Rong Kinh ở Tuổi Dậy Thì Và Những Vấn đề Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Rong kinh tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý bình thường do cơ quan sinh sản hoạt động chưa ổn định. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, bậc phụ huynh cần quan sát chu kỳ kinh nguyệt của con để giúp bé khắc phục tình trạng này.
1. Rong kinh tuổi dậy thì là gì?
Rong kinh là hiện tượng thường gặp trong những năm đầu của tuổi dậy thì mà không tìm thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào. Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường đối với nữ giới thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian có kinh kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nhưng khi bị rong kinh ở tuổi dậy thì, số ngày “đèn đỏ” có thể kéo dài trên 7 ngày và không mang tính chu kỳ theo từng tháng, lượng kinh ra ít hoặc nhiều và kèm theo biểu hiện thiếu máu, da xanh xao, người mệt mỏi…
Rong kinh tuổi dậy thì hay còn có cách gọi là “rong kinh tuổi trẻ”, vì tình trạng này thường xảy ra trong vòng 2-5 năm sau khi bạn nữ chính thức dậy thì. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, chu kỳ kinh sẽ ổn định dần khi cơ thể bạn gái phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, rong kinh kéo dài ở giai đoạn dậy thì có thể tiền ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, nên bạn gái cũng không được chủ quan.
2. Nguyên nhân rong kinh tuổi dậy thì là gì?
Rong kinh ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất.
Rối loạn nội tiết tố
Hầu hết những rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì đều liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. Ở độ tuổi này cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động của buồng trứng diễn ra không đều đặn. Estrogen tăng lên trong khi buồng trứng lại không phóng noãn để tạo ra hoàng thể. Cùng với đó, hormone progesterone không được tiết ra, đây là một yếu tố giúp nội mạc tử cung nhanh bong. Hệ quả là lớp niêm mạc này không bị bong tróc hoàn toàn mà bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.
Rối loạn chảy máu
Một trong những nguyên nhân gây rong kinh ở tuổi dậy thì là do rối loạn chảy máu. Tình trạng này thường xảy ra khi bé gái mắc các bệnh như Von Willebrand (rối loạn di truyền do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một loại protein đông máu), rối loạn tiểu cầu, nhiễm trùng gây chảy máu âm đạo kéo dài,…
Do căng thẳng, mệt mỏi
Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Thêm vào đó là những áp lực từ việc học, bài vở, thi cử… khiến bé luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, dẫn đến kinh nguyệt thất thường. Thậm chí nhiều bạn gái không có kinh trong một thời gian do ảnh hưởng tâm lý quá lớn.
Mắc các bệnh phụ khoa
Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở độ tuổi dậy thì là rất thấp, nhưng cũng không thể loại trừ. Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm tử cung, viêm buồng trứng,… hoặc bệnh lây qua đường tình dục gây nên tình trạng rong kinh kéo dài.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc lạm dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai khẩn khấp, hormone tổng hợp… có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì.
Biến chứng thai kỳ
Ngoài các nguyên nhân trên, đối với bạn gái đã quan hệ tình dục, nhất là quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn, tình trạng ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu của việc mang thai hoặc sinh non. Lúc này bạn cần thực hiện các biện pháp thử thai để cho kết quả chính xác nhất.
3. Biểu hiện của rong kinh tuổi dậy thì ra sao?
Ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản vẫn chưa hoạt động ổn định nên sự bài tiết hormone nội tiết bị rối loạn. Các triệu chứng rong kinh thường gặp ở tuổi dậy thì như:
- Máu kinh ra ồ ạt, liên tục và kéo dài hơn 5 ngày mà không có dấu hiệu giảm lưu lượng máu.
- Máu kinh ra rất ít nhưng kéo dài nhiều ngày sau đó, cảm giác như bị ứ đọng máu, tắc máu.
- Có thể xuất hiện các cục máu đông
- Đau bụng kinh từ âm ỉ đến dữ dội
- Xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, xanh xao…
Các triệu chứng rong kinh tuổi dậy thì trên thường xuất hiện trong khoảng 2 năm sau khi dậy thì. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu máu nặng ở nữ giới.
4. Rong kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Trên thực tế, có đến 70% bạn gái ở tuổi dậy thì gặp phải các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, trong đó có rong kinh. Nếu rong kinh tuổi dậy thì đó chỉ đơn giản là do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định hay chế độ sinh hoạt không khoa học thì không đáng lo ngại. Sau một thời gian, khi cơ thể phát triển hoàn thiện, hoạt động của cơ quan sinh sản đi vào quỹ đạo thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn hàng tháng.
Tuy nhiên khi bạn gái bị rong kinh, lượng máu mất đi hàng tháng lớn hơn hẳn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu. Do đó, bạn trẻ thường có thể trạng yếu, dễ bị mệt mỏi, đau đầu, đặc biệt là vào những ngày hành kinh.
Rong kinh kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nếu không chữa trị sớm, viêm nhiễm sẽ lan đến hai vòi trứng, làm hẹp hoặc tắc vòi trứng, gây khó khăn cho việc mang thai sau này.
