Rụng Răng Là Do Nguyên Nhân Gì? Có Mọc Lại Không? Có điềm Gì ...
Có thể bạn quan tâm
Những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rụng răng là tuổi tác, bệnh lý răng miệng, va đập mạnh và thói quen hút thuốc lá. Khi răng mất đi thì tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, viêm đại tràng…
- 1. Những nguyên nhân gây rụng răng phổ biến
- 1.1. Rụng răng do tuổi tác
- 1.2. Rụng răng do bệnh lý răng miệng
- 1.3. Va đập mạnh
- 1.4. Thói quen hút thuốc lá
- 1.5. Thiếu dinh dưỡng
- 1.6. Nghiến răng
- 2. Bị rụng răng có sao không?
- 2.1. Mất thẩm mỹ, mất tự tin
- 2.2. Ảnh hưởng khả năng ăn nhai
- 2.3. Tiềm ẩn bệnh lý tiêu hoá
- 2.4. Ảnh hưởng tới khớp cắn và các răng xung quanh
- 2.5. Tiêu xương hàm
- 2.6. Tác động tiêu cực đến tâm lý
- 3. Răng rụng rồi có mọc lại không?
- 4. Cách khắc phục răng rụng hiệu quả nhất
- 4.1. Trường hợp gãy răng nhưng còn chân
- 4.2. Trường hợp răng rụng không còn chân
- 5. Giải pháp phòng ngừa rụng răng
1. Những nguyên nhân gây rụng răng phổ biến
Theo nhận định của bác sĩ Trần Kim Thành – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Nguyễn Thái Học, hiện tượng rụng răng thường xảy ra do 4 nguyên nhân sau: tuổi tác, bệnh lý răng miệng, va đập mạnh và thói quen hút thuốc lá.
1.1. Rụng răng do tuổi tác
Khi về già, sức đề kháng kém hơn rất nhiều nên vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa, trong đó có răng.
Tuổi càng cao thì phần lợi, men, tủy, chân răng càng yếu dần đi và trở nên kém cứng chắc. Đồng thời, trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày, việc nhai, nghiền thức ăn… tạo một lực cơ học lên hàm răng. Sau một khoảng thời gian, răng sẽ bị gãy, rụng hoặc bắt buộc phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, thời điểm răng bắt đầu rụng và số răng rụng khi về già của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
??? VIDEO Tại sao khi già đi răng lại rụng
1.2. Rụng răng do bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng răng. Những bệnh răng miệng không được điều trị kịp thời sẽ dần phá hủy các mô hỗ trợ như dây chằng, xương ổ răng… khiến cho răng mất đi sự neo giữ trong xương hàm. Tình trạng trên có thể làm cho răng lung lay và cuối cùng là mất răng.
??? VIDEO Viêm nha chu: Bệnh lý gây rụng răng hàng loạt ở người trẻ
1.3. Va đập mạnh
Tất cả những va đập mạnh trong quá trình chơi thể thao, tai nạn, xô xát, ăn nhai thực phẩm cứng… đều có thể làm cho bạn bị gãy răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Bởi khi đó, xương ổ răng, dây chằng nha chu quanh răng đã bị tổn thương, khiến cho răng trở nên yếu hơn và không còn bám chắc vào trong xương hàm.
1.4. Thói quen hút thuốc lá
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Huy – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị rụng răng vĩnh viễn cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Theo nghiên cứu của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa tới 7.000 hóa chất, trong đó có các độc chất hại như nicotin, monoxyde carbon… Những chất trên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng viêm quanh răng. Sau một thời gian dài, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng răng lung lay và mất răng vĩnh viễn.
1.5. Thiếu dinh dưỡng
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của xương và răng, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Khi cơ thể thiếu hai dưỡng chất này, răng và xương hàm sẽ bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và mắc các bệnh lý gây rụng răng sớm.
1.6. Nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ tạo ra áp lực quá mức lên răng, gây mòn men răng và làm răng bị yếu dần theo thời gian. Nếu không được điều trị, nghiến răng có thể gây nứt, mẻ hoặc gãy răng, làm tăng nguy cơ bị rụng răng.
