Rừng Ngập Mặn - Vì Biển Xanh
Có thể bạn quan tâm
1. Rừng ngập mặn là gì?
Rừng ngập mặn là một nhóm cây và bụi sống trong vùng bãi triều ven biển. Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 loài cây ngập mặn khác nhau.
Cây ngập mặn và rừng ngập mặn [1]
Cây ngập mặn (hay cây chịu mặn) là các loài cây có những khả năng đặc biệt để có thể sinh tồn trong môi trường nước lợ, nơi có độ mặn cao, lượng ôxy thấp, nước ngọt khan hiếm. Mỗi cây ngập mặn đểu có một hệ thống siêu lọc để bào vệ cây khỏi sự xâm nhập của muối biển, cùng với một bộ rễ chuyên dụng giúp cây có thể hô hấp trong bùn lầy hoặc lúc triều dâng. Để tránh nước trong thân cây bị bốc hơi, một số loại cây còn có khả năng hạn chế việc mở các lỗ thở trên lá, hay thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt vào buổi trưa.
Để duy trì nòi giống, các cây chịu mặn sinh ra những hạt giống được gọi là trụ mầm. Trụ mầm có khả năng thích nghi và tái sinh rất cao. Trụ mầm phát triển ngay trên cây ngập mặn, chỉ rơi xuống khi đã mọc và phát triển đến một mức độ nhất định. Một số trụ mầm có khả năng nổi, vì thế khi rơi xuống, chúng sẽ trôi theo nước ra xa trước khi tìm được nơi thích hợp để phát triển. Một số trụ mầm khác không nổi được, khi rơi xuống sẽ cắm vào lớp bùn bên dưới. Trụ mầm có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng cho mình thông qua quá trình quang hợp và có thể tồn tại đến hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí một năm cho đến khi tìm được môi trường phù hợp.
Rừng ngập mặn chỉ phát triển ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cận nhiệt đới gần đường xích đạo bởi chúng không thể chịu được nhiệt độ lạnh.
Rừng ngập mặn bao phủ khoảng 137,000 km2 bề mặt trái đất, diện tích lớn hơn diện tích nước Bangladesh. Có thể được tìm thấy ở 123 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, phần lớn (75%) rừng ngập mặn trên thế giới tập trung ở 15 quốc gia. Riêng Indonesia chiếm ¼ diện tích rừng ngập mặn của thế giới. Úc, Braxin và Mexico cũng là những nước có mật độ rừng ngập mặn cao.[2]
Rừng ngập mặn tại Việt Nam. Ảnh tham dự cuộc thi One Ocean, One Future của tác giả Hoàng Trọng Dũng
Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía Nam, đặc biệt là vùng Cà Mau - đồng bằng sông Cửu Long, còn ở phía Bắc quần thể này thấp và nhỏ.
Tổng số loài thực vật ngập mặn ở Việt Nam là khoảng 37, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng và chủng loại cây ngập mặn đa dạng nhất. Nổi tiếng nhất là các cánh rừng ở vùng U Minh (Cà Mau) và rừng Sác ở huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Cả hai cánh rừng nay đều được UNESCO liệt vào danh sách những khu dự trữ sinh quyển quan trọng bậc nhất trên thế giới.[3]
Trong hơn năm thập kỷ qua, cùng với sự phát triển KT - XH vùng ven bờ, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943. Trong 22 năm qua (1990 - 2012) tỷ lệ mất RNM gấp 1,7 lần giai đoạn 47 năm trước (1943 - 1990). Theo thống kê, tính đến năm 2012, 56% tổng diện tích RNM trên toàn quốc là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài; những cánh RNM nguyên sinh còn rất ít. [4]
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loài.[5] Rừng ngập mặn là ngôi nhà cho nhiều loài sinh vật hoang dã như cá sấu, chim, hổ, hươu, khỉ và ong.[6] Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộc vào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông, cò thìa. Bên dưới mạng lưới phức tạp của rễ cây ngập mặn còn là một hệ sinh thái độc đáo, là môi trường yên tĩnh, an toàn cho con non của các sinh vật trú ngụ trong giai đoạn đầu đời. Tôm và tôm hùm bùn sử dụng đáy bùn làm nhà. Cua ngập mặn ăn lá rừng ngập mặn. Lá cây rơi xuống cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cho bùn, trở thành nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật đáy khác.
