Rủ Nhau Uống Chè Vằng Mẹ Sau Sinh Bàng Hoàng Vì Mất Sữa
Có thể bạn quan tâm
Nhiều mẹ bỉm sữa sau khi sinh sử dụng chè vằng, vì nhiều lời đồn thổi về công dụng lợi sữa. Thế nhưng không ít trường hợp các mẹ bị mất sữa và suy nghĩ rằng là do tác hại của chè vằng mang lại. Vậy chè vằng gây mất sữa đúng không? Để tìm hiểu rõ hơn về các thủ phạm khiến mẹ mất sữa và giải thích tại sao chè vằng gây mất sữa ở mẹ sau sinh. Mời mọi người theo dõi tiếp bài viết sau đây.
Thủ phạm nào khiến mẹ sau sinh mất sữa?
Việc mất sữa sau sinh làm mẹ rất lo lắng và hoang mang. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ mất sữa: chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và tinh thần,... đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Cùng điểm qua một vài nguyên nhân thường gặp gây mất sữa ở mẹ.
Mẹ bị căng thẳng, ức chế tinh thần làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng chính bởi 2 loại hormone Prolactin và Oxytocin. Khi cơ thể mẹ gặp căng thẳng và stress thì sẽ làm giảm lượng hormone xuống, dẫn đến việc sữa mẹ bị tắc và ít đi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất sữa. Đây là nguyên nhân thường gặp nhưng lại hay bị bỏ qua, không chú ý đến nhiều.
Khi cho bé bú mẹ nên giữ tinh thần vui tươi lạc quan
Dinh dưỡng nghèo nàn khiến sữa ít dần
Mọi người thường khuyến khích mẹ sau sinh dùng nhiều móng giò, để có nhiều sữa cho con bú. Điều này không sai, nhưng nếu mẹ chỉ ăn mỗi móng giò sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt các chất khoáng từ hoa quả và thực vật cùng các loại vitamin cần thiết, làm chất lượng sữa giảm xuống và sinh ra tâm lý hoảng sợ mỗi bữa ăn. Do đó, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ đa dạng thực phẩm.
Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú
Nguyên nhân mất sữa còn đến từ việc người mẹ mắc các bệnh như: viêm tuyến vú và áp xe vú do tắc sữa lâu ngày. Nếu có thực hiện tiểu phẫu tuyến vú, đã từng phẫu thuật ngực cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tiết của tuyến vú.
Sữa công thức chính là nguyên nhân khiến trẻ chán sữa mẹ, làm sữa mẹ ít dần đi
Nhiều mẹ thường cho con uống sữa công thức trong những ngày đầu vì sữa mẹ quá ít. Điều này làm bé chán ghét sữa mẹ do sữa công thức ngọt và ngon hơn sữa mẹ. Khi trẻ không bú sữa nữa sẽ làm sữa mẹ ít dần và tắc hẳn.
Lạm dụng ti giả
Ti giả có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu cho bé sử dụng nhiều quá sẽ làm cho bé quen với ti giả mà bỏ bú vú mẹ. Tuyến sữa sẽ không còn được kích thích như khi cho bé bú nhiều. Đây cũng là nguyên nhân các mẹ nên lưu tâm.
Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng chè vằng sau sinh
Vậy uống chè vằng bị mất sữa có đúng không? Tại sao uống chè vằng lại mất sữa?
Chè vằng là một loại thảo mộc thiên nhiên của Việt Nam, với công dụng tốt cho mẹ sau sinh và lợi sữa. Công dụng lợi sữa của chè vằng đã được kiểm chứng khi được nhiều bà mẹ sử dụng và có nhiều sự phản hồi tích cực về loại thảo dược này.
Nên pha loãng chè vằng trước khi sử dụng
Tuy nhiên, có vài trường hợp lại bị tắc sữa khi sử dụng chè vằng, gây hoang mang cho người sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa là do các mẹ pha chè vằng quá đậm đặc và sử dụng với số lượng lớn. Uống chè vằng rất tốt nhưng trong điều kiện là các mẹ sử dụng đúng định lượng. Theo tiêu chuẩn cho thấy chỉ cần 30-50 gam chè vằng cho 1 ngày.
Ngoài công dụng lợi sữa, chè vằng còn có nhiều công dụng khác như sau:
Chè vằng giúp cơ thể đào thải các chất độc hại, vì vậy mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Bạn có thể uống nước chè vằng như một loại nước giải khát thường ngày.
Điều trị viêm nhiễm hậu sản nhanh chóng và tuyệt vời. Lá chè vằng có thành phần flavonoid giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Đặc biệt chè vằng có công dụng kháng viêm, kháng trùng hiệu quả.
Trong trường hợp bạn bị mụn trứng cá, hãy dùng chè vằng ngâm đem mài với dấm thanh, đắp lên da sẽ thấy hiệu quả.
Loại chè vằng nào là tốt nhất ?
Trong thành phần chè vằng có chứa: flavonoid, glucozit đắng, alcaloid. Theo đông y, chè vằng có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, rất tốt cho mẹ sau sinh với công dụng lợi sữa, mát sữa, giúp sữa sánh và đặc. Hỗ trợ giảm cân ở cả mẹ sau sinh và người bình thường. Vậy nên dùng chè vằng nào tốt nhất?
Cần nắm rõ các đặc điểm nhận dạng của từng loại chè vằng
Chè vằng chia thành 3 loại:
Chè vằng lá nhỏ (chè vằng sẻ): đây là loại chè vằng đem lại nhiều công dụng nhất và tốt nhất trong 3 loại chè vằng. Chè vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng, đường kính thân nhỏ hơn 6mm, khi phơi khô rồi nhưng vẫn có màu xanh nhạt chứ không vàng ươm. Nước chè vằng sẻ khi pha lên sẽ không có vẩn vẩn và rất thơm, nước chè vằng có màu xanh vàng nhạt.
