nhất cho trẻ.
Nguồn: https://thongminhmatsang.com/
Từ khóa » Tic Rối Loạn Là Gì
-
Cảnh Giác Với Rối Loạn Tic ở Trẻ - Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia
-
Các Rối Loạn Tic Và Hội Chứng Tourette ở Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
-
Rối Loạn TIC (tật Máy Giật) Là Gì? Khám ở đâu Tốt Hà Nội?
-
Rối Loạn TIC | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nhận Biết Chứng Rối Loạn Tic ở Trẻ để Không Mắng Oan Con
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Rối Loạn TIC ở Trẻ
-
Hỗ Trợ Trẻ Mắc Rối Loạn Tic
-
Rối Loạn Tic: Tật Máy Giật Và Những điều ít Ai Biết - YouMed
-
BÀI 14 HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN ...
-
Rối Loạn Tic - Bệnh Viện Sản Nhi Phú Thọ
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC
-
Hội Chứng Tic: Định Nghĩa, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hội Chứng Tic: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị đúng Cách
-
Điều Trị Hội Chứng Tourette | Vinmec