Rủi Ro Trong đầu Tư Chứng Khoán Là Gì Và Cách Hạn Chế | Timo
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán là một trong các công cụ giúp các nhà đầu tư tạo ra nguồn thu nhập cho số tiền nhàn rỗi của mình. Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội là không ít rủi ro tiềm ẩn khiến người chơi thua lỗ. Trong bài viết sau đây, ngân hàng số Timo sẽ cùng các bạn tìm hiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gìlà những giải pháp khắc phục hiệu quả. Xem ngay nhé!
Menu Xem nhanh 1. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì? 1.1. Rủi ro hệ thống 1.2. Rủi ro phi hệ thống 2. Cách giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán 3. Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng TimoRủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?
Đầu tư chứng khoán là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, nhưng kèm theo đó là những rủi ro không may xảy ra. Rủi ro trong trong đầu tư chứng khoán còn được hiểu là giá trị khoản đầu tư giảm khiến người chơi thua lỗ. Những rủi ro này cũng đến từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu có 2 loại chính là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro hệ thống
Hay còn gọi là rủi ro thị trường. Loại này thường ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Đây là rủi ro khó tránh khỏi khi đầu tư, dù bạn mua cổ phiếu của bất kỳ mã ngành nào cũng sẽ gặp phải những rủi ro này. Trong đó có 4 rủi ro thị trường phải kể đến, bao gồm:
- Rủi ro lạm phát và lãi suất: Điều này xảy ra do có sự dao động của lãi suất trái phiếu chính phủ khiến đồng tiền bị mất giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà đầu tư.
- Rủi ro thanh khoản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền và ngược lại. Cụ thể, số lượng chứng khoán càng lớn thì khả năng thanh khoản và đặt lệnh sẽ càng cao.
- Rủi ro hàng hóa: Giá cả hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu. Khi giá hàng hóa thay đổi sẽ tạo nên những biến động và rủi ro khi đầu tư vào các cổ phiếu của loại hàng hóa đó. Ví dụ: xăng, điện, khí gas, năng lượng,…
- Rủi ro mô hình: Việc xây dựng mô hình sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật thị trường. Tuy nhiên, thị trường lại biến động không theo quy tắc nhất định, vì vậy nó dễ tạo ra các rủi ro chứng khoán.
Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro đặc trưng của từng ngành, từng doanh nghiệp riêng lẻ. Ví dụ: rủi ro ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra với các công ty sản xuất công nghiệp nặng, công ty dầu khí sẽ bị ảnh hưởng bởi rủi ro giá dầu giảm,… Loại rủi ro này được thể hiện cụ thể dưới 5 loại như sau:
- Rủi ro truyền thông: Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những tin tức xấu sẽ bị giảm sút giá chứng khoán nhanh chóng.
- Rủi ro xếp hạng: Sự thay đổi, lên xuống thứ hạng giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Rủi ro pháp lý: Luật chứng khoán luôn được điều chỉnh để nâng cao tính minh bạch cho thị trường. Vì vậy, nếu nhà đầu tư không nắm được những luật pháp lý sẽ dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra.
- Rủi ro lỗi thời: Nếu doanh nghiệp không bắt kịp xu hướng và thay đổi sẽ khiến lợi nhuận tăng trưởng chậm, bị đối thủ vượt mặt. Điều này dẫn đến giá trị cổ phiếu sẽ bị thay đổi.
- Rủi ro kiểm toán: Nếu kiểm toán và đánh giá nguồn vốn của công ty không được thực hiện hiệu quả sẽ gây thiệt hại cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời làm giá cổ phiếu cũng giảm theo.
Cách giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro là điều luôn hiện diện mà khi tham gia bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ gặp phải. Tuy không loại bỏ hoàn toàn được nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro khi đầu tư với các cách sau:
- Đa dạng, mở rộng các danh mục đầu tư:
Đầu tư đa dạng chứng khoán, mã ngành là một trong những cách để giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. Bạn không nên tập trung một, hai cổ phiếu tiềm năng. Đa dạng đầu tư để hạn chế tối ưu các rủi ro về lỗi thời, xếp hàng,…
Tuy vậy, bạn cũng không nên đầu tư quá nhiều vào các ngành khác nhau. Hãy tập trung phân tích thị trường và lựa chọn cho mình các loại cổ phiếu phù hợp và tiềm năng nhất.
Xem thêm: Phương pháp đầu tư 4 chữ M
- Tập trung đầu tư dài hạn:
Đầu tư dài hạn là cách giúp người chơi giảm tối đa các rủi ro xảy ra. Bạn sẽ nhận được mức lợi nhuận bền vững, ổn định lâu dài từ công ty. Bên cạnh đó, sau khi doanh nghiệp phục hồi sau biến động, bạn còn được hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu và được chia cổ tức.
