Rừng Bị Chặt Phá: Trách Nhiệm Thuộc Về Ai? - ThienNhien.Net
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian qua, tại nhiều khu rừng của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng. Tại bản Hội 1, xã Châu Hội có hàng chục cây gỗ lim tuổi đời từ 30-40 năm thuộc khu vực rừng lim bảo tồn bị khai thác trái phép. Theo thống kê, tính từ ngoài Tết Nguyên đán 2022 đến nay, cơ quan chức năng đã ghi nhận tổng số 28 vụ chặt phá rừng tại địa phương này.
Hàng loạt cây gỗ quý bị triệt hạ
Có mặt tại thung Túm Lụm, bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), chúng tôi ghi nhận vụ phá rừng với diện tích hơn 7.000m2. Xung quanh thung Túm Lụm là lèn đá, giữa lòng thung gần như mọi cây cối đều đã bị đốn hạ.
Qua ghi nhận, đã có rất nhiều những cây gỗ, đường kính từ 25 – 30cm nằm ngổn ngang, thậm chí có nhiều cây đường kính gần 60cm dài 5-7m đã được cắt thành khúc. Xung quanh khu vực Túm Lụm, phát hiện nhiều lán trại, phục vụ cho việc chặt phá rừng.
Theo thông tin từ cán bộ kiểm lâm địa bàn, vụ phá rừng được phát hiện vào ngày 31/3 vừa qua. Sau khi xác nhận sự việc, chính quyền xã Châu Bính đã tổ chức tổ công tác tiến hành kiểm tra. Phát hiện tổ công tác vào thung, các đối tượng đã vượt lèn bỏ chạy. Sau đó, Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu phối hợp với UBND xã Châu Bính tiếp tục vào thung Túm Lụm để kiểm tra hiện trường.
Theo biên bản được lập ngày 4/4, vụ phá rừng xảy ra tại lô 16, khoảnh 4 và lô 3, khoảnh 3, tiểu khu 171, thuộc địa phận bản Luồng Lạnh, xã Châu Bính. Rừng bị phá là rừng sản xuất, có trạng thái là rừng núi đá nghèo kiệt, trữ lượng 19,599m3/ha.
Qua đo đếm, khu vực rừng bị chặt phá có 95 cây gỗ bị đốn hạ; trữ lượng rừng trên diện tích chặt phá là 15,287m3; trữ lượng cây rừng bị thiệt hại trên diện tích chặt phá là 7,196m3; chưa phát hiện đối tượng vi phạm.
Trong khi đó, tại xã Châu Hoàn, theo sự phản ánh của người dân, địa phương này cũng vừa xảy ra vụ phá rừng. Sáng 12/4, có mặt tại hiện trường, chúng tôi khẳng định, phản ánh của người dân là có cơ sở. Cụ thể, tại tiểu khu 323 thuộc bản Nật Trên, xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, một quả đồi rộng lớn đã bị chặt phá.
Qua ghi nhận, đã có hàng chục cây gỗ, đã số là gỗ dẻ bị đốn hạ. Tại hiện trường cho thấy, những cây gỗ này bị đốn hạ cách đây chưa lâu. Sau khi đốn hạ, những cành củi bị đốt cháy, còn lại những khúc gỗ lớn, chưa kịp vận chuyển, nằm ngổn ngang trên sườn đồi.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại bản Hội 1, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu. Hàng chục cây gỗ lim thuộc khu vực rừng lim bảo tồn của địa phương này bị cắt tỉa. Điều đáng nói, có dấu hiệu lợi dụng tình hình này để khai thác các cây gỗ lớn, khỏe mạnh.
Theo ghi nhận, khu vực thuộc diện rừng bảo tồn, do xã quản lý, hàng năm huyện trích kinh phí để chăm sóc nhưng trước hiện tượng có một số cây chết khô, xã đã sốt sắng xin ý kiến để khai thác, tận thu. Và chỉ trong thời gian ngắn, 21 cây lim xanh tuổi đời từ 30 – 40 năm đã bị chặt hạ, thu dọn sạch sẽ cả gỗ lẫn lá. Các cây bị chặt hạ là những cây gỗ lớn, đường kính từ 30 – 60cm. Nhiều vị trí có 4 -5 gốc cây lớn nằm san sát nhau bị cắt bỏ.
