Rủi Ro Từ Trào Lưu Mua 'giày ảo' Giá Nghìn USD để... Kiếm Tiền
Có thể bạn quan tâm
Chạy ra... tiền
Gần đây mạng xã hội xuất hiện một hình thức kiếm tiền mới, đó là chạy bộ hoặc đi bộ kiếm tiền. Thông qua mạng xã hội, các đối tượng thi nhau mời chào người tham gia với những lời hứa hẹn thu nhập hấp dẫn. Với việc chạy bộ hoặc đi bộ, đối tượng được mời chào không chỉ là những người chạy bộ mà tất cả mọi người.
"Tuyển người chạy bộ (vừa có sức khỏe, vừa có tiền). Điều kiện: Có kỹ năng chạy bộ từ trước; chạy đều với tốc độ 8-20/km/h; chạy vào thời gian cố định trong ngày 18h chiều; chạy hàng ngày và lâu dài; chạy khoảng 20km/ngày (có thể lập team 5-7 người tiếp sức). Tiền thưởng 1 triệu đồng/ngày, nhận tiền theo tuần (1 tuần/lần). Cam kết không lừa đảo, không đa cấp, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện nêu trên. Chạy càng khỏe càng tốt. Địa điểm khu chạy là khu 31ha. Inbox để biết thêm chi tiết", đây là những dòng quảng cáo của một tài khoản đăng trên mạng xã hội Facebook.
Theo một chuyên gia về tiền ảo, thực chất việc mời gọi tuyển người chạy như trong mẩu quảng cáo trên một số diễn đàn sinh viên chính là tuyển người "chạy thuê" cho một hoặc vài cá nhân nào đó đang sở hữu nhiều account, hay nói cách khác là đang đầu tư rất nhiều tiền để sở hữu cùng lúc nhiều "đôi giày" và cần người chạy hộ.
"Move-to-earn" là loại hình giúp người dùng kiếm tiền qua những chuyển động hàng ngày bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến và đo lường chuyển động của con người. Cách đo lường này không mới, nhưng hiện chỉ có một số dự án như Gen...s hay St...n trở thành những sản phẩm tiên phong cho loại hình trên blockchain.
TS. Nguyễn Đình Quân, chuyên gia về blockchain, Trường Đại học Bách khoa TP HCM cho biết, một số blockchain như Ethereum, Solana, Cardano… cho phép người dùng dễ dàng tạo ra các token với những chương trình cài đặt mà không cần phải tạo ra blockchain riêng. Đó là lý do những dự án như thế này nhanh chóng bùng nổ, nhưng nhìn nhận khách quan thì rõ ràng nó thiếu sự ràng buộc, quá dễ dàng nên giá trị nội tại thấp. Việc đi bộ để tích lũy token là một việc làm hời hợt, thiếu mô mình kinh tế logic.
"Trước đây khi Bitcoin mới ra đời, đã xuất hiện đồng waldbit. Khi đó, tôi bỏ điện thoại và máy lắc trong phòng thí nghiệm, chỉ sau vài tiếng đã kiếm được cả đống coin. Vì vậy việc đi bộ kiếm tiền không phải là mới, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều rủi ro, giống như Pi Network", TS. Nguyễn Đình Quân nhận định.
Khi có bán, mua, chủ đầu tư có "rút cầu"?
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt các giao dịch, hoạt động liên quan tiền ảo: Tiền ảo, bão táp và nỗi lo thật
Đánh sập 4 sàn giao dịch vàng, tiền ảo xuyên quốc gia
"Ngoài lý do đầu tư, St...n cho tôi động lực mỗi tuần 4-5 buổi ra đường để chạy bộ. Với người luyện tập, động lực để duy trì luyện tập thường xuyên là rất quan trọng", ông Nguyễn Hải Đăng, một người đang trải nghiệm St...n chia sẻ.
Trước khi sử dụng nền tảng này, ông Đăng cũng thường xuyên chạy để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự chắc chắn của việc đầu tư này, ông Đăng không trả lời được, chỉ biết, chạy là có tiền.
Đồng thời, ông Nguyễn Hải Đăng cho rằng, nếu nhìn St...n chỉ dưới góc độ đầu tư, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố. "Nếu không đam mê luyện tập, chỉ tìm đến dự án vì mục đích kiếm tiền, người dùng sẽ rất khó để tin tưởng vào mô hình này", ông Đăng nói thêm.
Do không có ràng buộc gì, theo TS. Nguyễn Đình Quân, khi số người đi bộ kiếm token tăng lên cấp số nhân, dự án có thể sẽ tung token ra bán. Sẽ có người mua và người bán, dòng tiền sẽ đổ vào rất nhanh. Khi đó chủ dự án đứng sau cái này có bao nhiêu coin? Họ có thể "rút cầu", lấy hết tiền và nghiễm nhiên trở thành người siêu giàu trong khi không tạo ra một giá trị gì ban đầu kể cả về công nghệ lẫn tokenomy. "Cho đến nay, các dự án kiểu đi bộ kiếm tiền có rất nhiều, nhưng tất cả chỉ toàn là rác", TS. Quân nói.
Một đôi giày NFT của dự án có giá trung bình khoảng 10.2 SOL, tương đương 23 triệu đồng. Đồng thời, người dùng có thể thuê giày để tham gia chạy bộ kiếm tiền số. Khi thuê giày, thu nhập từ việc chạy bộ sẽ giảm đi. Nhà đồng sáng lập của StepN, Jerry Huang cho biết người chơi sẽ nhận được 70% lợi nhuận và người cho thuê giày sẽ hưởng 30% còn lại.
Loại tiền số dùng để trả thưởng cho người chơi là đồng Green Satoshi Token (GST). Số token được trả thưởng sẽ phụ thuộc vào chức năng của từng loại giày NFT. Hiện token GST có giá vào khoảng 3,33 USD/đồng.Cơn sốt tiền ảo làm chao đảo miền quê
Từ khóa » Trào Lưu Nft
-
Trào Lưu NFT - Thiên đường Cho Giới Nghệ Sĩ Hay "con Dao Hai Lưỡi"?
-
Thị Trường NFT Sụt Giảm Mạnh, Trào Lưu đã Hết Sốt? - VietNamNet
-
NFT Là Gì? Trào Lưu NFT Và Những Rủi Ro Tiềm ẩn - DNSE
-
Giải Mã Trào Lưu NFT - Công Nghệ được Coi Là "mỏ Vàng" Sau Bitcoin
-
Trào Lưu NFT, Công Nghệ Blockchain đang Khiến Thế Giới Phát Cuồng ...
-
Tất Tần Tật Về NFT, Trào Lưu Mới Dựa Trên Blockchain (Phần 2) - CafeBiz
-
Trào Lưu Kiếm Tiền Từ NFT Nở Rộ Tại Đông Nam Á - VnExpress
-
Giá 17.000 USD, NFT Bà Phương Hằng Và ông Quyết Chưa ... - Zing
-
Game NFT định Hình Trào Lưu Tiền Số - VnEconomy Emagazine
-
Số Lượng Giao Dịch Giảm Sốc Tới 92%, Trào Lưu NFT Từng Gây Sốt Giờ ...
-
“Trào Lưu Game Blockchain đang Nhận Nhiều Sự Quan Tâm Hơn Bao ...
-
NFT - Xu hướng mới hay trào lưu nhất thời? - CryptoGo
-
Trào Lưu Nft | VnReview
-
NFT Trong Giới Nghệ Thuật: Cơ Hội Hay Rủi Ro? - Báo Lao động