Chè vằng lá to (chè vằng trâu): loại chè vằng này vẫn được sử dụng, công dụng không bằng chè vằng sẻ. Chè vằng trâu có đường kính thân to, lá khi phơi khô có màu nâu nhạt. nước chè vằng trâu khi đun lên sẽ có màu đậm, hương thơm không được bằng vằng sẻ, nước có lẫn vẩn vẩn và khó uống hơn chè vằng sẻ.
Chè vằng núi: không được dùng để làm thuốc.
Dựa vào những thông tin trên, tốt nhất mọi người nên lựa chọn loại chè vằng lá nhỏ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tránh nhầm lẫn với các loại lá khác dễ gây ngộ độc. Hay có thể sử dụng sản phẩm chè vằng túi lọc WONMOM, được kiểm duyệt chất lượng chặt chẽ về độ an toàn và chất lượng, giúp mẹ an hoàn toàn tâm sử dụng.
{{https://www.wonmom.com/products/tra-vang-tui-loc}}
Áp dụng ngay cách sử dụng chè vằng như sau để sữa về ào ào bé không kịp bú
Hướng dẫn cách nấu chè vằng khô:
Bước 1: Dùng 50g chè vằng khô, nếu dùng chè vằng tươi thì nên rửa qua bằng nước nóng để hạn chế bụi bẩn. Sau đó cho vào nồi.
Bước 2: Cho khoảng 1,5 lít nước lọc vào nồi và đun sôi 15 phút cho lá chè tiết ra hết chất. Tiếp tục đun lửa nhỏ tới khi chè có màu vàng sậm thì ngừng.
Lưu ý: Khi bạn nấu chè vằng cần chú ý canh màu sắc của chè, không đun quá lâu. Sau đó rót nước vào bình thủy để giữ nóng, lúc nào uống thì lại rót ra cốc để dùng, nên uống lúc nước còn ấm. Có thể pha thêm nước lọc nếu thấy chè đặc quá cho phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để có sức khoẻ tốt nhất sau sinh
Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ thường sẽ lớn hơn khi trong thời kỳ cho con bú và bà mẹ phải cung cấp đủ thành phần thực phẩm trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu cho cả hai mẹ con. Số lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiện diện của những chất dinh dưỡng này có trong sữa mẹ.
Dinh dưỡng chiếm phần quan trọng trong việc sản xuất ra sữa mẹ
Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ, đồng thời tăng cường lượng sữa dành cho bé:
Cá và hải sản: cá hồi, rong biển, động vật có vỏ, cá mòi.
Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt nội tạng chẳng hạn như gan.
Trái cây và rau quả: quả mọng, cà chua, bắp cải, cải xoăn, tỏi, bông cải xanh.
Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, hạt cây gai dầu và hạt lanh.
Thực phẩm khác: trứng, yến mạch, khoai tây, quinoa, kiều mạch, socola đen.
Bài viết là những chia sẻ chân thành với mọi người về những nguyên nhân khiến mẹ mất sữa, “giải oan” cho việc dùng chè vằng gây hại cho mẹ sau sinh. Bên cạnh đó cần áp dụng cách uống chè vằng đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả. Hơn cả là cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khi cho con bú để đảm bảo về chất lượng của nguồn sữa.
{{https://www.wonmom.com/collections/cham-soc-da-mat}}
Bạn cần biết
- Dừng Ngay Việc Uống Chè Vằng Khi Mang Thai, Tránh Sảy Thai Sinh Non
- Rủ Nhau Uống Chè Vằng Mẹ Sau Sinh Bàng Hoàng Vì Mất Sữa
- Cơn Sốt Uống Chè Vằng Sau Sinh Liệu Có Thực Sự Tốt Cho Mẹ?
Từ khóa » Cách Sử Dụng Chè Vằng Cho Phụ Nữ Sau Sinh
-
Hướng Dẫn Dùng đúng Cách Chè Vằng Lợi Sữa Cho Mẹ
-
Cách Dùng Chè Vằng Giúp Phụ Nữ Sau Sinh Tràn Trề Bầu Sữa Mẹ
-
Chè Vằng Có Lợi Sữa Không? Cách Dùng Như Thế Nào?
-
Chè Vằng Lợi Sữa Nếu Mẹ Biết Sử Dụng đúng Cách - Yêu Trẻ
-
Tác Dụng Của Chè Vằng Với Phụ Nữ Sau Sinh Và Lưu Ý - Wiki Bác Sĩ
-
Ham Uống Chè Vằng Sau Sinh: Coi Chừng Mất Sữa! - Eva
-
Chè Vằng Lợi Sữa Có đúng Hay Không? Cách Dùng Như Thế Nào?
-
"Thần Dược" Chè Vằng Giảm Cân Nhanh Chóng Sữa Mẹ Dồi Dào - Meiji
-
Tác Dụng Của Chè Vằng Với Phụ Nữ Sau Sinh - Mẹ đã Biết Chưa?
-
Chè Vằng Lợi Sữa, Giảm Cân. Cây Thuốc Cho Phụ Nữ Sau Sinh.
-
Uống Chè Vằng Giảm Cân Có đúng Không? Nên Uống Thế Nào?
-
Uống Chè Vằng đúng Cách để Không Bị Phản Tác Dụng
-
Hướng Dẫn Mẹ Sử Dụng Cao Chè Vằng đúng Cách Và Hiệu Quả
-
Chè Vằng: Cây Thuốc Cho Phụ Nữ Sau Sinh - YouMed