Rối Loạn Tiêu Hóa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị tích cực. Vậy rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

5/5 - (9038 bình chọn)
  1. 1. Rối loạn tiêu hóa là gì? Có phải bệnh không?
  2. 2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
    1. 2.1 Do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý gây ra
    2. 2.2 Uống nhiều rượu bia làm rối loạn tiêu hóa
    3. 2.3 Stress kéo dài
    4. 2.4 Sinh hoạt hàng ngày không khoa học
    5. 2.5 Hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày
    6. 2.6 Do bệnh lý
  3. 3. Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh gì?
    1. 3.1 Do mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày
    2. 3.2 Rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng
    3. 3.3 Hội chứng ruột kích thích gây rối loạn tiêu hóa
    4. 3.4 Mắc bệnh viêm ruột thừa cấp
    5. 3.5 Mắc bệnh sỏi đường tiết niệu
  4. 4. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa 
  5. 5. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
  6. 6. Rối loạn tiêu hóa chữa như thế nào?
    1. 6.1 Các loại thuốc tây chữa rối loạn tiêu hóa
    2. 6.2 Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Nam
  7. 7. Nên làm gì để tránh rối loạn tiêu hóa tái phát?
    1. Ăn uống hợp vệ sinh
    2. Chọn ăn thực phẩm tốt cho tiêu hóa
    3. Tránh ăn quá no hoặc quá đói
    4. Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày
    5. Uống nhiều nước cải thiện đường tiêu hóa
    6. Tập thể dục tăng cường chức năng tiêu hóa
  8. “Tứ quân tử thang”- bài thuốc cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả
  9. Tin tổng hợp: Giải pháp Tăng cường chức năng tiêu hóa

1. Rối loạn tiêu hóa là gì? Có phải bệnh không?

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành chất dinh dưỡng có thể hấp thu qua ống tiêu hóa để vào máu. Hệ thống tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, táo bón… đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Thực chất, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh khác gây ra như: viêm đại tràng, viêm ruột,… Tình trạng này không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu điều trị chậm, không triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh và điều trị hiệu quả.

rối loạn tiêu hóa

2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân nổi bật sau:

2.1 Do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý gây ra

Chế độ ăn uống được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu như bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm tái chín, thức ăn bị ôi thiu… sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại như vi khuẩn xâm nhập.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào, chúng sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khiến cho lợi khuẩn so với hại khuẩn ở ruột bị mất cân bằng và gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

2.2 Uống nhiều rượu bia làm rối loạn tiêu hóa

Đây là nguyên nhân thường gây ra rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Việc uống rượu bia lâu ngày sẽ làm cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, đồng thời dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Bên cạnh đó, uống rượu bia nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, đại tràng co thắt bất thường. Từ đó, dẫn đến hội chứng ruột kích thích.

2.3 Stress kéo dài

Trong hệ tiêu hóa của mỗi người đều chứa Hormone Serotonin. Đây là loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài, lượng hormone này sẽ tăng sinh khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Ngoài ra, stress kéo dài sẽ làm cho quá trình lưu thông máu ở ruột bị cản trở ảnh hưởng đến việc co bóp ở dạ dày. Thức ăn sẽ bị ứ đọng ở ruột hoặc đào thải ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài.

2.4 Sinh hoạt hàng ngày không khoa học

Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày điều độ khoa học sẽ giúp các bạn nâng cao sức đề kháng, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện thể dục thể thao một cách quá sức, nhất là khi vừa ăn no. Có thể khiến các vòng cơ tại đường ruột bị tổn thương.

2.5 Hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Một nguyên nhân không thể không kể đến là do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây ra. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi khi sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ khiến:

– Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm

– Hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng

– Các vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị tiêu diệt

Ngoài ra, đầy bụng, tiêu chảy… còn do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

nguyên nhân gây rối loại tiêu hoá

5 nguyên nhân chính khiến hệ tiêu hoá rối loạn

2.6 Do bệnh lý

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy… còn là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường ruột như: Viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng; viêm đại tràng… gây ra. Cụ thể về các bệnh lý này, bạn hãy cùng theo dõi trong nội dung dưới đây.

3. Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số bệnh lý thường gặp là:

3.1 Do mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn trước khi đưa xuống ruột. Khi dạ dày bị tổn thương do viêm, loét, trào ngược, xuất huyết, hay ung thư, sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, nôn mửa…

Bệnh lý liên quan đến dạ dày có thể được phát hiện bằng nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm máu.

3.2 Rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng

Viêm đại tràng khiến niêm mạc ở đại tràng bị viêm và loét. Nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn, viêm ruột (IBD), hay rối loạn miễn dịch.

