Ròng Rọc Là Gì? Tính ứng Dụng Của Ròng Rọc Trong Cuộc Sống

Ròng rọc là một loại máy cơ đơn sản có cấu tạo từ một bánh xe gắn trục và một sợi dây mềm, dây thừng, cáp hoặc xích. Ròng rọc được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau thành một hệ thống ròng rọc để truyền năng lượng và chuyển động. Bánh xe có vành có rãnh được gọi là puly. Trong chuyền động đai, các puly được gắn vào trục của chúng, công suất giữa các trục sẽ được chuyền qua hệ thống dây đai.

Có hai loại ròng rọc cơ bản

ảnh minh họa ròng rọc di động

Ròng rọc cố định: cấu tạo gồm puly và dây đai, Puly được gắn vào một trục cố định cường độ lực F=P. Loại ròng rọc này không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều kéo.

ảnh minh họa ròng rọc cố định

Ròng rọc động: cấu tạo gồm puly và dây đai, puly được gắn vào một trục di động cường độ lực F<P. Khi kết hợp ròng rọc động và ròng rọc cố định thành một hệ ròng rọng động sẽ cho lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt hai lần về đường đi. Khi có số n ròng rọc động trên pa lăng thì sẽ lợi 1/2n lần về lực đồng thời thiệt 1/2n về đường đi.

Cơ cấu trên cũng chính là nguyên lý của những thiết bị pa lăng đang bán trên thị trường.

Ứng dụng của ròng rọc động trong đời sống

Ròng rọc được sử dụng rộng rãi trong các công việc nâng hạ trong đời sống. Người ta thường sử dụng ròng rọc để nâng hạ hàng hóa, vật liệu, dụng cụ có tải trọng lớn mà nếu chỉ dùng sức người thì rất khó có thể nâng được. Tuy nhiên, để nâng hạ hàng hóa nặng người ta phải sử dụng một hệ thống ròng rọc khá cồng kềnh ví dụ muốn nâng khối lượng 300kg phải sử dụng tới 3 ròng rọc động (lấy khả năng kéo của con người là 50kg). Chính vì thế mà ngày nay ròng rọc đã được thay thế bằng các loại máy nâng hạ khác hiện đại hơn, hiệu quả cao hơn như pa lăng xích kéo tay, pa lăng cáp điện, tời kéo,…

Gợi ý bài viết: Cách làm ròng rọc kéo tay

Từ khóa » Cơ Cấu Ròng Rọc