Rối Loạn Tiêu Hóa Nên ăn Gì? - Bệnh Viện đa Khoa Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ dinh dưỡng. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?
Rối loạn tiêu hóa thường gây nên nhiều triệu chứng đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả, người bệnh nên dùng các loại thực phẩm lành mạnh dưới đây:
Chuối
Chuối là một thực phẩm quen thuộc dễ tìm có chứa hàm lượng kali và chất xơ rất cao. Rối loạn tiêu hóa thường khiến người bệnh bị nôn ói, đi ngoài mất kali. Vì thế, người bị rối loạn tiêu hóa nên được bổ sung các thực phẩm giàu kali và chất điện giải.
Đồng thời, chất xơ giúp hấp thu các dịch dư thừa tại đường ruột và tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm hiện tượng tiêu chảy. Tính chát của chuối cũng chính là một yếu tố giúp hạn chế tiêu chảy.
Bị rối loạn tiêu hóa chỉ nên ăn chuối lùn, không nên ăn chuối tiêu hoặc chuối tây bởi các loại chuối này dễ khiến đầy bụng khó tiêu.
Gừng
Gừng, thúc đẩy hoạt động của nhu động, co bóp và và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn, không bị đầy bụng nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể.
Bơ
Bơ chứa hàm lượng chất béo thực vật cao với khả năng phân hóa dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất. Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên ăn bơ thay cho việc bổ sung chất béo động vật.
Hoa quả và rau củ giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò tích cực trong việc kích thích đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, Đồng thời, với những người bị rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, đi ngoài mất nước, việc bổ sung vitamin C sẽ giúp cơ thể lấy lại năng lượng và tăng sức đề kháng. Các loại rau quả giàu vitamin C mà mọi người nên thêm vào thực đơn như: Cam, quýt, bưởi, bông cải xanh, ổi,… Bên cạnh việc sử dụng tự nhiên, mọi người có thể chế biến thành nước ép hoặc sinh tố cho dễ ăn.
Thịt trắng thay cho thịt đỏ
Thịt trắng có chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đương thịt đỏ nhưng dễ tiêu hóa hơn. Các loại thịt trắng người mắc rối loạn tiêu hóa có thể ăn là các loại thịt gà, cá…
Uống nhiều nước
Đối với những người bình thường mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước để hỗ trợ tiêu hóa. Còn đối với những người mắc bệnh tiêu hóa thì nên uống từ 2,5-3 lít nước, chia từ 6-8 lần/ngày. Nên uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm. Uống nước khoáng có chứa nhiều kali hoặc magie càng tốt.
Ảnh: Các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm dưới đây sẽ khiến tình trạng của người bệnh rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên nướng nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể khó tiêu, đầy bụng. Vì thế, người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn các món chiên nướng.
- Đồ ăn nhanh: Người bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn đồ ăn nhanh bởi những món đồ ăn nhanh thường khó tiêu và chứa hàm lượng chất béo lớn. khi đang bị rối loạn tiêu hóa mà ăn đồ ăn nhanh sẽ khiến bệnh nặng hơn, tình trạng đầy bụng khó chịu là không tránh được.
- Đồ uống có ga, rượu bia: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng là những thức uống khiến cơ thể khó tiêu hóa, dễ đầy bụng. Đặc biệt, người bị rối loạn tiêu hóa không được uống các loại chất kích thích này nếu không cơ thể sẽ càng khó chịu. Một số biểu hiện khi sử dụng các loại thức uống kích thích này như: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose cao: Hầu hết các sản phẩm của sữa đều không tốt cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể yếu, các vi khuẩn giúp phân giải lactose ít đi. Nếu như cơ thể cứ cố nạp thêm một lượng lactose khác vào thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, đầy bụng, khó tiêu. Nếu dễ bị tiêu chảy vì sữa tươi nên thay thế bằng sữa chua để kích thích tiêu hóa.
Ảnh: Tập thể dục giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, mọi người cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học. Bên cạnh đó, tập thể dục và có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress cũng giúp phòng ngừa căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc phải rối loạn tiêu hóa cực kỳ cao
- Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng thường gặp
- Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Bệnh lây qua đường tiêu hóa bạn nên lưu ý để tránh
Từ khóa » Chuối Trị Khó Tiêu
-
Ăn Chuối Có Phải Bị đầy Hơi Không? | TCI Hospital
-
Lý Do Khó Chịu, đầy Hơi Sau Khi ăn Chuối Chín
-
Ăn Chuối Lúc đói Có Gây đau Dạ Dày Không? | Vinmec
-
Ăn Chuối Gây đầy Hơi? - Gymborg
-
Ăn Chuối Gây Nên Những Vấn đề Tiêu Hóa Nào? - VnExpress
-
Trào Ngược Dạ Dày Có Được Ăn Chuối Không? Chuyên Gia Giải Đáp
-
Người Có Dấu Hiệu Sau Không Nên ăn Chuối
-
Nguyên Nhân Và Nhóm Thực Phẩm Nên ăn Khi Bị đầy Hơi | Medlatec
-
Viêm Loét Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không? Lợi Và Hại
-
Phương Pháp Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Chuối Xanh
-
Công Dụng Và Cách Chữa đau Dạ Dày Từ Quả Chuối Xanh
-
Đầy Bụng Khó Tiêu ăn Gì? 7 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Nhanh Nhất ...
-
Đau Dạ Dày Có Nên ăn Chuối Và ăn Chuối Tiêu được Không, Cách ...
-
Người Bị Viêm đại Tràng Có Nên ăn Chuối? Bác Sĩ Chỉ Cách ăn Tốt Nhất!