Rủi Ro Chiến Lược Là Gì? 4 Nhóm Rủi Ro Chiến Lược - Viện FMIT
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, rủi ro chiến lược được phát sinh từ các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Đây cũng là cách để doanh nghiệp lường trước những tổn thất không mong muốn, luôn chủ động và sẵn sàng ứng biến nếu có các tình huống bất ngờ xảy ra. Cùng Viện FMIT tìm hiểu khái niệm rủi ro chiến lược là gì và các nhóm rủi ro chiến lược để giúp doanh nghiệp có biện pháp xử lý khéo léo thông minh giúp doanh nghiệp luôn hoạt động theo đúng quỹ đạo của mình nhé!
Rủi ro chiến lược trong doanh nghiệp
Rủi ro chiến lược là gì?
Có rất nhiều cách để định nghĩa về rủi ro chiến lược:
- Theo Roberts, Wallace và McClure (2003): “Rủi ro chiến lược là những rủi ro ở cấp độ công ty, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và thực hiện chiến lược của tổ chức.”
- Theo Economist Intelligence Unit (2010): “ Rủi ro chiến lược là những rủi ro đe dọa đến khả năng thiết lập và thực hiện chiến lược tổng thể của công ty.”
-Theo Louisot và Ketcham (2014): “Rủi ro chiến lược liên quan đến việc áp dụng hoặc không áp dụng chiến lược chính xác cho tổ chức ngay từ đầu hoặc sau khi áp dụng, không điều chỉnh chiến lược đã chọn để đối phó với cạnh tranh hoặc các lực lượng khác”
Vậy, sau những định nghĩa của các chuyên gia, ta có thể đúc kết cho mình một định nghĩa đơn giản, dễ hiểu như sau:
Rủi ro chiến lược đề cập đến những vấn đề, sự kiện, quyết định có khả năng gây ảnh hưởng, thiệt hại hoặc cản trở một tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, rủi ro chiến lược cũng giúp doanh nghiệp đánh giá tính khả thi trước các yếu tố tác động xung quanh.
Sự khác biệt giữa rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng rủi ro chiến lược giống như rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, rủi ro chiến lược mang cấp độ vĩ mô hơn, đánh giá những mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai. Còn với rủi ro hoạt động, nó đánh giá hình hữu những rủi ro tức thời mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước đánh giá rủi ro hoạt động, đây quả thực là một sai lầm rất lớn.
Các bạn có thể phân biệt một cách đơn giản rủi ro chiến lược và rủi ro hoạt động như sau:
Rủi ro chiến lược | Rủi ro hoạt động |
Liên quan đến các quyết định chiến lược hoặc mục tiêu do quản trị cấp cao hoặc hội đồng quản trị đặt ra. | Có phạm vi rộng, liên quan đến từng bước hoạt động của hệ thống, quy trình vận hành và sản phẩm hoàn thiện. |
Có tính lâu dài, ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển lâu bền của tổ chức. | Có tính ngắn hạn, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. |
Tầm nhìn xa và vĩ mô về rủi ro | Tầm nhìn hẹp về rủi ro |
Quản trị rủi ro chiến lược là gì?
Quản lý rủi ro chiến lược thông thường được thực thi ở cấp độ ban lãnh đạo như giám đốc, hội đồng quản trị và tất cả các phòng ban. Việc quản lý rủi ro chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp tập trung vào những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
Hoạt động quản lý rủi ro chiến lược không nhất thiết phải thực hiện thường xuyên, nhưng cũng cần được đánh giá liên tục vào các giai đoạn hoặc chu kỳ để có những phương án cải tiến phù hợp.
Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp
Chuỗi hoạt động của quản lý rủi ro chiến lược có thể gồm:
- Xác định những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
- Đánh giá rủi ro để xác định khả năng xảy ra và tác động của rủi ro.
- Chọn chiến lược phù hợp để đối phó với từng rủi ro.
- Theo dõi từng rủi ro để cập nhật mọi thay đổi kịp thời.
- Báo cáo các giai đoạn của quy trình quản lý rủi ro chiến lược.
4 Nhóm rủi ro chiến lược
Theo Deloitte, trong rủi ro chiến lược có 4 nhóm rủi ro chính sau đây.
Rủi ro văn hóa
Rủi ro văn hóa có thể hiểu là những thông tin về văn hóa của doanh nghiệp bị truyền đạt sai lệch ra ngoài khiến mối quan hệ với các đối tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rủi ro văn hóa thường xảy ra trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà hầu hết người tham gia được thừa hưởng nền văn hóa đa dạng, có nhiều điểm khác biệt.
Một số vấn đề thường gặp về nhóm rủi ro văn hóa:
- Định hướng vị chủng khiến rủi ro đa văn hóa tăng lên. Có nghĩa là đối tác lấy giá trị văn hóa của mình làm chuẩn mực thước đo để đánh giá các nền văn hóa khác.