2. Bị rụng răng có sao không?
Khi răng bị gãy, rụng, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ như: mất tính thẩm mỹ, mất tự tin, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2.1. Mất thẩm mỹ, mất tự tin
Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng. Đặc biệt là nhóm răng cửa bởi chúng bị lộ ra ngoài nhiều nhất khi nói chuyện hoặc cười.
Bên cạnh đó, nếu như không trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần bị tiêu biến. Trong vòng 1 năm đầu tiên, xương hàm đã tiêu biến tới 25%. Tiêu xương khiến cho các răng trên cung hàm dẫn bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chưa hết, cấu trúc gương mặt cũng trở nên mất cân đối, da nhăn nheo và hóp má nhẹ.
Mất răng là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên rụt rè khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và làm tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm…
2.2. Ảnh hưởng khả năng ăn nhai
Tất cả các răng trên cung hàm đều tham gia vào quá trình ăn nhai hàng ngày. Nếu răng cửa bị mất đi, khớp cắn của hai hàm sẽ xuất hiện lỗ hổng, không khít nhau và khiến cho bạn gặp trở ngại trong việc cắn, xé thức ăn.
Trong trường hợp gãy răng hàm, đặc biệt là răng cấm thì lực nhai sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi đây là nhóm răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai. Bên cạnh đó, khi bị mất răng hàm, bạn sẽ có xu hướng nhai lệch sang một bên. Về lâu dài, khớp thái dương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây đau nhức dai dẳng.
2.3. Tiềm ẩn bệnh lý tiêu hoá
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, khi một chiếc răng bị mất đi, chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Thức ăn không được nghiền nát kỹ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên những bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
Bên cạnh đó, những người bị mất răng thường ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng…
2.4. Ảnh hưởng tới khớp cắn và các răng xung quanh
Khi mất răng, các răng xung quanh sẽ dịch chuyển dần vào khoảng trống làm mất cân đối phân bố lực nhai gây xô lệch và sai khớp cắn. Điều này dẫn đến khó khăn khi ăn nhai và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
2.5. Tiêu xương hàm
Khi răng mất đi, xương hàm không còn nhận được sự kích thích từ lực nhai có thể gây ra tiêu xương hàm. Khi xương hàm bị thoái hoá sẽ khiến vùng mặt bị hóp, gây lão hóa sớm và ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
2.6. Tác động tiêu cực đến tâm lý
Khi mất răng, đặc biệt là ở những vị trí dễ nhìn thấy có thể khiến khách hàng tự ti về ngoại hình và giao tiếp. Điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng các mối quan hệ trong xã hội cũng như cản trở thăng tiến trong công việc.
??? VIDEO Mất răng không trồng lại thì bị làm sao?
3. Răng rụng rồi có mọc lại không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ đầu ngành ở lĩnh vực nha khoa, trong trường hợp răng bị rụng là răng sữa thì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Tuy nhiên, nếu như răng vĩnh viễn bị rụng thì không thể mọc lại nữa.
Để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sau khi mất răng vĩnh viễn, bạn cần tới các cơ sở nha khoa để phục hình răng giả. Các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tình trạng răng miệng và tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các giai đoạn mọc răng trong một đời người:
- Giai đoạn mọc răng sữa: Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 tháng đến 3 tuổi với tổng cộng 20 chiếc. Răng sữa sẽ rụng từ mốc 6 – 12 tuổi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
- Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viễn mọc để thay thế răng sữa, người trưởng thành thường có tổng cộng 32 chiếc răng. Nếu răng này rụng, chúng sẽ không mọc lại được nữa.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY TỪ CHUYÊN GIA NHA KHOA
9.492 lượt đăng ký.
4. Cách khắc phục răng rụng hiệu quả nhất
Nếu như gãy răng nhưng vẫn còn lại chân, bạn có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng rụng không còn chân, các bác sĩ sẽ khuyến cáo áp dụng kỹ thuật trồng răng Implant để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4.1. Trường hợp gãy răng nhưng còn chân
Bọc răng sứ thẩm mỹ được xem là giải pháp hoàn hảo nhất với trường hợp gãy răng nhưng vẫn còn chân. Các bác sĩ sẽ mài bớt phần thân răng với tỉ lệ phù hợp. Sau đó, bác sĩ chụp mão sứ bên ngoài để cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc tương tự như răng thật nên có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, các dòng răng toàn sứ cao cấp có viền, đường vân răng giống với răng thật tới 99% và khả năng chịu lực tốt. Sau khi bọc răng sứ, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một hàm răng đầy đủ và đẹp như mong muốn.
