Rong Kinh ở Phụ Nữ Sau Sinh - Thày Thuốc Việt Nam

Rong kinh ở phụ nữ sau sinh là một than phiền thường gặp. Vậy đâu là những dấu hiệu rong kinh cần chú ý sau sinh? Dấu hiệu rong kinh như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường?

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Vì sao phụ nữ sau sinh bị rong kinh?
  • 2. Dấu hiệu rong kinh như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường?
  •  3. Các biện pháp chữa rong kinh ở phụ nữ sau sinh
  • 4. Các lưu ý phòng ngừa rong kinh ở phụ nữ sau sinh

1. Vì sao phụ nữ sau sinh bị rong kinh?

Khi mang thai cũng như cho con bú, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi. Sự bài tiết các hormon sinh dục không giống như sinh lý bình thường. Trong thời gian đầu sau sinh, cơ thể cần thời gian để lập lại cân bằng. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh hay gặp các rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, cường kinh, vô kinh…

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai sau sinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh rong huyết này.

2. Dấu hiệu rong kinh như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường?

Một chu kì kinh nguyệt bình thường là 28 đến 35 ngày. Số ngày hành kinh trung bình từ 3 đến 5 ngày. Kinh nguyệt được gọi là kéo dài hay rong kinh khi sự ra máu âm đạo xảy ra trên 7 ngày. Rong huyết cũng là chảy máu từ tử cung kéo dài, nhưng không liên quan đến kinh nguyệt.

Trước hết cần phân biệt sản dịch và kinh nguyệt. Thời kì đầu của hậu sản, những mảnh vụn của màng rụng, máu cục, máu loãng sẽ được đẩy ra qua ngoài âm hộ. 2 đến 3 ngày đầu, sản dịch đỏ tươi, sau đỏ sẫm. Từ ngày 4 đến ngày 8 sản dịch lờ nhờ máu cá. Từ ngày 8 đến ngày 12 thì sản dịch trong. Nói chung cho đến tuần thứ hai sau sinh, sản dịch thông thường sẽ không còn máu. Sản dịch như trên là một hiện tượng rất bình thường với thời kì hậu sản.

Sản dịch có thể có máu trong 1 tuần đầu sau sinh (Ảnh internet) Sản dịch có thể có máu trong 1 tuần đầu sau sinh (Ảnh internet)

Nếu cho con bú thì phụ nữ không có kinh nguyệt do tác dụng ức chế estrogen của prolactin.  Đây cũng là một biện pháp tránh thai an toàn sau sinh. Tuy nhiên, nếu sau cai sữa trên 3 tháng mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại, bạn nên đi khám bác sĩ.

Phụ nữ không có kinh nguyệt trong thời kỳ cho con bú (Ảnh internet) Phụ nữ không có kinh nguyệt trong thời kỳ cho con bú (Ảnh internet)

Ở phụ nữ không cho con bú, có thể có kinh non sau sinh 3 tuần do lúc đó niêm mạc tử cung đã hồi phục. Thời gian này thay đổi tùy từng cơ thể, có thể từ vài tuần, cũng có khi đến vài tháng.

Mặc dù rối loạn kinh nguyệt là thường gặp ở phụ nữ sau sinh, bạn cũng không nên chủ quan. Bởi rong kinh ở phụ nữ sau sinh có thể gây mất máu nhiều, ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý toàn thân bùng phát sau quá trình mang thai.

Chính vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

– Ra kinh kéo dài trên 7 ngày, đặc biệt khi số lượng kinh nhiều, buộc bạn phải thay băng vệ sinh hàng giờ

– Viêm nhiễm cơ quan sinh dục đi kèm

– Rong kinh gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, gầy sút cân.

 3. Các biện pháp chữa rong kinh ở phụ nữ sau sinh

– Điều trị thiếu máu thiếu sắt: bổ sung các chế phẩm sắt và truyền máu nếu có chỉ định

– Nếu nguyên nhân rong kinh là các bệnh lý toàn thân hoặc các bất thường tại chỗ như polyp, u xơ thì cách điều trị tùy thuộc nguyên nhân nền.

– Nếu do mất cân bằng hormone thì rong kinh có thể điều trị bằng liệu pháp hormon.

4. Các lưu ý phòng ngừa rong kinh ở phụ nữ sau sinh

– Ăn uống cân đối và đầy đủ, sinh hoạt hợp lý và không căng thẳng là cách nhanh nhất để lấy lại cân bằng hormon.

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài đúng cách, không thụt rửa âm đạo.

– Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện sớm bất thường

– Tránh dùng các thuốc tránh thai. Việc đưa hormon ngoại sinh vào cơ thể có thể làm chậm quá trình cân bằng lại nội tiết tố.

Thaythuocvietnam.vn

Từ khóa » điều Trị Rong Huyết Sau Sinh