Run Giật Chân Vào Ban đêm Khi Ngủ Là Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời của Tiến sĩ Shahul Hamed , một Chuyên gia Thần Kinh tại Sở Thần kinh học, Viện Khoa học thần kinh Hoa Kỳ như sau:
Tình trạng bạn đang gặp phải hiện nay được gọi là hội chứng chân không nghỉ. Đây là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi những cơn run giật, đau nhói, co kéo, tê dần dần, run chân hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát, được buộc người bệnh phải di chuyển chân liên tục. Các triệu chứng xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, khi người bệnh thư giãn nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ. Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng thường phổ biến hơn ở phụ nữ và có xu hướng tăng lên theo tuổi tác. Nó xảy ra ở khoảng 5% số người từ 30 – 50 tuổi và 44% ở những người trên 65 tuổi.
Hơn 80% những người mắc hội chứng chân không nghỉ có chu kỳ trong giấc ngủ, nó thường xảy ra sau cứ mỗi 15 - 40 giây, và có thể lặp lại trong suốt cả đêm. Các triệu chứng này làm người bệnh bị thức tỉnh nhiều lần trong đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Người bệnh bị mất ngủ và thường cảm thấy rất buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, dẫn tới trầm cảm, suy giảm trí nhớ, giảm sút sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh run chân tay - Những cách giảm run tốt nhất
Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ là vô căn (không rõ ràng), nhưng nó có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố tác động như thuốc, thiếu sắt, thiếu máu, suy thận và bệnh lý thần kinh.
Bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ nên được thực hiện nghiệm pháp ghi đa ký giấc ngủ (polysomnography) để xác định sự hiện diện của nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ khác (ví dụ ngưng thở khi ngủ), đồng thời theo dõi, kiểm soát chứng rối loạn này.
Hội chứng chân không nghỉ có thể được điều trị bằng thuốc như benzodiazepin (thuốc an thần). Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong các thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm run giật cũng có thể hữu ích. Trong trường hợp nặng, các loại thuốc như GABAPENTlN (thuốc giảm đau) có thể được sử dụng. Tuy nhiên, trước khi điều trị với thuốc, người bệnh cần được kiểm tra tất cả các nguyên nhân thứ phát gây ra hội chứng này.
Hội chứng chân không nghỉ đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Các triệu chứng có thể dần nặng hơn theo tuổi tác. Bên cạnh thuốc điều trị, bạn cần thay đổi lối sống: không sử dụng thuốc lá, cà phê, bổ sung sắt, acid folic, magie, có thể áp dụng một số chương trình tập thể dục và massage chân, tắm nước nóng, cũng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trong trường hợp nhẹ hoặc vừa phải.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Thân mến!
Từ khóa » Hiện Tượng Giật Chân Khi Ngủ
-
Hội Chứng Chân Không Yên ảnh Hưởng Tới Giấc Ngủ Như Thế Nào?
-
Chân Co Giật Khi Ngủ Là Triệu Chứng Của Bệnh Tim?
-
Cơn Co Giật Trong Giấc Ngủ Có Làm Phiền Bạn?
-
Hiện Tượng Giật Cơ Chân - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Giật Cơ - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Triệu Chứng Co Giật Chân Tay Khi Ngủ Và Những điều Cần Biết
-
Lí Giải Hiện Tượng Giật Tay Chân Khi Ngủ ở Người Trưởng Thành
-
Cơn Co Giật Khi Ngủ - VnExpress Sức Khỏe
-
Bé 24 Tháng Hay Bị Giật Giật Chân Khi Ngủ | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm ...
-
Tại Sao Bạn Hay Bị Giật Mình Khi Ngủ? - Hello Bacsi
-
Những Biểu Hiện Co Giật Nhẹ Tay Chân Khi Ngủ Có Thể Do Những Vận ...
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Hiện Tượng Giật Mình Khi Ngủ | VOV.VN
-
Bé 3 Tuổi Ngủ Bị Giật Tay Chân Có Nguy Hiểm Không? - Monkey
-
Run Giật Chân Tay Khi Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?