4.2. Trường hợp răng rụng không còn chân
Nếu như bị rụng răng không còn chân thì cấy ghép răng Implant chính là giải pháp tối ưu. Các bác sĩ sẽ cắm trực tiếp trụ răng vào trong xương hàm để thay thế cho vị trí mất răng. Hầu hết các loại trụ răng trên thị trường đều được làm từ titanium lành tính và có khả năng tương thích cao với xương hàm. Sau khi các mô trong xương đã liên kết chặt sẽ với trụ, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Sau khi trồng răng giả Implant, chức năng ăn nhai được khôi phục tới 99%. Đặc biệt, trụ răng đóng vai trò thay thế cho chân răng thật nên giúp ngăn chặn tình trạng tiêu biết xương hàm sau khi mất răng. Răng Implant có tuổi thọ lên tới 25 năm. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách thì răng có thể tồn tại vĩnh viễn mà không gây tổn thương tới bất kỳ bộ phận nào trong khoang miệng.
Ngoài ra, khi mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm, quý vị nên cân nhắc lựa chọn trồng răng toàn hàm All on 4 hoặc All on 6. Đây là kỹ thuật cấy ghép Implant toàn hàm, sử dụng chỉ 4 hoặc 6 trụ Implant để nâng đỡ toàn bộ hàm răng giả. Phương pháp này giúp giảm thiểu số lượng Implant cần cấy, rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu xâm lấn.
- All on 4: Sử dụng 4 trụ Implant được cấy nghiêng ở vùng răng hàm để tăng cường khả năng nâng đỡ.
- All on 6: Sử dụng 6 trụ Implant, phù hợp với những trường hợp xương hàm yếu hoặc mất xương nhiều.
??? VIDEO Trồng răng Implant khắc phục răng gãy rụng
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
5. Giải pháp phòng ngừa rụng răng
Để phòng ngừa rụng răng, quý vị cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khám răng định kỳ.
Chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride và đánh răng theo chuyển động tròn nhẹ ít nhất 2 phút.
- Dùng nước súc miệng 2 lần/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng hiệu quả.
- Cạo lưỡi 2 lần/ngày bằng dụng cụ chuyên dụng.
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Cung cấp vitamin D và canxi tốt cho răng thông qua các thực phẩm như sữa, các loại đậu, các loại hạt, cá hồi, trứng gà…
Bỏ thói quen xấu:
- Cắn móng tay, dùng răng xé mác áo, mở nắp chai
- Dùng máng chống nghiến răng khi ngủ.
Ngoài ra, quý vị cần khám răng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh lý, hỗ trợ ngăn ngừa rụng rặng hiệu quả.
Trên đây là giải đáp chi tiết bị rụng răng có sao không và gợi ý biện pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời quý khách để lại bình luận phía dưới, Nha khoa Paris sẽ giải đáp sớm nhất.
Từ khóa » Hinh Anh Ba Gia Rung Rang
-
Cười Rụng Răng Với Những Hình ảnh "khó đỡ" - 24H
-
Nụ Cười Tuổi Xế Già: "Không Răng" Vẫn đẹp
-
Răng đen Của Bà... - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
TẠI SAO NGƯỜI CAO TUỔI HAY BỊ RỤNG RĂNG - Nha Khoa Tâm Việt
-
Gãy Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không Và Phải Làm Sao?
-
Đau Răng, Rụng Răng ở Người Cao Tuổi | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Rụng Răng | Vinmec
-
Nằm Mơ Thấy Rụng Răng Hàm Dưới
-
Mơ Thấy Rụng Răng
-
Đến Bao Nhiêu Tuổi Thì Bắt Đầu Rụng Răng?
-
Hiện Tượng Rụng Răng ở Người Già Là Do đâu - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Cười Rụng Răng Với Hình ảnh Chỉ Có ở Nước Người Ta - Dân Việt
-
Rụng Răng - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận