Rừng ôn đới Lá Rộng Himalaya | Con Người Và Thiên Nhiên

Facebook Linkedin Mail Spotify Website Search Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên Home Tài nguyên Rừng ôn đới lá rộng Himalaya
  • Tài nguyên
FacebookTwitterPinterestWhatsApp

ThienNhien.Net – Dọc theo dãy Himalaya có 4 đơn vị sinh thái được phát hiện bao gồm các hình thái môi trường sống khác nhau từ vùng thấp cho đến đỉnh Alpơ. Để khoanh vùng các hệ sinh thái đặc trưng, các nhà khoa học đã sử dụng bản đồ số của MacKinnon về sự phân bố các loài thực vật nguyên sơ nhằm vạch ra biên giới của các vùng rừng cận nhiệt đới chạy dọc theo hướng Đông và trung tâm Himalaya, bên cạnh các đồng cỏ Savan, rừng rộng lá ôn đới Terai và Duar. Các khu rừng này sau đó chính thức có tên Rừng ôn đới lá rộng Himalaya. Vùng sinh thái rừng lá rộng ôn đới Himalaya, dọc từ Đông sang Tây có nhiều hình thái rừng khác nhau do sự thay đổi về độ ẩm, bao gồm rừng cây bụi Dodonea, rừng thường xanh khô ôn đớiOlea cuspidata, rừng khô rụng lá ở phía bắc, rừng khô Shorea robusta, rừng ẩm rụng lá, rừng ẩm lá rộng cận nhiệt đới, rừng bán xanh nhiệt đới phía bắc và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới phía Bắc. Vùng sinh thái này là mắt xích quan trọng trong chuỗi hệ sinh thái liên kết Himalaya, chạy dài từ đồng cỏ Terai và Duar ở dưới chân đồi cho tới những đồng cỏ trên đỉnh dãy Anpơ – dãy núi cao nhất thế giới. Một số loài chim và các loài động vật có vú tại Himalaya thường di trú theo mùa ở những độ cao khác nhau, phụ thuộc vào môi trường sống xung quanh. Do đó, các hoạt động bảo tồn ở Himalaya đặc biệt chú ý tới tính liên kết giữa các môi trường sống bởi lẽ sự suy giảm hay biến mất của một loại hình sinh thái nhất định trong chuỗi liên kết sẽ phá vỡ chu trình sinh thái quan trọng này. Vị trí địa lý và miêu tả khái quát Vùng sinh thái gồm nhiều khu rừng ôn đới lá rộng chạy từ đông sang tây dọc theo hai dãy Siwaliks và Outer Himalaya với độ cao tương ứng 500 và 1000m. Khu vực đồi trung tâm Nepal có mật độ rừng bao phủ cao nhất, nhưng vùng sinh thái này hẹp và kéo dài tới Darjeeling vào Butan và bang Uttar Pradesh của Ấn độ. Dòng sông Kali Gandaki với thung lũng sông sâu nhất thế giới đi qua dãy Himalaya chia cắt vùng sinh thái này làm đôi. Dãy Himalaya hình thành từ biển Tethys cổ khi cao nguyên Deccan va phải lục địa Âu Á vào khoảng 50 triệu năm trước, đẩy phần phía dưới lên cao hình thành nên dãy núi cao nhất thế giới. Hiện nay, Himalaya bao gồm 3 khu vực chính chạy song song theo hướng Đông Tây: Ở phần ngoài cùng phía nam Hymalaya có đồi Siwaliks, khu trung tâm Himalaya với nhiều đỉnh núi và thung lũng cao, và khu vực chính giữa Himalaya với những đỉnh núi cao nhất thế giới. Đồi Siwalik là cái nôi của vùng sinh thái