Rốn Trẻ Sơ Sinh đã Rụng Nhưng Có Mủ: Phải Làm Sao? - FaGoMom

Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 7 đến 20 ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp rốn đã rụng nhưng lại bị mưng mủ. Đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm vùng rốn của trẻ sơ sinh. Vậy rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ phải xử lý thế nào? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ?

Rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ có thể là do bố mẹ vệ sinh sai cách

Dây rốn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thai nhi, đây là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng của mẹ khi còn trong bụng mẹ. Ngay sau khi trẻ chào đời, dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm trên bụng của bé. Sau khoảng thời gian từ 7 đến 20 ngày dây rốn sẽ rụng và rốn lành dần. 

Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ trắng hoặc mủ vàng, đây là “báo động đỏ” cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ một phần là do bố mẹ không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa cuống rốn, không thay băng rốn cho con. Điều này là nguyên nhân làm rốn của bé bị ẩm ướt, không thoát ẩm và tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.

Cũng có nhiều bố mẹ lại vệ sinh rốn quá nhiều. Điều này cũng khiến cho rốn thường xuyên ẩm ướt và viêm nhiễm rốn.

Xem thêm: [Bảng giá] Dịch vụ tắm bé tại nhà của Fagomom

2. Biến chứng nguy hiểm khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ

Rốn thông với các mạch máu, thế nên khi rốn bị tổn thương có thể gây ra những tác động tiêu cực tới các bộ phận khác bên trong cơ thể của bé. Biến chứng nguy hiểm nhất nếu để tình trạng rốn mưng mủ kéo dài  đó là gây ra uốn ván rốn, nhiễm trùng máu - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn cần lưu ý những gì?

3. Làm gì khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ?

Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh rốn cho trẻ

Khi nhận thấy rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ và có kèm mùi hôi thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám ngay. Vì chỉ khi được thăm khám trực tiếp bác sĩ mới có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác được, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Bên cạnh việc thăm khám thì việc chăm sóc rốn cũng cực kỳ quan trọng, vì vậy mà các mẹ cần phải cẩn thận hơn trong việc vệ sinh rốn của trẻ sau khi rụng để hạn chế nguy cơ trẻ bị viêm nhiễm. Sau đây là các bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, bố mẹ hãy thực hiện theo nhé.

Bước 1: Rửa tay thật sạch, chăm sóc rốn sau khi tắm trẻ.

Bước 2:  Một tay dùng gạc vô trùng nâng dây rốn lên, quan sát chân rốn, dây rốn, nhận biết các dấu hiệu bất thường.

Bước 3: Dùng bông gạc vô trùng tẩm dung dịch sát trùng lau sạch vị trí xung quanh chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, sau đó từ chân rốn ra vùng da xung quanh rốn.

Lưu ý: Cần chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1-2 lần hoặc vệ sinh ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn.

Xem thêm: [Nhiễm trùng rốn sơ sinh] Dấu hiệu và cách điều trị

4. Cách phòng tránh rốn có mủ ở trẻ sơ sinh

Việc rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trong cho trẻ sơ sinh. Cho nên, để bảo vệ bé yêu, bố mẹ hãy lưu ý một số vấn đề quan trọng khi vệ sinh rốn cho trẻ, cụ thể:

Sau khi tắm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, các mẹ bạn nên thay băng rốn cho bé ngay

+ Luôn theo dõi vùng rốn của trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Trong số đó có hiện tượng rốn trẻ bị chảy mủ.

+ Bố mẹ cần vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày đến khi phần cuống rốn của trẻ khô hẳn và rụng. Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ, bố mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. 

+ Sau khi tắm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, các mẹ bạn nên thay băng rốn cho bé ngay. Cần vô trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ gạc bao rốn cũ để vệ sinh rốn của bé.

+ Khi mặc tã cho bé, không nên che kín rốn. Thay vào đó hãy gập mép tã xuống dưới phần cuống rốn để thoáng khí nhằm giúp rốn nhanh khô nhất.

+ Không để dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn của bé, đồng thời làm sạch đáy rốn cho bé bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 – 2 lần mỗi ngày.

+ Bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng những bài thuốc truyền miệng trong dân gian để tác động lên rốn của bé.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các ba mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ. Ngoài ra, bố mẹ hãy nhớ làm theo các hướng dẫn trên để đảm bảo ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm cho khu vực rốn. Hãy nhớ theo dõi website của Fagomom hằng ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Từ khóa » Viêm Rốn Có Mủ Trẻ Sơ Sinh