Rửa Tiền Là Gì? Hành Vi Rửa Tiền Bị Xử Lý Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Rửa tiền là gì? Người thực hiện hành vi rửa tiền sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về vấn đề này.
- Rửa tiền là gì?
- Đối tượng cần rửa tiền là ai?
- Hành vi rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là hành vi của một cá nhân, tổ chức nhằm chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp".
Dưới góc độ pháp lý, khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 giải thích:
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Theo đó, rửa tiền gồm một trong các hành vi sau đây:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- Thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Đối tượng cần rửa tiền là ai?
Có thể xếp những người rửa tiền thành 03 nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tượng buôn lậu như buôn bán ma túy, lao động bất hợp pháp….
- Những đối tượng tham nhũng.
- Nhóm đối tượng muốn tránh thuế, những người giấu thu nhập thật sự của bản thân dù thu nhập đó là hợp pháp.
Có hai phương pháp khi chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế
Một là khai gian giá trị các dịch vụ mà bản chất là hợp pháp.
Hai là khai một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma).
Rửa tiền là gì? Hành vi rửa tiền bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)
Hành vi rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Theo Mục 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, cá nhân, tổ chức có hành vi rửa tiền sẽ bị áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm gồm:
- Trì hoãn giao dịch: Thời hạn áp dụng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
- Phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản;
- Xử lý vi phạm.
Ngoài ra, rửa tiền là một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự, cá nhân, tổ chức có hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) cụ thể:
- Khoản 1, 2, 3 Điều 324 quy định mức phạt đối với cá nhân như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Căn cứ theo quy định này, cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt tù đến 15 năm, trường hợp chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc nhất định hoặc tịch thu tài sản.
- Đối với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền, khoản 6 Điều 324 quy định mức phạt như sau:
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định này, pháp nhân thương mại thực hiện hoạt động rửa tiền có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng hoặc thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là việc chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà:
- Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc
- Có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Với nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Trên đây là giải đáp về Rửa tiền là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Bốc bát họ là gì? Bốc bát họ có vi phạm pháp luật không?Tác giả: Linh Trang Tác giả: Bảo Hà Đánh giá bài viết: Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?RồiChưaTiêu điểm
- my_locationMua xe không chính chủ có bị phạt không? [Cập nhật 2023]
- my_location[Tổng hợp] Chính sách mới đối với trưởng thôn trên cả nước
- my_locationAi cần đi làm Căn cước công dân ngay năm 2024 để không bị phạt
- my_locationChưa nhận được Căn cước công dân gắn chip, cần hỏi ở đâu?
- my_locationNữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Làm những công việc gì?
Có thể bạn quan tâm
- Thuế thu nhập cá nhân là gì? Ai phải nộp?
- Cử tri là gì? Điều kiện trở thành cử tri thế nào?
- Nơi cư trú là gì? Trường hợp nào chưa được đổi nơi cư trú?
- Vốn điều lệ là gì? Có phải chứng minh khi thành lập doanh nghiệp?
- Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản thế nào?
- Biên chế là gì? Phân biệt biên chế và hợp đồng lao động
- Năng lực là gì? Đặc điểm và các yếu tố của năng lực
- Chỗ ở là gì? Chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú gồm những gì?
- Điểm sàn là gì? Sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn?
- An toàn lao động là gì? Mục đích của an toàn lao động?
Chính sách mới
- Điểm mới đáng chú ý về khám chữa bệnh BHYT từ 01/7/2025
- Điều kiện để đỗ bài kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025
- Quy định về thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe từ năm 2025
Từ khóa » Câu Rửa Tiền Là Gì
-
Rửa Tiền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thế Nào Là Rửa Tiền ? Tội Rửa Tiền Bị Phạt Tù Bao Nhiêu Năm ? Cách ...
-
Rửa Tiền Là Gì? Tội Rửa Tiền Bị Xử Lý Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Rửa Tiền Là Gì? Trách Nhiệm Hình Sự đối Với Tội Rửa Tiền
-
Rửa Tiền Là Gì? Hành Vi Rửa Tiền ở Việt Nam Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Rửa Tiền Là Gì? Như Thế Nào Gọi Là Rửa Tiền?
-
Rửa Tiền Là Gì 2022? - Mức Phạt Tội Rửa Tiền
-
Rửa Tiền Là Gì? Tội Rửa Tiền Bị Xử Phạt Thế Nào?
-
Rửa Tiền Là Gì? Những Vấn đề Xung Quanh Hoạt động Rửa Tiền
-
Cần Hiểu Về Hoạt động Rửa Tiền để Phòng Tránh
-
Tội Rửa Tiền Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Luật Long Phan
-
[DOC] BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN ...
-
[PDF] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO RỬA TIỀN, TÀI TRỢ ...
-
Rửa Tiền Là Gì? Phạm Tội Rửa Tiền Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Centalaw