- Trong sự giao thoa văn hóa, nếu có những thông tin bị truyền đạt sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến thỏa thuận làm ăn, lượng hàng hóa và hình ảnh của doanh nghiệp.
Rủi ro văn hóa doanh nghiệp
Rủi ro thương hiệu và uy tín
Là loại rủi ro liên quan đến hình ảnh và uy tín của thương hiệu. Nếu công ty có những hoạt động lừa dối người tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng gây nên “làn sóng phẫn nộ” của người tiêu dùng và từ đó thương hiệu bị tẩy chay, thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản.
Rủi ro bảo mật và công nghệ
Rủi ro về công nghệ luôn là mối đe dọa tiềm tàng của doanh nghiệp. Sự thay đổi về công nghệ, kỹ thuật có thể khiến một doanh nghiệp đang làm ăn thịnh vượng bị thua lỗ do công nghệ đó không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những thông tin mang tính bảo mật tuyệt đối, như bí kíp kinh doanh, bí quyết công nghệ,.. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu bị rò rỉ ra ngoài có thể sẽ khiến chiến lược bị thất bại nghiêm trọng.
Rủi ro bị rò rỉ bí mật công nghệ
Rủi ro liên quan đến đối tác
Trong quá trình làm ăn, giao dịch, doanh nghiệp có thể vô tình kí kết các hợp đồng gây bất lợi cho mình mà không hay biết. Đây chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích của mình khi hợp tác với đối thủ.
Ví dụ về rủi ro chiến lược
Trong kinh doanh, có những sự kiện hoặc trường hợp xảy ra làm ảnh hướng đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ:
- Người đứng đầu doanh nghiệp có những quyết định chiến lược không rõ ràng, không có tính khả thi cao hoặc được thực hiện kém do không có sự giám sát chặt chẽ.
- Các thay đổi từ ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao về nhân sự, công nghệ, máy móc,...
- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.
- Việc sáp nhập hoặc mua lại cổ phần doanh nghiệp khác không thành công.
- Sự biến đổi liên tục của xu hướng thị trường làm cho nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi.
- Những vấn đề liên quan đến đơn vị cung cấp và những bên liên quan khác.
- Thách thức tài chính, nguồn vốn.
- Không có sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường, hoặc bị đổi thủ “bỏ xa” trên con đường chinh phục “trái tim người tiêu dùng”.
- Danh tiến của công ty bị tổn hại cho những thông tin bất lợi nào đó.
Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình về các loại rủi ro chiến lược, còn trong thực tế, hầu như tất cả mọi quyết định chiến lược đều tiềm ẩn những rủi ro khác. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có quy trình quản trị chiến lược phù hợp để hạn chế những thiệt hại không mong muốn.
Để giúp các doanh nghiệp hạn chế tối đa mọi rủi ro, Viện FMIT triển khai khóa đào tạo quản lý rủi ro chiến lược cho doanh nghiệp hiệu quả. Khóa học sẽ giúp doanh nghiệp có những phương pháp đánh giá mức độ rủi ro chuẩn xác và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
Học viên tham gia khóa đào tạo quản trị rủi ro của Viện FMIT
Quản lý rủi ro chiến lược là việc làm quan trọng mang tính cấp thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có kế hoạch xử lý rõ ràng. Để có thể ứng biến linh hoạt với các tình huống rủi ro, ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao cần trang bị những kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Khóa đào tạo của Viện FMIT dành cho các nhà lãnh đạo đang tìm hướng đi mới, mang lại sự phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp. Liên hệ đến hotline hoặc truy cập website của chúng tôi để được đội ngũ nhân viên tư vấn một cách tận tình nhé!
Tags: Kiểm toán nội bộ Kỹ năng lãnh đạo Quản lý chuỗi cung ứng Quản lý dự án
Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Chiến Lược
-
4 Nguy Cơ Chính Trong Quản Trị Rủi Ro Chiến Lược - TRG Blog
-
Hướng Dẫn Về Rủi Ro Chiến Lược - Isocert
-
Quản Trị Rủi Ro: Chiến Lược & Quy Trình Trong Thời đại Mới - VNCMD
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất - MISA AMIS
-
Quản Lý Rủi Ro Chiến Lược - Denetim
-
Các Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp | Trí Phúc |Tư Vấn Quản Lý Hệ Thống
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG
-
Các Loại Chính Của Các Rủi Ro Kinh Doanh - Business
-
QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC - TaiLieu.VN
-
Lược đồ Rủi Ro Là Gì? Đặc Trưng, ý Nghĩa Của Lược đồ Rủi Ro
-
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP
-
Các Loại Rủi Ro Trong Đầu Tư | VCBF
-
Trưởng/ Phó Phòng Quản Trị Rủi Ro - Tokio Marine