này, được hình thành do phù sa của các con sông chảy qua tích tụ trong nhiều năm. Lượng mưa rất khác nhau giữa sườn đông và sườn tây, tuy nhiên lượng mưa trung bình ở đây cũng lên tới 2000mm. Himalaya thu độ ẩm của các đợt gió mùa thổi qua vịnh Bengal, và mưa chủ yếu tập trung tại sườn Đông Himalaya. Do vậy, khu vực sườn Tây Himalaya khô hạn hơn, thể hiện ở chiều cao của cây gỗ. Cây ở sườn Đông cao tới 4000m trong khi cây ở sườn Tây chỉ cao 3000m. Rừng trong vùng sinh thái rất giàu đa dạng sinh học. Hình thái rừng khác nhau do chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới, địa hình phức tạp, đất đá màu mỡ, độ ẩm cao, và ảnh hưởng kết hợp giữa 2 khu vực Indo – Malayan và Palearctic. Cây trong rừng thường có độ cao lên tới 30m, tuy nhiên ở khu vực có điều kiện thuận lợi chúng có thể đạt tới chiều cao 50m. Vòm cây cao nhất có mật độ thưa hơn tầng rừng nhiệt đới thường xanh, còn các cây ở tầng giữa và lớp cây bụi thì phổ biến hơn. Rừng không có cỏ nhưng cây thảo mộc lại rất phát triển. Các loài chim và các thực vật biểu sinh rất phổ biến trong rừng. Sự đa dạng và phong phú của các cây gỗ tăng lên từ phía đông sang tây. Bên chân núi Tây Himachal Pradesh và Uttar Predesh, cộng đồng thực vật ở đây đặc trưng bởi các loài Shorea robusta, Terminalia tomentosa, Anogeissus latifolia, Mallotus philippinensis, Olea cuspidata, Bauhinia restusa, và Bauhinia variegata. Bên chân núi Tây các loài tiêu biểu là Schima wallichii, Castanopsis tribuloides, C. indica, Terminalia crenulata, Terminalia bellerica, Engelhardtia spicata, Betula spp. Anogeissus spp. Ở khu vực Đông Nepal, các loài Engelhardtia spicata, Erythrina spp. và Albizia spp. là những thành phần quan trọng hình thành nên cộng đồng rừng cận nhiệt đới. Alnus nepalensis là một loài phát triển khá mạnh bao phủ trên một khu vực rộng lớn và chiếm thế độc tôn. Rất nhiều loài cây khác trong rừng lá rộng như Gnetum montanus, Cycas pectinata, Cyathea spinulosa Rauwolfia serpentina, Pandanus nepalensis, Calamus lalifolius, C. leptospadix, Phoenix humilis Phoenix sylvestris hiện đang trở nên rất quý hiếm tại Nepal. Đặc tính đa dạng sinh học Vùng sinh thái rừng lá rộng ôn đớiHimalaya là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái Himalaya, tại đây, mối quan hệ về độ cao giữa các loại hình sinh thái ở các vùng sinh thái khác nhau là rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Bên cạnh chức năng quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái, các loại hình sinh thái đó còn là môi trường sống quan trọng của các loài động vật bị đe dọa cần bảo tồn. Loài khỉ vàng đặc hữu quý hiếm (Semnopithecus geei) phân bố tập trung tại khu vực phía bắc rừng rộng lá sông Brahmaputra. Chúng sống tại khu rừng này và các rừng rộng