Rừng Lá Thấp & Tôi | Hoàng Khương
Có thể bạn quan tâm
Năm 6 tuổi tôi bắt đầu nghe nhạc lính và bài hát đưa tôi đến dòng nhạc là Rừng lá thấp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Theo như lời tự thuật của tác giả thì bài hát này ông viết để tiếc thương cho người bạn thân sau Mậu Thân đã “không thèm” nghe ông hát nữa.
Vì sao là Rừng lá thấp ? Nếu tìm trên internet sẽ thấy có nhiều giải thích cho tựa bài hát này. Có người cho rằng “rừng lá thấp” chỉ khu vực cầu Thị Nghè ngày trước thưa thớt dân cư, cũng chính là nơi bạn thân của nhạc sĩ đã hy sinh trong trận đánh Mậu Thân 1968. Có người cho rằng “lá thấp” là vì người lính dùng lá rừng ngụy trang. Cá nhân tôi, nếu dựa vào câu hát “lá rừng che kín đường về phồn hoa” thì tôi cho rằng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh muốn nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của những tâm sự mà ông đã dùng để viết nên ca khúc này. Rừng là nơi rất gắn bó yêu thương của những người lính “chinh chiến dài lâu”, cũng là nơi hoàn toàn đối lập với chốn hoa lệ thành đô. Chính tại nơi cây phủ đường đi, những người lính rừng (*) tưởng chừng “mộng ước đầu nghe như đã chìm sâu” lại được an ủi, vỗ về bằng những câu hát “trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà” để rồi ngỡ ngàng nhận ra “giữa rừng già tôi có thấy gì đâu” ! Nghe đến đây tôi nghĩ chắc những người lính giận những cô ca sĩ lắm bởi họ đang bất mãn và trách “có thấy gì đâu”. Nhưng không, những người lính “quen yêu gian khổ quân hành” không giận mà chỉ nhắn với các cô ca sĩ “thật lòng trong câu hát đầu môi” như chính những người “lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi” ! “Mà thôi” nghe giản dị và mộc mạc như chính những người lính, như cái câu họ vẫn thường nói “Lính mà em !”. Với so sánh này, tôi cho tựa bài hát RỪNG LÁ THẤP đã thể hiện trọn vẹn tâm sự của người bạn Trần Thiện Thanh, của những người lính vẫn mong chờ tình cảm thật lòng từ những em gái hậu phương như cách lá thấp của rừng đã yêu thương, bảo bọc họ.
Bài hát này được rất nhiều ca sĩ trình bày, từ thế hệ đàn anh đàn chị như Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Chế Linh đến thế hệ đàn em như Trường Vũ, Đan Nguyên. Mỗi ca sĩ có một cách thể hiện riêng và để lại trong tôi những cảm xúc rất riêng.
Chú Chế Linh trong Asia 50 hát là “từ máy thâu thanh cô nàng vừa ca”, từ “thâu thanh” khiến tôi nhớ lại cách người miền Tây gọi máy cassette là “cái thâu băng” – từ mà rất lâu rồi tôi ít khi nghe lại.
Trường Vũ thì lại hát sai một từ khiến bài hát này sai hoàn toàn về ý nghĩa. Lẽ ra phải hát là “giờ chỉ cần hai tiếng mến anh” thì anh ấy lại hát là “giờ chỉ còn hai tiếng mến anh”. Còn là những gì sót lại sau khi đã mất nhưng theo ý nghĩa bài hát này thì những người lính có đâu mà mất để rồi còn lại. Rõ ràng, những người lính ở đây “cần”. Họ cần vì họ phải sống trong những khoảnh khắc “thèm trong hãi hùng tiếng hát môi em”. Nếu ca sĩ Trường Vũ hiểu rõ Tiếng Việt và được xem video ca khúc Kẻ Ở Miền Xa của nhạc sĩ Trúc Phương do chú Duy Khánh trình bày thì chắc đã không hát sai như vậy.
Theo ý kiến cá nhân tôi thì cô Hoàng Oanh hát bài này hay nhất. Khi hát, có một từ cô hát không đúng với nguyên tác nhưng nhờ đó mà thể hiện cao nhất tính bi hùng của bài hát này. Cụ thể, trong nhạc tờ xuất bản tháng 11 năm 1968, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh dùng từ “nằm” trong câu “hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua” nhưng khi hát, cô Hoàng Oanh hát là “gục”. Thật ra từ “nằm” cũng hay và nó được dùng khá trang trọng khi tưởng niệm những người lính về với đất mẹ thân yêu. Nhưng với một ca khúc còn mang tính thời sự về một sự kiện như Mậu Thân thì từ “gục” mới thể hiện đúng tâm thế của người lính phải giã từ vũ khi trong lúc chiến trận còn đang quyết liệt. Gục là đang đứng nhưng phải lực bất tòng tâm mà ngã xuống, là ngã xuống và mang theo những uất hận vì một lí tưởng chưa kịp hoàn thành. Đây cũng là lí do dù được nghe rất nhiều ca sĩ hát ca khúc này nhưng khi được lựa chọn, tôi vẫn chọn tiếng hát cô Hoàng Oanh với lời dẫn của cô Dạ Lan khi nhớ về những người lính “đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên”.
Ngoài đường đầy băng rôn khẩu hiệu nhắc về Mậu Thân. Tôi cũng nhớ về Mậu Thân – theo cách của riêng mình.
(*)Theo cách nói của nhạc sĩ Hàn Châu trong ca khúc Người đầu gió
Rate this:
- Click to share on Facebook (Opens in new window)
- Click to share on Twitter (Opens in new window)
- Click to email a link to a friend (Opens in new window)
- Click to print (Opens in new window)
- Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- More
- Click to share on Reddit (Opens in new window)
- Click to share on Tumblr (Opens in new window)
- Click to share on Pinterest (Opens in new window)
- Click to share on Pocket (Opens in new window)
Related
Từ khóa » Hoang Oanh Rung La Thap
-
Rừng Lá Thấp- Hoàng Oanh - YouTube
-
Rừng Lá Thấp (Trần Thiện Thanh) Hoàng Oanh (Băng Nhạc ...
-
Hoàng Oanh - Rừng Lá Thấp - Tiếng Hát Sơn Ca Xứ Huế - YouTube
-
Bài Hát Rừng Lá Thấp (Hoàng Oanh) - Tìm Lời Nhạc ở
-
Hoàng Oanh - Rừng Lá Thấp
-
Rừng Lá Thấp (Trần Thiện Thanh) Hoàng Oanh Pre 1975
-
Những Ca Khúc Còn Mãi Với Thời Gian | Nhạc Phẩm : Rừng Lá Thấp ...
-
Rung La Thap Hoàng Oanh Lyrics - SonicHits
-
Tết Mậu Thân 1968 - Rừng Lá Thấp - Hoàng Oanh - Video Dailymotion
-
Rừng Lá Thấp - Hoàng Oanh - Hội Quán Phi Dũng
-
Rung La Thap Lyrics - Hoang Oanh
-
Nhạc Vàng - Rừng Lá Xanh Xanh Cây Phủ đường đi Thành Phố Sau ...
-
Rừng Lá Thấp - Tuyển Chọn Nhạc Lính Hải Ngoại Bất Hủ Nghe ...
-
Stream Rừng Lá Thấp - Chế Linh By Trần Duy Tân - SoundCloud