Rừng ngập mặn ổn định chất lượng nước ven biển bằng cách duy trì các nhân tố vô sinh và hữu sinh, loại bỏ cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất gây ô nhiễm đến từ đất liền. Cụ thể, các cây ngập mặn giúp lọc các vật liệu này khỏi nước trước khi chúng tiếp cận rạn san hô và các môi trường sống khác ở biển.[7] Hệ thống rễ ngập mặn còn làm chậm dòng nước, tạo điều kiện cho lắng đọng trầm tích diễn ra.
Trong quá trình lắng đọng trầm tích, chất độc và chất dinh dưỡng gắn liền với các hạt cát, hạt đất sét,… có thể được được loại bỏ. Do chi phí xây dựng một nhà máy xử lý nước thải thường rất cao nên có một số ý kiến cho rằng, rừng ngập mặn có thể là phương án xử lý môi trường thay thế khi đặt chúng tại khu vực tiếp nhận nước thải.[8]
Rừng ngập mặn có thể bảo vệ đất và giảm xói lở bờ biển khỏi sự ảnh hưởng của sóng với hệ thống lớn các thân, cành và rễ, đồng thời giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa. Tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá, hiện tượng xói lở xảy ra rất nhanh chóng so với trước đây, khi rừng ngập mặn còn tồn tại.[9]
Rừng ngập mặn có vai trò như lá phổi xanh lọc khí thải khí cacbon điôxít (CO 2 ) từ khí quyển. So với các loài cây khác, cây rừng ngập mặn thực hiện việc này thậm chí còn tốt hơn nhiều. Trong một báo cáo của nhóm giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), với cùng một diện tích, rừng ngập mặn có khả năng dự trữ cacbon nhiều gấp 5 lần so với các rừng khác trên đất liền.[10] Indonesia là quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Lượng khí CO 2 mà những khu rừng này có thể hấp thụ tương đương với lượng CO 2 tất cả ô tô của đất nước này thải ra trong cùng một năm!
Rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho người dân sống gần đó. Phần lớn các loài cá, tôm, động vật có vỏ... mà chúng ta tiêu thụ đều từng được rừng ngập mặn bảo vệ, che chở trong vòng đời của chúng. Nếu mất rừng, sẽ không còn tôm, cá biển... Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà người dân ven biển thường xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), gỗ, sợi, thuốc nhuộm, lá để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với nhiều quốc gia, đem lại lợi ích cho ngành du lịch.
Rừng ngập mặn còn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng thần. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh. Bạn có biết, nhờ trồng rừng ngập mặn, ngôi làng Naluvedapathy ở Tamil Nadu, Ấn Đỗ đã được cứu sống khỏi một trận sóng thần. Dải rừng dài hàng km với hơn 80,000 cây ngập mặn đã giúp họ giảm thiểu thiệt hại khi sóng thần ập đến. Khu rừng này sau đó còn được đưa vào sách Kỷ lục Guinness!
Từ khóa » Tổng Diện Tích Rừng Ngập Mặn Việt Nam
-
Cơ Hội Và Thách Thức đối Với Quản Lý Rừng Ngập Mặn Tại Việt Nam
-
Việt Nam Có Diện Tích Rừng Ngập Mặn đứng Vị Trí Thứ Mấy Trên Thế Giới?
-
Rừng Ngập Mặn Hấp Thụ Các-bon Nhiều Gấp 4 Lần Rừng Trên đất Liền
-
Sau 48 Năm, Diện Tích Rừng Ngập Mặn Của Việt Nam Giảm Gần Một Nửa
-
Chung Tay Bảo Vệ, Tái Sinh Rừng Ngập Mặn - Consosukien
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Bảo Vệ Rừng Ngập Mặn
-
Rừng Ngập Mặn Có Diện Tích Lớn Nhất Việt Nam Chủ Yếu ở đâu?
-
Tổng Quan Về Rừng Ngập Mặn Việt Nam (Phần 1)
-
Rừng Ngập Mặn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Vùng Ven Biển - Tổng Cục Lâm Nghiệp
-
Chính Sách Tài Chính Bảo Tồn Và Phát Triển Kinh Tế Rừng Ngập Mặn
-
Việt Nam Có Diện Tích Rừng Ngập Mặn Đứng Vị Trí Thứ Mấy Trên ...
-
Rừng Ngập Mặn ở Việt Nam
-
Tài Nguyên Rừng - UBND Tỉnh Cà Mau