Rubella: Bệnh Nhiễm Siêu Vi Nguy Hiểm Cho Thai Phụ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Bệnh Rubella là bệnh gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng Rubella là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella là gì?
- Những ai thường mắc phải bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?
- Điều trị bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)
- Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Rubella?
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đoán bệnh Rubella?
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Rubella?
Rubella là bệnh nhiễm siêu vi và dễ lây cho người khác qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ em và người trưởng thành, nhưng nếu phụ nữ có thai trong ba tháng đầu mắc bệnh thì rất nguy hiểm.
Tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển và biệt hóa các cơ quan, nếu nhiễm virus giai đoạn này, virus có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai và gây dị tật thai nhi.
Bệnh Rubella là bệnh gì?
Rubella là gì? Đây còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Bệnh Rubella ở trẻ em thường khá phổ biến trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm vắc xin tiêm liên phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR).
Rubella không giống như bệnh sởi (Rubeola), mặc dù hai bệnh đều gây phát ban đỏ. Rubella được gây ra bởi một loại virus khác với bệnh sởi, không phải là bệnh dễ lây nhiễm và nghiêm trọng như bệnh sởi.
Những dấu hiệu và triệu chứng Rubella là gì?
Trẻ có thể không có triệu chứng nào khi mắc bệnh Rubella. Thông thường, bệnh phải mất từ 2 đến 3 tuần sau khi phơi nhiễm mới có triệu chứng.
Nếu xuất hiện, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Phát ban da ở đầu rồi lan dần xuống cơ thể, kéo dài từ 2 đến 3 ngày;
- Đau đầu, sốt nhẹ;
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi;
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau tai.
Người lớn và thanh thiếu niên sẽ có thêm các triệu chứng gồm:
- Ăn không ngon;
- Viêm kết mạc (nhiễm trùng mi mắt và nhãn cầu);
- Sưng và đau khớp ở phụ nữ trẻ tuổi.
Các triệu chứng thường biến mất trong vòng vài ngày nhưng cũng có trường hợp phát ban lâu hơn. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi bạn thấy bạn hoặc trẻ bị phát ban hoặc có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.
Khi mang thai, bạn sẽ được bác sĩ phụ sản cho xét nghiệm Rubella và tiêm vắc xin khi cần. Tuy vậy, nếu bạn có thai hoặc nghĩ mình đang mang thai và đồng thời phát hiện có triệu chứng của Rubella, bạn phải nhập viện ngay lập tức để bác sĩ theo dõi.
Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella là gì?
Virus Rubella là nguyên nhân gây bệnh Rubella. Virus truyền từ người sang người thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh này có tính lây nhiễm cao và dễ lây truyền cho người khác.
Một người bệnh có thể truyền virus cho những người khác từ 1 tuần trước khi xuất hiện phát ban da cho đến tận 1 tuần sau khi hết phát ban. Phụ nữ mang thai có thể truyền virus cho con thông qua đường máu.
Những ai thường mắc phải bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?
Bất kỳ ai cũng có thể bị Rubella. Bệnh Rubella ở cả trẻ em và người lớn đều khỏi nhanh, không nghiêm trọng và hiếm khi có biến chứng. Mối đe dọa thực sự của bệnh Rubella là khi truyền nhiễm cho phụ nữ mang thai.
Nếu mẹ mang thai bị nhiễm virus, nhất là trong vòng 4 tháng đầu thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí thai nhi chết lưu.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Rubella cao nếu bạn:
- Chưa từng bị Rubella;
- Chưa tiêm vắc xin liên phòng quai bị, sởi và Rubella;
- Đi đến quốc gia khác hoặc các nơi đang có dịch Rubella.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Rubella?
Hiện nay, quá trình phát bệnh và tự miễn dịch Rubella vẫn chưa có cách rút ngắn. Một khi nhiễm bệnh Rubella, cơ thể bạn và trẻ sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau thông thường như paracetamol liều trẻ em. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ tại quầy thuốc để mua kem bôi ngoài da nếu trẻ bị ngứa.
Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp bạn tự đề kháng virus nhưng con bạn vẫn có nguy cơ bị tật bẩm sinh.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đoán bệnh Rubella?
Bệnh Rubella khá khó chẩn đoán vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng các triệu chứng của bạn hoặc trẻ. Nếu bạn đang mang thai có triệu chứng Rubella hoặc từng tiếp xúc với người bệnh Rubella, bác sĩ có thể lấy dịch từ cổ họng, lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Rubella?
Bạn có thể kiểm soát bệnh Rubella của mình và người thân nếu bạn lưu ý vài điều sau:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh cho trẻ gãi khi ngứa vì sẽ để lại sẹo, bạn có thể dùng kem bôi giảm ngứa bán ở tiệm thuốc.
- Bạn hoặc trẻ bị bệnh nên tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh, đặc biệt không được ở gần hoặc tiếp xúc người đang mang thai.
- Không cho trẻ đang mắc bệnh Rubella uống aspirin.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bệnh Rubella chỉ gây nguy hiểm cho thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do đó tất cả các bà mẹ đều được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Rubella nấu chưa có miễn dịch ít nhất hai tháng trước khi dự định mang thai. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc do bé bị nhiễm Rubella bẩm sinh.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Du lịch cùng bé yêu – những điều bạn cần lưu ý
- Mẹo cho chuyến du lịch hoàn hảo
- Cách ăn uống lành mạnh trong suốt chuyến du lịch
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 1782
Rubella. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/basics/definition/con-20020067?p=1. Ngày truy cập 28/09/2015
Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017
Từ khóa » Thuốc Bôi Rubella
-
Rubella Là Bệnh Gì? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào? - YouMed
-
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chăm Sóc Trẻ Mắc Sởi, Rubella Và Thủy đậu - Báo Tuổi Trẻ
-
Rubella Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Rubela - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Rubella (bệnh Sởi Đức)
-
Rubella Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Rubella: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc, điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Sởi
-
Những Lưu ý Khi Tiêm Phòng Sởi - Quai Bị - Rubella Trước Khi Mang Thai
-
Vì Sao Bà Bầu Cần Cảnh Giác Với Bệnh Rubella Khi Mang Thai?
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Bôi Thủy đậu Bạn Cần Biết - Docosan
-
Cách Phân Biệt Sởi Với Các Phát Ban Dạng Sởi - Pharmacity