lá Đông Himalaya xung quanh. Một số các loài động vật có vú khác đang bị đe dọa, bao gồm hổ (Panthera tigris), voi Đông Nam Á (Elephas maximus), khỉ lông vàng, rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata), báo mây (Pardofelis nebulosa), bò tót (Bos gaurus), sơn dương (Capricornis sumatraensis), sóc Irrawaddy (Callosciurus pygerythrus), sóc nhiều màu (Hylopetes alboniger). Gà so ngực nâu dẻ (Arborophila mandellii) có mặt ở một số rừng khác thuộc vùng sinh thái Đông Himalaya (rừng lá rộng Đông Himalaya, rừng bách cận Alpơ Himalaya, và rừng thông bán nhiệt đới Himalaya) nhưng chỉ có rất ít ở khu vực sinh thái này. Hiện nay trong khu vực này, loài ngan cánh trắng (Carina scutulata) và 5 loài chim mỏ sừng khác đang bị đặt trong tình trạng đe dọa trên toàn cầu. Hiện trạng và các mối đe dọa Trên 70% rừng tự nhiên tại vùng sinh thái Himalaya đã bị mất hoặc bị xuống cấp. Hoạt động trồng trọt đặc biệt phát triển ở thung lũng màu mỡ của các con sông lớn như Karnali, Babai, và Rapti và ở vùng đồng bằng giữa sông Trisuli và Kali Gandaki. Nhưng hầu hết cây rừng cao trên 1000m vẫn còn nguyên do lớp đất nông và bị xói mòn không thích hợp cho việc trồng trọt. Tám khu vực được bảo vệ nằm trong khu vực sinh thái này bao gồm Khu bảo tồn Sohagabarwa, Valmikinagar, Công viên quốc gia Royal Bardia, Khu bảo tồn động vật hoang dã Parsa, Khu bảo tồn Khaling/Neoli, Phibsoo và Vườn quốc gia Royal Manas có tổng diện tích chỉ khoảng 2700 km2, chiếm 7% diện tích của cả khu vực. Một vài khu vực được bảo vệ, đặc biệt như công viên quốc gia Royal Manas, Royal Chitwan, Royal Bardia, và khu bảo tồn Valmikigar rất quan trọng cho các loài động vật có xương sống lớn (hổ, voi châu Á, báo vằn và chim mỏ sừng), có thể xem như các loài động vật bảo vệ sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Mặc dù gần như tất cả khu vực được bảo tồn chưa chiếm tới 500 km2 diện tích vùng sinh thái (ngoại trừ Vườn quốc gia Royal Chitwan); các Vườn quốc gia Royal Bardia và Royal Manas còn mở rộng sang cả các khu vực lân cận với diện tích hơn 800 km2. Ba khu vực được bảo tồn khác cũng gối sang các khu vực kế cận. Mối đe dọa chủ yếu với điều kiện sinh thái trong vùng là việc khai thác gỗ nguyên liệu, chăn thả vật nuôi tập trung, và tục lệ đốt lửa hàng năm của những người chăn nuôi gia súc để các cây non nhanh lớn làm thức ăn cho vật nuôi. Chăn thả gia súc với mật độ dày trong khu vực rừng nguyên sinh đã kìm hãm sự phát triển, đặc biệt là các cây nhỏ kế cận trong tương lai. Do đó, sự ổn định về lâu dài của rừng đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người dân nơi đây cũng đã bắt đầu trồng cây và trữ cỏ khô làm thức ăn cho gia súc, và tập quán này đã cải thiện sự suy thoái của môi trường sinh thái.