- Theo dõi các thông tin về biến động thị trường:
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá, thao túng thị trường, chỉ số giá,… là những kiến thức bạn cần tìm hiểu và theo dõi thường xuyên. Việc này giúp bạn bắt kịp được xu hướng và dễ dàng ứng biến. Ngoài ra, hiểu rõ đặc điểm thị trường sẽ giúp bạn tỉnh táo đầu tư, không bị lôi kéo tâm lý bởi đám đông.
- Tham gia đầu tư tại công ty môi giới uy tín, chuyên nghiệp:
Nếu bạn muốn đầu tư ổn định, an toàn có thể lựa chọn các công ty môi giới minh bạch để tham gia. Một công ty uy tín sẽ khớp lệnh nhanh chóng, cập nhập thông tin một cách chính xác và ít bị ảnh hưởng bởi thao túng thị trường.
- Tìm hiểu vấn đề pháp lý và tuân thủ kỷ luật khi đầu tư:
Bất kỳ ngành nghề nào cũng có kỷ luật và quy định riêng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh vi phạm, để sinh lời an toàn và hiệu quả.
Để thực hiện đầu tư an toàn và ổn định dài lâu hơn, bạn có thể tham khảo hình thức đầu tư quỹ mở. Với các phương pháp hạn chế rủi ro, quỹ sẽ đầu tư vào một danh mục nhiều mã chứng khoán thuộc các ngành nghề khác nhau, để tránh những ảnh hưởng của việc tăng hoặc giảm giá của một vài mã chứng khoán.
Thực tế, một quỹ đầu tư thường sẽ đầu tư vào ít nhất là 20 mã cổ phiếu và trái phiếu và các tài sản khác. Việc đa dạng hóa nói trên là rất khó khăn đối với quy mô của một nhà đầu tư cá nhân, bởi vì đòi hỏi số vốn phải đủ lớn, cộng thêm kiến thức tài chính, thời gian nghiên cứu thị trường chứng khoán. Đây là điều mà những nhà đầu tư cá nhân khó làm tốt hơn các tổ chức quản lý quỹ chuyên nghiệp.
ĐẦU TƯ CÙNG VINACAPITAL NGAY!Hiện nay, VinaCapital được xem là công ty quản lý quỹ có kinh nghiệm lâu đời nhất tại Việt Nam. Các kế hoạch, chiến lược đầu tư đều được các chuyên gia hàng đầu và đội ngũ chất lượng cao thực hiện phân tích và đánh giá. Vì thế, lợi nhuận mà VinaCapital mang đến cho các nhà đầu tư được đánh giá là luôn ở mức cao ổn định. Khi tham gia đầu tư với VinaCapital, bạn sẽ kiểm soát được rủi ro trên thị trường và tối ưu được nguồn lực nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do VinaCapital quản lý kể từ ngày thành lập:
Tại ngày 02-12-2021 | Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%) | Lợi nhuận 1 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 3 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 5 năm (%) | Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập |
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013) | 6,8 | 7,1 | 7,0 | 7,3 | 7,6 |
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019) | 37,0 | 42,4 | – | – | 19,6 |
VEOF (Thành lập 01-07-2014) | 57,0 | 69,2 | 24,2 | 17,2 | 14,1 |
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017) | 68,0 | 83,2 | 31,1 | – | 23,2 |
Qua bài viết này, các bạn đã được hiểu rủi ro trong đầu tư trong chứng khoán là gì và một số cách khắc phục. Tuy thị trường chứng khoán là nơi giúp các nhà đầu tư sinh lời hiệu quả cho số tiền nhàn rỗi nhưng cũng khó tránh các sơ suất. Vậy nên bạn có thể tham khảo các quỹ mở do công ty quản lý quỹ VinaCapital.
Tải app Timo Digital Bank để tham gia đầu tư vào VinaCapital và theo dõi quá trình minh bạch hiệu quả ngay hôm nay!
Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo
Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu. Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro. Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ. Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.
ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong đầu Tư
-
Các Loại Rủi Ro Trong Đầu Tư | VCBF
-
Các Loại Rủi Ro Trong đầu Tư Chứng Khoán
-
Sơ Lược Về Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong đầu Tư - SIU REVIEW
-
9 Loại Rủi Ro đầu Tư Chứng Khoán Phổ Biến - ProNexus
-
RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH - Hanoilaw Firm
-
Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong Kinh Doanh - Sapuwa
-
Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong Kinh Doanh Và Cách Khắc Phục
-
Những Loại Rủi Ro Phổ Biến Trong đầu Tư Ngoại Hối Là Gì?
-
Những Rủi Ro Trong đầu Tư Cổ Phiếu Và Cách Hạn Chế - Manulife
-
Có Những Loại Rủi Ro Trong Thị Trường Bất động Sản Nào?
-
Một Số Rủi Ro Chủ Yếu Trong Thẩm định Dự án.
-
Các Rủi Ro Khi đầu Tư Chứng Khoán Và Cách Phòng Tránh
-
Những Rủi Ro Khi đầu Tư Chứng Khoán Không Phải Ai Cũng Biết
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất - MISA AMIS