Ròng Rọc Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Ròng Rọc - Vật Lý 6 Bài 16

Vậy ròng ròng là gì? ròng rọc có cấu tạo như thế nào và được ứng dụng như thế nào (giúp con người làm việc dễ dàng hơn) trong đời sống thực tế? chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về ròng rọc

Cấu tạo của ròng rọc

- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh có thể quay quanh một trục.

Cấu tạo của ròng rọc

• Căn cứ vào cách sử dụng ròng rọc mà người ta có thể phân ròng rọc làm hai loại (ròng rọc cố định và ròng rọc động).

- Ròng rọc cố định (hình a): Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ.

→ Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc cố định.

- Ròng rọc động (hình b): Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật.

→ Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc động.

II. Tác dụng của ròng rọc

- Đối với ròng rọc cố định: Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (từ dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc là khác nhau, độ lớn như nhau.

- Đối với ròng rọc động: Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (từ dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không đổi. Độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật (dùng một ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi hai lần về lực; lực kéo vật lên F =1/2 trọng lượng P của vật).

→ Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

→ Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (giúp nâng được vật nặng hơn mà tốn ít lực hơn).

pa lăng ròng rọcDùng palăng giúp đổi hướng lực và lợi về lực

> Lưu ý: Hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là pa-lăng. Dùng pa-lăng vừa có thể đổi hướng của lực kéo cho thuận tiện, vừa có thể được lợi về lực. Một palăng có n ròng rọc động thì được lợi 2n lần về lực, tức là lực kéo vật lên F = n/2 trọng lượng P của vật.

III. Ứng dụng của ròng rọc

* Câu C5 trang 52 SGK Vật Lý 6: Tìm những thí dụ về ròng rọc.

* Lời giải:

- Dùng ròng rọc để kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ôtô,...

* Câu C6 trang 52 SGK Vật Lý 6: Dùng ròng rọc có lợi gì?

* Lời giải:

- Dùng ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng vì nó có tác dụng thay đổi hướng của lực (ròng rọc cố định) hoặc lợi về lực (ròng rọc động).

* Câu C7 trang 52 SGK Vật Lý 6: Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?hệ thống ròng rọc* Lời giải:

+ Nên sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình bên phải gồm 2 ròng rọc: 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định khi đó:

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

⇒ Sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình bên phải gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo.

Từ khóa » Nguyên Lý Của Ròng Rọc