Bài liên quan:

  1. Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị
  2. Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
  3. Sản xuất cao su bền vững hướng tới phát thải thấp
  4. Những khu rừng nguyên sinh đẹp mê mẩn tại Việt Nam
  5. Cộng đồng runner tham gia UpRace 2021 đóng góp hơn 5 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội
  6. Tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng và cơ hội cho Việt Nam
  7. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  8. Bất cập và khuyến nghị trong xử lý vi phạm về động vật hoang dã
  9. Quyền carbon trong phát triển sạch

RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR

Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tưởng tuyệt chủng ở Nghệ An

Đắk Lắk: “Nóng” tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông

Ngăn khai thác cát trái phép: Xử lý lãnh đạo địa phương nếu để xảy ra vi phạm

Survey Banner

Nghe Podcast

Mới cập nhật

  • Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tưởng tuyệt chủng ở Nghệ An
  • Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng
  • Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng – Human Act Prize 2024
  • Đắk Lắk: “Nóng” tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông
  • Xây dựng mạng lưới khu bảo tồn biển vì mục tiêu đa dạng sinh học

Trên Facebook

ThienNhien.Net

19 giờ trước

ThienNhien.Net HỒ BẢN VIẾT MÙA PHONG THAY LÁTỉnh Cao Bằng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần, hồ Thang Hen... Tuy nhiên, nơi đây còn có một địa danh ấn tượng nhưng ít người biết đến, đó là hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh.Hồ Bản Viết là một hồ nước ngọt nhân tạo nằm ẩn sâu trong cánh rừng tự nhiên thuộc địa phận 2 xã Phong Châu và Tân Phong. Bên cạnh chức năng điều tiết nước tưới tiêu cho canh tác nông nghiệp, hồ còn là điểm du lịch có cảnh sắc nên thơ. Hồ rộng 5ha, dài hơn 6km, sâu 50m, được chia làm 4 nhánh với hệ sinh thái và thảm thực vật đa dạng, phong phú. Hình thức du lịch sinh thái là phù hợp nhất ở đây với các hoạt động như cắm trại, nhóm lửa, hát ca hoặc đạp xe quanh hồ tận hưởng sự thư thái. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mạnh hơn, du khách có thể trekking đường rừng. Còn gì thú vị hơn khi chân được bước trên những đám lá khô lạo xạo trong rừng vắng, mũi được hít hà mùi của cây cỏ hồn nhiên, tai được lắng nghe chim kêu ríu ran trên những tàng cây cao đầy nắng. Hồ Bản Viết còn là nơi có thể trải nghiệm các hoạt động dưới nước độc đáo. Trên những chiếc bè mảng, du khách được người dân địa phương dẫn lối trên hồ để vào chốn thần tiên ảo diệu. Giữa mênh mang nước non, ánh nắng lấp lánh chiếu qua hàng cây, soi bóng mặt hồ xanh biếc như ngọc phản chiếu dãy núi trùng điệp và những đám mây trắng lững lờ trôi.#H245 #hồ_bản_viết_mùa_phong_thay_lá #page_84_90 #Winlinh #tuannguyen #travel Nguồn: #heritage #VietnamAirlines ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

2 ngày trước

ThienNhien.Net Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên! ... Xem thêmThu nhỏ Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

4 ngày trước

ThienNhien.Net 🌿 CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 🌿👩‍🏫👨‍🏫 Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, People and Nature Reconciliation và ThienNhien.Net xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các Thầy Cô giáo – những người luôn tận tâm, kiên nhẫn truyền tri thức và động lực cho những thế hệ tiếp nối. 💚📚 Trong hành trình của mình, chúng tôi may mắn và vinh dự nhận được sự đồng hành của rất nhiều người thầy. Đó là các thầy giáo, cô giáo công tác trong lĩnh vực giáo dục, những người cán bộ từ trung ương đến địa phương, các già làng – trưởng bản và cả cộng đồng địa phương với những tri thức và kinh nghiệm quý giá. Những sự chỉ dẫn và đồng hành ấy là sức mạnh và nguồn động viên quan trọng để #PanNature kiên định với sứ mệnh bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. 🌏💐 Nhân dịp này, #PanNature và #ThienNhienNet xin kính chúc các Thầy Cô - những người thầy ở mọi lĩnh vực – luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy năng lượng và giữ mãi ngọn lửa truyền cảm hứng, trao tri thức để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn.🌳 Cảm ơn các Thầy Cô vì đã luôn đồng hành, sẻ chia và góp sức để cùng nhau bảo vệ môi trường sống, vì một Việt Nam xanh và Trái đất xanh!#NgàyNhàGiáoViệtNam #TriÂnThầyCô #PanNature #VìmộtViệtNamxanh #thiennhietnet ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