Cần điều tra làm rõ các vụ phá rừng
Trước tình trạng phá rừng xảy ra liên tiếp ở nhiều địa phương, huyện ủy Qùy Châu đã ban hành Công văn số 266-CV/HU chỉ đạo tăng cường những biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng. Nơi nào để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chủ rừng phải chịu trách nhiệm.
Soi chiếu vào vụ phá rừng tại thung Túm Lụm, xã Châu Bính, ông Nguyễn Thanh Hoài – Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu khẳng định: UBND huyện Quỳ Châu sẽ chỉ đạo đẩy nhanh công tác điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm cũng như mục đích hủy hoại rừng để xử lý theo quy định của pháp luật…
Theo thông tin từ phía Công an huyện Quỳ Châu cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện đã nhận được hồ sơ từ Hạt Kiểm lâm. Trên cơ sở hồ sơ của Hạt Kiểm lâm, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ tập trung điều tra, xác minh đối tượng đã thực hiện hành vi hủy hoại rừng.
Đối với vụ chặt 21 cây lim tại xã Châu Hội, hiện UBND huyện Quỳ Châu đã chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, Công an huyện, Phòng NN&PTNT cùng UBND xã Châu Hội, lập đoàn để khảo sát, kiểm tra hiện trường vụ việc.
“Quan điểm của huyện là nếu để xảy ra sai phạm, sẽ xử lý nghiêm”, ông Hoài khẳng định.
Được biết, giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2022 cho đến nay, tình trạng chặt phá rừng, khai thác rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất trồng rừng có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Cụ thể tại bản Cướm (Diên Lãm), bản Tà Lạnh (Châu Hạnh), bản Chiềng Nong, Chàng Piu (Châu Thuận), bản Nông Trang (Châu Bính), bản Khun (Châu Hội) và xã Châu Nga đã xảy ra các vụ việc phá rừng. Dẫn đến rừng tự nhiên bị mất và suy kiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái.
Riêng trong năm 2020, tại địa phương này đã xử lý 40 vụ vi phạm lâm luật. Tính từ đầu năm 2022, cơ quan chức năng đã ghi nhận tổng số 28 vụ chặt phá rừng tại địa phương này. Trong đó, có nhiều vụ cố ý khai thác trái phép, nhiều trong số đó chưa tìm được thủ phạm.
Câu hỏi đặt ra ở đây là lực lượng chức năng, chính quyền huyện Quỳ Châu đang ở đâu, để việc chặt phá rừng trái phép diễn ra một cách công khai như vậy? Tỉnh Nghệ An cần giao cho Công an tỉnh, ngành nông nghiệp và các đơn vị chức năng liên quan vào cuộc điều tra làm sáng tỏ những uẩn khúc phía sau các vụ chặt phá rừng này.
Nguồn: Điền Bắc/ Báo Đại Đoàn KếtBài liên quan:
- Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
- Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang
- Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp
- Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị
- Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
- Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
- Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
- Gia Lai: “Lâm tặc” ngang nhiên vào rừng đốn hạ gỗ rồi đốt gốc phi tang
- Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm?
- Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
Từ khóa » Hiện Tượng Chặt Phá Rừng
-
Phá Rừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Trạng Nạn Chặt Phá Rừng ở Việt Nam Và Biện Pháp Phòng Ngừa
-
Nạn Phá Rừng Tại Việt Nam Đang Ngày Càng Ở Mức Báo Động
-
Nghị Luận Về Hiện Tượng Rừng Bị Tàn Phá (7 Mẫu) - Văn 12
-
Những Hệ Lụy Từ Mất Rừng Ngày Càng Nghiêm Trọng
-
GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN NẠN PHÁ RỪNG
-
Bài Văn Suy Nghĩ Về Rừng Bị Tàn Phá, Hay, Tuyển Chọn - Thủ Thuật
-
Suy Nghĩ Về Hiện Tượng Rừng Bị Tàn Phá - Ôn Thi HSG
-
Nạn Phá Rừng Và Những Hệ Lụy
-
Khi Những Cánh Rừng đang Dần Biến Mất
-
Ngăn Chặn Tình Trạng Chặt Phá Rừng Phòng Hộ Quan Sơn
-
Lâm Đồng Bắt Quả Tang 5 đối Tượng Chặt Phá Rừng Phòng Hộ
-
Liên Hợp Quốc: Vẫn Có Khoảng 10 Triệu Ha Rừng Biến Mất Mỗi Năm