Triệu chứng của viêm đại tràng là tiêu chảy phân máu, đau bụng quặn, sốt nhẹ hoặc vừa, buồn nôn…

3.3 Hội chứng ruột kích thích gây rối loạn tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng ruột rất dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn; rối loạn nhu động ruột; dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn; rối loạn tâm thần; uống nhiều rượu bia…

Các rối loạn tiêu hóa do IBS gây ra thường là đau bụng và rối loạn phân (tiêu chảy hoặc táo bón), đi kèm với các triệu chứng khác như đi ngoài ngày nhiều lần, chướng bụng đầy hơi…

3.4 Mắc bệnh viêm ruột thừa cấp

Đây tình trạng ruột thừa (phần cuối của đại tràng) bị viêm do tắc nghẽn hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh gây ra các cơn đau bụng quặn; sốt nhẹ hoặc vừa; nôn, buồn nôn; rối loạn tiêu hóa; mất cảm giác ngon miệng.

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng cấp cứu nội khoa, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng là viêm phúc mạc ruột thừa hoặc thủng ruột thừa.

3.5 Mắc bệnh sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng có những hạt sỏi hình thành trong bàng quang, niệu quản, hoặc thận. Nguyên nhân có thể do uống nước ít, ăn nhiều canxi, oxalat hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu là đau bụng dưới, đau lưng, đau khi đi tiểu, tiểu máu, buồn nôn, nôn mửa…

4. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa 

Đau bụng, đi ngoài, táo bón, đầy hơi chướng bụng là các dấu hiệu mà người bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên gặp phải.

TRIỆU CHỨNG  BIỂU HIỆN CHI TIẾT
✅ Đau bụng Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ mà tình trạng đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người bị đau âm ỉ, nhưng có người lại bị đau một cách dữ dội. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, dọc khung đại tràng và ở phía sau lưng.
✅ Đầy hơi, chướng bụng Vùng bụng thường xuyên có cảm giác căng tức giống như ăn no cho dù bạn không ăn gì. Khi vận động, thấy bụng ì ạch khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên bị ợ chua, buồn nôn….
✅ Rối loạn đại tiện Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí xen kẽ triệu chứng vừa tiêu chảy và táo bón. Phân không thành khuôn, rắn nát bất thường. Mặc dù triệu chứng này diễn ra rất chậm nhưng lại chuyển biến nhanh theo cấp độ ngày một nặng.
✅ Nôn mửa Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho việc hấp thu thức ăn của người bệnh bị giảm sút. Thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản. Gây nên tình trạng nôn mửa.

Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình

Biểu hiện, triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy đối tượng. Với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non nớt, thành ruột rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Vì thế, ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có dấu hiệu khó nhận biết hơn so với người trưởng thành.

5. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hệ tiêu hóa được coi là “bộ não” thứ 2 của con người. Khi hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn sẽ khiến con người gặp phải các hệ lụy không mong muốn như:

  • Bản thân người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu.
  • Cơ thể bị mất nước, bị suy nhược do đại tiện nhiều lần.
  • Hiệu quả công việc thường ngày bị giảm sút.
  • Cần phải ăn kiêng khem nhiều thứ, khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Lâu dần sẽ khiến các bạn bị sụt cân một cách nghiêm trọng.

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng. Chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm gan. Những bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày, suy gan hoặc xơ gan, ung thư đường tiêu hóa.

Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài quá 2 tuần
  • Kèm theo sốt cao không hạ, mất ý thức
  • Mất cân nặng không rõ nguyên nhân
  • Vàng da vàng mắt hoặc phân có máu

6. Rối loạn tiêu hóa chữa như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Để việc điều trị an toàn, hiệu quả, các bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây

6.1 Các loại thuốc tây chữa rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Thông thường, khi gặp tình trạng này, phương pháp điều trị đầu tiên chính là sử dụng thuốc tây. Với từng triệu chứng, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể:

– Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn gồm có: Thuốc Neopeptine, Lactomin, Enterogermina, Maalox,…

– Người bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng sử dụng các loại thuốc: Berberin; dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol; thuốc Loperamid.

– Trường hợp do các bệnh lý gây ra, ngoài điều trị triệu chứng sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc bệnh lý đặc trị

Thuốc tây có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, như cầm tiêu chảy, nhuận tràng, giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, kích thích ăn ngon miệng…

Tuy nhiên, thuốc tây cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, như mệt mỏi, buồn ngủ, phát ban, khô miệng… Ngoài ra, thuốc tây cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác hoặc các thực phẩm, đồ uống.

Do đó, khi sử dụng thuốc tây, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách dùng.

6.2 Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Nam

Thuốc nam có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách tiêu hóa đồ ăn, ôn vị tiêu khí, điều hòa tỳ vị… Thuốc nam có ưu điểm là ít gây tác dụng phụ và có thể trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

  • Một số vị hay được dùng trong chữa rối loạn tiêu hóa: Gừng tươi, quế, trần bì, cam thảo…
  • Cách thực hiện: Bạn có thể sắc nước hoặc pha trà để uống hàng ngày.

> Mách bạn [12+] Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là khỏi

Tuy nhiên, thuốc nam có nhược điểm là mất thời gian để phát huy hiệu quả và khó kiểm soát chất lượng. Do đó, khi sử dụng, bạn nên chọn những nguồn uy tín và theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm.

