Rối Loạn Tiền đình Nên ăn Gì? 7 Loại Rau Quả Nhất định ... - Hello Bacsi

Rối loạn chức năng tiền đình có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng những triệu chứng của nó lại dai dẳng, khó chịu và làm sụt giảm nghiêm trọng năng suất lao động cũng như chất lượng cuộc sống. Thật may mắn là nếu biết được bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.

Dưới đây là 7 loại rau quả bạn nên sử dụng để chế biến món ăn trị rối loạn tiền đình rất hiệu quả.

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Những rau và trái cây được gợi ý sau đây đều rất dễ kiếm, giá rẻ có thể nấu thành nhiều món dễ ăn.

1. Cải bó xôi

Cải bó xôi – một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe để trả lời cho câu hỏi rối loạn tiền đình nên ăn gì. Trong cải bó xôi có chứa rất nhiều magie, đây là chất giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt, giảm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, cải bó xôi chứa một hàm lượng lớn chất sắt, vitamin C và A giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong khi đó vitamin K, canxi, vitamin E và arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.  

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng cải bó xôi quá nhiều bởi cải bó xôi chứa nhiều purines – khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống. Khi cơ thể hấp thụ hàm lượng purines cao sẽ sản sinh ra một chất gọi là axit uric gây ra bệnh gút và sỏi thận. 

2. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bông cải xanh

bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? bông cải xanh là món ăn trị rối loạn tiền đình

Bông cải xanh có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt nhờ thành phần vitamin A. Đồng thời, nó còn cải thiện tình trạng huyết áp, vitamin K giúp vận chuyển máu khắp cơ thể, tránh được tình trạng thiếu oxy, giảm đau tim và đột quỵ. Nghe có vẻ không liên quan đến việc bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, nhưng thực tế khi não bộ được cung cấp máu đầy đủ, các triệu chứng choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng cũng cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi bổ sung bông cải xanh vào thực đơn: • Không vứt bỏ cuống: Bộ phận này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể còn hơn cả bông cải đấy.  • Không ăn khi bị bệnh gút: Bông cải xanh cũng chứa hàm lượng purines khá cao nên sẽ làm bệnh gout trở nặng thêm.

3. Đậu nành

Trong đậu nành có chứa nhiều vitamin K là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Axit béo omega-3 trong đậu nành có vai trò quan trọng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và làm giảm tình trạng hoa mắt là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp.

Bạn cần lưu ý không kết hợp đậu nành với một số thực phẩm dưới đây:

  • Đậu nành và trứng gà: Bạn không nên ăn đậu nành với trứng gà bởi abumin có tính nhờn dính trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein trong đậu nành khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng.
  • Thuốc và sữa đậu nành: Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine làm phân hủy chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

4. Khoai tây

Rối loạn tiền đình nên ăn gì phải nghĩ tới khoai tây

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Câu trả lời không thể thiếu khoai tây, đây là loại củ có chứa nhiều vitamin A và C giúp giảm stress, làm giãn mạch máu, giúp não bộ làm việc tốt hơn và cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể. Ngoài ra, chất kukoamine trong khoai tây cũng giúp người bệnh giảm huyết áp gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, giữ thăng bằng kém. 

Bạn lưu ý không nên ăn những loại khoai tây có những dấu hiệu dưới đây:

  • Khoai tây mọc mầm: Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh
  • Khoai tây ngả màu: Khi để khoai tây ở ngoài ánh sáng, khoai sẽ bị ngả màu xanh khiến nồng độ solanine tăng cao. Tuy nhiên bạn cũng có thể tận dụng những củ khoai tây bị ngả màu xanh bằng cách gọt bỏ những phần ngả màu và chế biến phần còn lại.

5. Cam, quýt, bưởi

Đừng bỏ qua trái cây họ cam nếu bạn đang quan tâm đến bị tiền đình nên ăn gì. Cam, quýt và bưởi giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông máu.

Bạn cũng có thể kết hợp lá quýt, lá cúc tần, lá sả, lá chanh, đại bì, hương nhu và lá bưởi làm nước xông hơi để giúp cơ thể giải độc, điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, đổ ngập nước đun sôi sau đó dùng để xông hơi cho tới khi đổ mồ hôi. Đây là phương pháp hiệu quả đặc biệt với những người bị rối loạn tiền đình kéo dài.

6. Cà chua – siêu thực phẩm cho người tiền đình

Đừng quên cà chua khi quan tâm rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Vitamin A và C trong cà chua sẽ làm tăng khả năng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra cà chua còn được xem là “thần dược” hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, chữa tăng huyết áp, giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn cà chua xanh. Vì cà chua xanh chứa nhiều solanine có thể gây đắng chát miệng, đi kèm với đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn hoặc ngộ độc thực phẩm.  

7. Nấm – Thực phẩm cuối cùng trong danh sách rối loạn tiền đình nên ăn gì

Nấm chứa rất nhiều vitamin B2, B3, B5 làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an. Trong khi đó chất choline trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm làm giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Lưu ý khác ngoài việc rối loạn tiền đình nên ăn gì

Ngoài những loại rau quả kể trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý:

  • Uống nước đầy đủ trong ngày: Nước lọc, sữa, các loại sinh tố và trái cây rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
  • Tránh thực phẩm quá mặn và ngọt: Bạn nên tránh các thực phẩm quá nhiều muối, đường và có thể bổ sung lượng đường và muối tự nhiên thông qua các loại hạt và ngũ cốc.
  • Tránh các chất kích thích: Bạn nên tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine…các chất này có thể khiến tình trạng ù tai và các cơn đau đầu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình tăng lên.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Có thói quen sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh căng thẳng… Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp tình trạng chóng mặt hạn chế rất nhiều.

Bạn có thể xem thêm: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình giúp bạn nhanh khỏe hơn

Chính sức khỏe mới là sự giàu có thật sự, không phải vàng bạc. Huống gì những thực phẩm kể trên lại rất rẻ và ngon miệng. Vậy nên khi đã biết rối loạn tiền đình nên ăn gì, hãy bắt tay ngay vào xây dựng thực đơn mỗi tuần để hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất và sớm lấy lại một cuộc sống chất lượng nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Tiền đình Uong Gi