5. Cách chữa rong kinh tuổi dậy thì như thế nào?
Khi rong kinh tuổi dậy thì bị kéo dài, không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe…, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như sau:
5.1. Điều trị không phẫu thuật
Đối với tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp cân bằng hàm lượng estrogen và progesterone, hạn chế tình trạng bong tróc ở niêm mạc tử cung như:
- Thuốc chống viêm không steroid : Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm mất máu và giảm đau bụng kinh.
- Progesterone đường uống: Loại thuốc này có tác dụng cân bằng lượng hormone trong cơ thể, đồng thời làm giảm triệu chứng của rong kinh.
- Dụng cụ tử cung (IUD): giúp giảm tình trạng chảy máu kinh nguyệt và đau bụng kinh.
- Axit Tranexamic: có tác dụng làm giảm mất máu khi bị chảy máu kinh nguyệt.
Bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị bệnh rong kinh này trong ít nhất 3 tháng trước khi chuyển sang các biện pháp điều trị khác. Trong quá trình điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
5.2. Điều trị phẫu thuật
Đối với nguyên nhân rong kinh do bệnh lý hoặc các dị tật ở cơ quan sinh sản, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa để loại bỏ triệt để tác nhân gây rong kinh.
6. Những điều cần lưu ý để phòng tránh rong kinh tuổi dậy thì
Để phòng tránh hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, việc học tập của con, cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của bé như:
Bổ sung thực phẩm giàu sắt, protein
Các bạn gái đang trong giai đoạn dậy thì cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và protein như thịt đỏ, cá, rau bina, các loại hạt, các loại đậu… để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Đồng thời hạn chế ăn vặt, không nên ăn các món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, trà sữa… vì chúng vừa khiến cân nặng tăng nhanh chóng vừa làm tình trạng rối loạn kinh nguyệt trầm trọng hơn.
Một cách để các em hấp thu sắt hiệu quả hơn đó là sử dụng viên uống bổ sung sắt. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn sản phẩm có thành phần sắt hữu cơ (khả năng hấp thu cao hơn sắt thường), kết hợp với các thành phần giúp tạo máu như kẽm nano, acid folic, vitamin E và thành phần dầu mè đen giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón…
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Tuổi “trăng rằm” nhiều bạn trẻ có thói quen sinh hoạt không khoa học: thường xuyên thức khuya, uống nước ngọt có ga, ăn đồ chiên dầu ngập mỡ, lười vận động… gây nên tình trạng rong kinh tuổi dậy thì. Vì vậy, ở giai đoạn này, các em cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoại khóa, học một vài lớp năng khiếu theo sở thích, giữ tâm trạng tốt, tránh để căng thẳng quá mức. Như vậy vừa giúp tăng chiều cao, nâng tầm sắc vóc, phát triển thể lực tốt nhất mà sức khỏe sinh sản cũng được đảm bảo.
Chú ý vệ sinh cá nhân, thay đồ lót hàng ngày
Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội đầu và thay quần áo hàng ngày, nhất là quần áo lót. Vệ sinh vùng kín đúng cách, không sử dụng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh. Khi đến kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng.
Đi khám phụ khoa
Đối với các bạn nữ ở tuổi dậy thì sẽ mất khoảng 2-3 năm đầu để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, nếu bị rong kinh kèm theo các biểu hiện tiết nhiều khí hư, máu chảy ồ ạt, mùi hôi, màu đen, đau bụng dữ dội… thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương án xử lý kịp thời.
Nói tóm lại, phần lớn các trường hợp bị rong kinh tuổi dậy thì đều do nội tiết tố chưa ổn định. Do đó, các bạn gái không cần quá lo lắng về hiện tượng này mà hãy thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thể thao thường xuyên để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
Bài viết liên quan: Mẹo hay giúp các mẹ chữa rong kinh sau sinh
Từ khóa » điều Trị Rong Kinh Tuổi Dậy Thì
-
Rong Kinh Tuổi Dậy Thì: Nhận Diện Sớm - điều Trị Sớm | Vinmec
-
Rong Kinh Tuổi Dậy Thì Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Rong Kinh Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh | Medlatec
-
Những điều Cha Mẹ Nên Biết để Giúp Con Vượt Qua Rong Kinh Tuổi ...
-
Phải Làm Gì Khi Bị Rong Kinh ở Tuổi Dậy Thì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Điều Trị Rong Kinh ở Tuổi Dậy Thì - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Phòng Tránh Rong Kinh Tuổi Dậy Thì Cho Bé Gái | TCI Hospital
-
Những điều Cần Biết Về Rong Kinh Tuổi Dậy Thì - Hello Bacsi
-
Rong Kinh, Rong Huyết Tuổi Dậy Thì - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Thắc Mắc Về Rong Kinh Tuổi Dậy Thì - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
5 Cách điều Trị Rối Loạn Kinh Nguyệt Tuổi Dậy Thì An Toàn Và Hiệu Quả
-
Rong Kinh Kéo Dài ở Tuổi Dậy Thì - Nguyên Nhân Và điều Trị - Ferrovit
-
Rong Kinh ở Tuổi Dậy Thì Có Nguy Hiểm Gì? - Webflow
-
Rong Kinh Tuổi Dậy Thì: Những điều Cần Biết - Nhà Thuốc Long Châu