5 ngày trước

ThienNhien.Net 🙈ĐI TÌM KHO BÁU CỦA RỪNG GIÀ Cảm ơn những bức ảnh quý giá chụp loài Voọc mũi hếch ở Vườn Quốc gia (VQG) Du Già của anh Nguyễn Khắc Quyền. Ảnh được đăng trên Heritage - Inflight Magazine of Vietnam AirlineseVà dưới đây là câu chuyện của anh Quyền với loài vật ý nghĩa này!--Gần 10 năm kể từ ngày đầu tham gia bảo tồn động vật hoang dã, tôi đã may mắn có cơ hội gặp nhiều loài linh trưởng, trong đó có những loài bí ẩn nhất hành tinh.Chỉ có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam, rất ít người có cơ hội nhìn thấy và ghi hình được Voọc mũi hếch. Với chiếc mũi đặc trưng và đôi môi dày màu hồng nổi bật trên khuôn mặt màu lam nhạt, chúng mang diện mạo riêng biệt cuốn hút.Chụp ảnh loài Voọc mũi hếch là ước mơ của các nhiếp ảnh gia thiên nhiên. Đó là một hành trình tốn kém và gian khổ nhưng chẳng thể thành công nếu thiếu may mắn. Nơi duy nhất có được hình ảnh của loài này là rừng nguyên sinh Khau Ca trên núi đá vôi thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Du Già – cao nguyên đá Đồng Văn. Với địa hình hiểm trở và điều kiện thời tiết đặc thù, Khau Ca trở thành chốn cư ngụ cuối cùng của quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất ở Việt Nam, với khoảng 120 cá thể.Để tới Khau Ca, chúng tôi bắt đầu lên đường từ lúc trời chưa sáng. Sau 1,5h từ thành phố Hà Giang, xe dừng tại bờ suối, chúng tôi bắt đầu cung đường đi bộ gần 3h để tới điểm dựng lán. 2 con suối nước chảy xiết vào mùa mưa là thử thách đầu tiên phải vượt qua trong hành trình này. Cởi bỏ giày và khoác trên vai chiếc ba lô gần 20kg với đủ thứ máy móc lỉnh kỉnh, tôi đặt bước chân trần đầu tiên xuống lòng suối. Nước lạnh cóng ở một nửa thân dưới, còn nửa thân trên ướt đẫm mồ hôi vì vác nặng và phải chống chọi với dòng nước mạnh. Đến khi bước lên bờ suối, tôi như trút bỏ được nửa thế giới trên vai. Chưa kịp thở lấy hơi, phía trước là con đường mòn dốc đứng kéo dài liên tục vài trăm mét khiến ai nấy đều sững sờ. Đứng dưới chân dốc, có thể nhìn thấy đỉnh dốc cao tít tắp. Vượt con dốc dài vắt kiệt năng lượng, từng giọt mồ hôi chảy vào mắt, miệng mặn chát, cuối cùng chúng tôi cũng tới được lán nghỉ chân. Ngôi nhà sàn trên triền đồi vàng ruộm dưới ánh bình minh. Chào đón chúng tôi là anh em trong đội trợ lí nghiên cứu. Họ túc trực ở đây, đi tuần trong khu rừng hàng ngày để bảo vệ quần thể voọc và hỗ trợ thu thập dữ liệu....heritagevietnamairlines.com/cac-an-pham/heritage/h268-nov-2024/ #đi_tìm_kho_báu_của_rừng_già #lê_khắc_quyền #coverfeature #heritage #voọcmũihếch ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

5 ngày trước

ThienNhien.Net Xách balo và đi thôi các bạn ơi! ... Xem thêmThu nhỏ

Nội dung này hiện không hiển thị

Lỗi này thường do chủ sở hữu chỉ chi... Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

Trên YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=hXH3ulZGzSo

Chủ đề nổi bật

BBĐVHD biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu BĐKH bảo vệ môi trường Bảo vệ rừng bệnh truyền nhiễm cháy rừng corona Covid-19 cơ hội việc làm Dịch bệnh Hà Nội Hạn hán Hổ Khai thác khoáng sản khoáng sản khu công nghiệp lũ lụt Mê Kông Mưa bão Mưa lũ Mỹ Nghệ An ngà voi phá rừng plastic Quảng Nam rác thải nhựa SARS-CoV-2 sạt lở thiên tai Thủy điện Trung Quốc Trung Quốc vaccine xả thải Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường ô nhiễm ĐBSCL ĐVHD đa dạng sinh học đại dịch động vật hoang dã Giấy phép số 243/GP-TTĐT do Cục PT, TH và TTĐT cấp ngày 11/10/2024 Trụ sở: NV31, Khu đô thị Trung Văn, p. Trung Văn, q. Nam Từ Liêm, Hà Nội ĐT: 024 3556-4001 Fax: 024 3556-8941 Email: bbt@nature.org.vn Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Lê Nguyên Phụ trách biên tập: Phan Bích Hường Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn. Facebook Linkedin Mail Spotify Website © Trung tâm Con người và Thiên nhiên - 2024 MORE STORIES

Chứng kiến Bí thư Thanh Hoá “hạ nhiệt” Sầm Sơn

Cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

Cá chép… khổng lồ

Bình Thuận ngăn chặn cháy rừng

Rừng già đầu nguồn Điện Biên lại bị tàn phá

Rừng Hòn Hèo lâm nguy vì “cơn sốt” săn dược liệu

G-29DEB5NF3T

Từ khóa » Hệ Sinh Thái Rừng ôn đới Là Gì