Rủi Ro Thanh Khoản Trong đầu Tư Chứng Khoán
Có thể bạn quan tâm
Tính thanh khoản là gì?
Thanh khoản là một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.
Tính thanh khoản được đo bằng thời gian và chi phí để chuyển đổi 1 tài sản sang tiền mặt.
Ví dụ: tiền mặt có tính thanh khoản cao, vì nó thường có thể được “bán” (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi. Chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu… cũng tương tự nếu chúng khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng. Còn các tài sản khác như bất động sản, vàng… có tính thanh khoản thấp hơn vì để chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt phải mất một thời gian dài cho đến rất dài. Cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là tính lỏng, tính lưu động.
Chứng khoán có tính thanh khoản
Tính thanh khoản chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại. Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những chứng khoán có sẵn trong thị trường, nên việc mua đi bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, có khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu.
Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh khi cần thiết. Điều này khiến thị trường chứng khoán càng trở nên hấp dẫn. Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao chứng tỏ thị trường càng năng động.
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới tính thanh khoản chứng khoán mà còn cân nhắc khả năng bán lại chúng để thu hồi vốn. Khi khó tìm được người mua hoặc phải bán giá thấp hơn, tức là chứng khoán đó có khả năng hồi phục kém. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải chịu tổn thất tài chính.
Thực tế nếu một nhà đầu tư nắm trong tay rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra được, chỉ biết chịu thua lỗ từng ngày thì đây chính là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản có ảnh hưởng quyết định tới “số mệnh” chứng khoán của một doanh nghiệp. Vậy nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản chứng khoán như sau:
– Những con số tài chính sẽ phản ánh tính hình hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Doanh nghiệp lớn uy tín, làm ăn tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, tình hình kinh doanh không tốt, tính thanh khoản cũng thấp.
– Chính sách của Nhà nước: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều tuân theo và chịu tác động từ quy định của các cơ quan quản lý. Do đó, tính thanh khoản cũng chịu sự tác động này. Ví dụ năm 2007, chỉ thị số 03 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã gây sốc với thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.
– Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Pháp luật nước ta quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết, được mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Điều này khiến giới đầu tư nước ngoài không được phép mua hết cổ phiếu họ đang nhắm đến nên buộc phải chọn loại phù hợp nhất. Do đó cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận giới đầu tư nước ngoài bị hạn chế hơn.
– Tâm lý của các nhà đầu tư: Việc mua bán trên thị trường phụ thuộc nhiều vào thời điểm và nhu cầu của nhà đầu tư. Khi thị trường đang khởi sắc thì nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền mua bán hơn. Khi thị trường đang giảm điểm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng hơn.
Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro
Các sản phẩm như vàng, bất động sản hay bảo hiểm… trên thị trường đều có mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên rủi ro thanh khoản.
Do đó khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư nên tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp. Đây là cách để tránh rủi ro chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán.
Từ khóa » Chứng Từ Có Tính Lỏng Cao
-
Thanh Khoản (tài Chính) – Wikipedia Tiếng Việt
-
THANH KHOẢN (LIQUIDITY) VÀ MỘT SỐ LOẠI THANH KHOẢN
-
Tính Thanh Khoản Và Những điều Nhà đầu Tư Cần Biết! - Yuanta
-
[DOC] 1. Biểu Mẫu Tính “Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Cao”
-
Khái Niệm Tính Thanh Khoản Trong đầu Tư Chứng Khoán
-
Nhà Thầu Phải Chứng Minh Có Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Cao
-
Làm Sao để đánh Giá Tình Hình THANH KHOẢN Của Doanh Nghiệp?
-
Thanh Khoản Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Về Rủi Ro ... - TheBank
-
Thương Phiếu Là Gì ? Quy định Về đặc điểm, Phân Loại Thương Phiếu
-
Nghiệp Vụ đầu Tư, Kinh Doanh Chứng Khoán Và Phân Loại Chứng ...
-
Tài Sản Ngắn Hạn Là Gì? Quy định Cách Tính Tài Sản Ngắn Hạn?
-
Định Hướng Phát Triển Thị Trường Tài Chính Việt Nam Giai đoạn
-
Chuẩn Mực Kiểm Toán Số 240