7. Nên làm gì để tránh rối loạn tiêu hóa tái phát?

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh rối loạn tiêu hóa, giữ gìn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Ăn uống hợp vệ sinh

  • Chúng ta cần chú ý trong khâu chọn lựa thực phẩm: tươi ngon, sạch sẽ và an toàn.
  • Bạn nên rửa sạch tay và các dụng cụ ăn uống trước và sau khi ăn.
  • Chế biến thực phẩm kỹ lưỡng, đảm bảo nấu chín hoặc luộc chín các thực phẩm có nguồn gốc động vật.
  • Cần bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh để quá lâu hoặc ở nhiệt độ cao.
  • Ăn uống đủ chất và cân đối

Chọn ăn thực phẩm tốt cho tiêu hóa

Bạn nên ăn đủ các nhóm thực phẩm chính, như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, với những người có hệ tiêu hóa yếu thì nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Vì chúng cung cấp nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa có lợi cho đường tiêu hóa.

Tránh ăn quá no hoặc quá đói

Bạn nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa và ăn vừa đủ, không quá no hoặc quá đói.

Ăn quá no hoặc quá đói đều không tốt cho đường tiêu hóa. Ăn quá no có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, khó tiêu hoặc loét dạ dày.

Ăn quá đói có thể làm giảm năng lượng và khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể, gây ra các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt hoặc ốm vặt.

Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày

Các thực phẩm gây kích ứng dạ dày là những thực phẩm có thể làm tăng tiết acid dạ dày, gây viêm hoặc loét dạ dày.

Bạn nên tránh ăn các thực phẩm như cà phê, rượu bia, gia vị cay nóng, chua. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch, như sữa bò, trứng, đậu phộng, tôm, cua…

Uống nhiều nước cải thiện đường tiêu hóa

Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp cải thiện đường tiêu hóa.

Nước giúp làm loãng acid dạ dày, giảm nguy cơ viêm hoặc loét dạ dày. Nước cũng giúp làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón hoặc trĩ. Nước cũng giúp bổ sung nước và điện giải cho cơ thể khi bị mất nước do tiêu chảy hoặc nôn ói.

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước lọc hoặc nước sôi để tránh nhiễm khuẩn.

Tập thể dục tăng cường chức năng tiêu hóa

Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa.

Tập thể dục giúp kích thích tuần hoàn máu và chuyển động của đường tiêu hóa. Từ đó, giúp tiêu hóa và bài tiết các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm – những yếu tố có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, với các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe của mình. Chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, yoga hoặc bơi lội.

“Tứ quân tử thang”- bài thuốc cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Theo đông y, rối loạn tiêu hóa thuộc vào chứng tỳ hư. Vì vậy, bài thuốc điều trị từ Đông y phải lấy việc bổ khí kiện tỳ làm gốc. Giúp cho chức năng hệ tiêu hóa được cải thiện. Đồng thời, còn bồi bổ cũng như tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.

Tứ quân tử thang”  được bào chế từ 4 loại thảo dược quý, mỗi loại thảo dược lại có công dụng khác nhau. Cụ thể:

Vị thuốc CÔNG DỤNG
✅ Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) Tính ngọt, vị ôn, công dụng là bổ khí, ích khí kiện tỳ. Đây là thảo dược chính của bài thuốc.
✅ Bạch truật Có vị đắng, tính ôn. Công dụng bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả, kích thích ăn ngon miệng hơn. Đồng thời cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
✅ Bạch linh  Thảo dược có vị ngọt nhạt. Khi Bạch linh kết hợp với Bạch truật sẽ khiến cho chức năng vận hóa thức ăn trong cơ thể được cải thiện một cách đáng kể.
✅ Cam thảo Vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ trung hòa các vị lại với nhau

Công dụng của “Tứ quân tử thang”:

– Gia tăng quá trình tiêu thụ và hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Làm giảm và cải thiện một số bệnh lý về hệ tiêu hóa như: Viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Thời xưa, các vị danh y đã dùng “Tứ quân tử thang” làm cơ sở để tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng. Cho đến ngày nay, bài thuốc này vẫn là tiền đề nghiên cứu ra nhiều công thức cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa, đại tràng.

Tin tổng hợp: Giải pháp Tăng cường chức năng tiêu hóa

Để điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả cũng như phòng bệnh tái phát, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần kết hợp ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Một chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn cũng như cung cấp các dưỡng chất giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau thời gian rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, với các trường hợp rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân bệnh lý, cần ưu tiên điều trị bệnh để tránh triệu chứng tái phát. Với những người có hệ tiêu hóa kém, có thể dùng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ để tăng cường chức năng tiêu hóa.

XEM THÊM:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết
  • Đường ruột yếu ăn gì kiêng gì? [Top 10+] gợi ý để bảo vệ hệ tiêu hóa
  • Viêm đại tràng khi mang thai: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Từ khóa » Những Rối Loạn đường Tiêu Hóa