Rốn Phổi đậm Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Hay Không?

Một vài người có những triệu chứng như đau ngực, ho, thường xuyên khạc đờm,.. Sau khi tiến hành khám và chụp X-Quang thì được kết luận là rốn phổi đậm. Vậy đây có phải là một dấu hiệu của bệnh lý về phổi hay không?

Nhận biết rốn phổi qua giải phẫu

Mỗi phổi (ở cả phổi phải và phổi trái) được chia thành 4 phần chính là đỉnh, đáy, cuống và rốn phổi. Rốn phổi được nhìn thấy ở mặt trung gian của mỗi phổi (mặt trung thất), là nơi duy nhất các cấu trúc liên quan đến phổi đi vào hoặc đi ra khỏi phổi. Cũng như cuống phổi, rốn phổi là một cấu trúc tương đối phức tạp bao gồm phế quản và động mạch phổi.

Như vậy, ở cả hai phổi sẽ đều có một vùng được gọi là rốn phổi và đây chính là điểm gắn kết giữa phế quản gốc và phổi.

Rốn phổi có vị trí và cấu trúc như thế nào?

Rốn phổi có hình vợt với cán vợt quay xuống dưới. Trong rốn phổi có các thành phần của cuống phổi đi qua như phế quản chính, động mạch phổi, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản cùng các dây thần kinh và hạch bạch huyết.

Khoang lồng được phổi tách ra bằng hai lớp màng phổi, rốn phổi chính là nơi kết nối giữa hai màng phổi: Màng phổi thành (chức năng che phủ khung xương sườn) và màng phổi tạng (có chức năng che phủ phổi). Rốn phổi cũng chính là điểm kết nối giữa khoang màng phổi và trung thất.

rốn phổi đậm

Phía sau rốn phổi là rãnh tĩnh mạch đơn và ấn thực quản ( nếu rốn phổi ở phổi phải) và rãnh động mạch chủ (nếu rốn phổi ở phổi trái). Trong đó, rốn phổi trái thường có vị trí cao hơn so với rốn phổi phải khoảng 1 – 2cm. Rốn phổi chia nhánh nhỏ dần ra ngoại vi thành vân phổi. Khi cách thành ngực khoảng 1cm thì vân phổi không còn thấy rõ. Phần phía trên rốn phổi có các rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.

Rốn phổi có chức năng gì?

Rốn phổi có chức năng giúp rễ phổi cố định bằng cách neo phổi vào tim, khí quản và các cấu trúc xung quanh.

Trong đó, rễ phổi là cơ quan được hình thành bởi phế quản, động mạch phổi và tĩnh mạch, động mạch phế quản và tĩnh mạch, các đám rối thần kinh phổi, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết phế quản và các mô xung quanh,.. bảo quanh bởi các lớp màng phổi – Một lớp mô bảo vệ mỏng.

Rốn phổi đậm là gì?

Rốn phổi đậm là hiện tượng được nhìn thấy trên phim chụp X-Quang phổi. Hiện tượng này có đặc điểm là phần rốn phổi có màu đậm hơn trong khi thông thường rốn phổi có màu trắng, trên phim chụp X-Quang thường là hình mờ.

Rốn phổi đậm bản chất là một dấu hiệu gợi ý về một trong các bệnh lý đang tiến triển ở rốn phổi, phần phổi phía trước hoặc phía sau của phổi ví dụ như: Bệnh viêm phổi, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh, lao phổi, ung thư phổi,..

Bản thân rốn phổi đậm chưa thể kết luận được bệnh lý mà phải dựa vào các triệu chứng khác đi kèm bệnh lý thì mới có những kết luận rõ ràng hơn ví dụ:

  • Nếu người bệnh bị viêm phế quản thì sẽ kèm theo triệu chứng ho, tức ngực, khạc đờm trong thời gian dài.
  • Nếu bị bệnh lao phổi thì người bệnh sẽ thường có các triệu chứng như hay sốt về chiều, ho, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sụt cân, chán ăn và tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.

Dấu hiệu nhận biết rốn phổi đậm

  • Nếu trên phim chụp X-Quang ngực P.A cân đối qua đường giữa đậm độ của rốn phổi mà rốn phổi hai bên có màu đậm tương đương nhau và đối xứng thì bệnh nhân có thể đang gặp bệnh lý về thiếu canxi hoặc sưng hạch bạch huyết tuyến.
  • Nếu rốn phải đậm và lớn hơn rốn phổi trái và vòm hoành phải cao hơn thì báo hiệu tình trạng giảm thể tích phổi hay hiện tượng xẹp phổi hoặc liệt thần kinh hoành.
  • Nếu rốn phổi đậm do các mô ở vùng rốn phổi cản tia X nhiều hơn có thể là dấu hiệu của sự phát triển hạch bạch huyết hoặc u phổi. Tuy nhiên, trường hợp này cần được kiểm tra thêm bằng các phương pháp khác bởi hạch bạch huyết sưng to có thể do nhiều nguyên nhân khác ví dụ như bị lao hoặc một số viêm nhiễm khác ở phổi.

Ngoài ra, khi tiến hành chiếu tia X qua rốn phổi, có khả năng vùng phía trước và phía sau của rốn phổi có hội chứng đông đặc nên chứa đầy dịch trong phế nang. Tình trạng này có thể tìm thấy rất điển hình trong bệnh viêm phổi – Khi chụp X-Quang thường gây ra hiện tượng chồng hình làm rốn phổi tăng đậm độ. Trường hợp này, cần chụp phim phổi nghiêng.

>> Xem thêm: Viêm phổi không điển hình là gì? Nguyên nhân chính gây bệnh

Mặc dù bản thân hiện tượng rốn phổi đậm chưa thể kết luận tình trạng bệnh lý ngay, thế nhưng người bệnh không nên vì thế mà chủ quan với hiện tượng này. Sau khi chụp X-Quang mà có kết luận rốn phổi đậm cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài và tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. 3.4/5 - (8 bình chọn)

Tin liên quan

  • Đau nhức xương khớp sau sinh nguyên nhân, phải làm sao?Đau nhức xương khớp sau sinh nguyên nhân, phải làm sao?
  • Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua đường nào? theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻBệnh lao phổi có lây không? Lây qua đường nào? theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ
  • Polyp mũi là gì? Bệnh có nguy hiểm không theo ý kiến chuyên giaPolyp mũi là gì? Bệnh có nguy hiểm không theo ý kiến chuyên gia
  • Viêm đa khớp là gì? Có chữa được không?Viêm đa khớp là gì? Có chữa được không?
  • Đau lưng có nên đi bộ không? Lưu ý gì khi đi bộ?Đau lưng có nên đi bộ không? Lưu ý gì khi đi bộ?
  • Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không? Chi phí thực hiệnCấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không? Chi phí thực hiện
  • Gai cột sống không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?Gai cột sống không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?
  • Viêm phổi kẽ chữa được không? Biến chứng nguy hiểmViêm phổi kẽ chữa được không? Biến chứng nguy hiểm

Từ khóa » Chụp X Quang Rốn Phổi đậm