Rừng Lộc Vừng 400 Tuổi ở Quảng Bình - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Chủ nhật, 13/9/2015, 03:00 (GMT+7) Rừng lộc vừng 400 tuổi ở Quảng Bình

Nằm gần sông Kiến Giang, ở xã An Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) có cánh rừng lộc vừng khoảng 400 tuổi, đến mùa nở hoa đỏ rực cả một vùng trời.

Rừng lộc vừng rộng 2 ha với khoảng 1.000 gốc nằm ở thôn Phú Thọ (xã An Thủy, Lệ Thủy). Người miền Trung gọi lộc vừng bằng cái tên dân dã là mưng.

Rừng lộc vừng rộng 2 ha với khoảng 1.000 gốc nằm ở thôn Phú Thọ (xã An Thủy, Lệ Thủy). Người miền Trung gọi lộc vừng bằng cái tên dân dã là mưng.

Không ai biết chính xác độ tuổi của cánh rừng này, các bậc cao niên vẫn truyền lại cánh rừng khoảng 400 tuổi. Những năm kháng chiến, vùng đầm lầy trũng nước và xanh mướt màu lá trở thành điểm trú quân của bộ đội.

Không ai biết chính xác độ tuổi của cánh rừng này, các bậc cao niên vẫn truyền lại cánh rừng khoảng 400 tuổi. Những năm kháng chiến, vùng đầm lầy trũng nước và xanh mướt màu lá trở thành điểm trú quân của bộ đội.

Người dân địa phương coi cánh rừng như báu vật nên rất trân trọng và ra sức bảo vệ. Các bô lão thôn Phú Thọ ra một “hương ước” dành riêng cho người dân trong thôn, ai vi phạm sẽ bị phạt nặng và đưa ra kiểm điểm, làm gương trước cộng đồng.

Người dân địa phương coi cánh rừng như báu vật nên rất trân trọng và ra sức bảo vệ. Các bô lão thôn Phú Thọ ra một “hương ước” dành riêng cho người dân trong thôn, ai vi phạm sẽ bị phạt nặng và đưa ra kiểm điểm, làm gương trước cộng đồng.

Có thời điểm, lộc vừng vào cơn sốt, khu rừng với những thế cây độc đáo được nhiều lái buôn trả lên đến cả tỷ đồng, nhưng chính quyền và người dân kiên quyết không bán. 

Có thời điểm, lộc vừng vào cơn sốt, khu rừng với những thế cây độc đáo được nhiều lái buôn trả lên đến cả tỷ đồng, nhưng chính quyền và người dân kiên quyết không bán. 

Ngày nay, rừng lộc vừng trở thành không gian xanh, lá phổi của cả thôn Phú Thọ. Đây trở thành điểm dừng chân của nhiều nông dân, ngồi dưới bóng cây hóng mát, tâm sự chuyện đồng áng.

Ngày nay, rừng lộc vừng trở thành không gian xanh, lá phổi của cả thôn Phú Thọ. Đây trở thành điểm dừng chân của nhiều nông dân, ngồi dưới bóng cây hóng mát, tâm sự chuyện đồng áng.

Một năm hai mùa nở hoa, rừng lộc vừng nhuốm đỏ cả một vùng trời. Vào mùa thu, lá rừng úa vàng. Sang xuân, những chồi non đầy sức sống như tiếp thêm sinh khí cho người dân nơi đây.

Một năm hai mùa nở hoa, rừng lộc vừng nhuốm đỏ cả một vùng trời. Vào mùa thu, lá rừng úa vàng. Sang xuân, những chồi non đầy sức sống như tiếp thêm sinh khí cho người dân nơi đây.

Ngoài hương ước, thôn Phú Thọ lập ra hẳn một ban bảo vệ gồm cựu chiến binh, công an viên của thôn… thường xuyên tuần tra, nhất là vào các thời điểm cây lộc vừng lên giá.

Ngoài hương ước, thôn Phú Thọ lập ra hẳn một ban bảo vệ gồm cựu chiến binh, công an viên của thôn… thường xuyên tuần tra, nhất là vào các thời điểm cây lộc vừng lên giá.

Phía dưới rừng lộc vừng là vùng nước mát lành được người dân tận dụng để phát triển kinh tế, thả cá hoặc nuôi vịt.

Phía dưới rừng lộc vừng là vùng nước mát lành được người dân tận dụng để phát triển kinh tế, thả cá hoặc nuôi vịt.

Rừng lộc vừng cũng trở thành điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều du khách. Nhiều người có dịp đến đúng mùa hoa nở đã không ngớt trầm trồ trước những bông hoa lộc vừng nhỏ xíu, đỏ tươi đầy sức sống.

Rừng lộc vừng cũng trở thành điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều du khách. Nhiều người có dịp đến đúng mùa hoa nở đã không ngớt trầm trồ trước những bông hoa lộc vừng nhỏ xíu, đỏ tươi đầy sức sống.

Hoàng Táo

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Cây Lộc Rừng