Rùng Rợn Và ám ảnh Với Ngôi Nhà Có 300 Con Ma ở Hải Phòng

Mảnh đất chết chóc

Theo lời bà Nguyễn Thị Nở (ngõ 239, đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng), gia đình nhà bà và chồng bà, là ông Phạm Văn Phong đều bình thường, ông bà cũng đều bình thường, thì không có lẽ gì cả 10 người con ông bà sinh ra đều bị tâm thần nặng. Không thể có nguyên do di truyền ở đây. Các thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý đều khẳng định trong nhà bà con ma trú ngụ, bị yểm bùa, nên 10 người con đẹp đẽ của bà mới bỗng dưng phát điên như thế và bà tin hoàn toàn vào những lời phán đó. Chỉ đến khi những ông thầy này phán như vậy, bà mới cất công tìm hiểu ngôi nhà, mảnh đất mà bà đang ở.

Nếu lười đọc bạn có thể nghe truyện tại:

Như đã nói ở kỳ trước, ông Phong, chồng bà Nở là người gốc Hà Nội, do bố theo Tây, khi cách mạng thành công, trốn biệt xứ, ông Phong dạt về Hải Phòng làm bốc vác ở nhà máy xi măng. Bà Nở quê gốc huyện Vĩnh Bảo, đi làm con nuôi, rồi quét dọn ở nhà máy xi măng, rồi nên duyên với ông Phong. Lấy nhau, hai người ở nhờ căn hộ tập thể ở Đồng Bớp. Ở đây vài năm, sinh hai người con, buồn quá, ông bà chuyển về Hà Nội ở. Ông Phong bán nhà để đi nước ngoài, nhưng thất bại, mất trắng, nên hai vợ chồng lại dắt díu nhau về Vạn Mỹ (Hải Phòng) sinh sống. Ở Vạn Mỹ thời gian, lại chuyển về Đồng Bớp. Ở đây cũng chẳng được lâu thì chuyển về tập thể ở chợ Đổ. Khi có 6 người con, thì tiếp tục chuyển nhà về Hạ Lý. Tuy nhiên, thời điểm đó, khu vực này là địa điểm xây rất nhiều chuồng xí của các khu tập thể. Không chịu nổi cảnh hôi thối, ông bà lại bán nhà chuyển về ngôi nhà hiện tại đang ở. Ngôi nhà ở Hạ Lý bán được 5 cây vàng, mua ngôi nhà này mất 3,8 cây, vẫn còn dư hơn cây để tiêu xài.

Đọc truyện, nghe truyện mới nhất cập nhật thường xuyên tại truyenaudiohay.com

Xưa kia, ngôi nhà này ở ven đô, là một phần nhỏ trong mảnh đất rất rộng của ông Lý Hoạt. Ông này vừa là thầy thuốc vừa là thầy cúng. Giàu có, lắm tiền, nhiều bà theo, nên ông Lý Hoạt lấy rất nhiều vợ. Ông Lý Hoạt lấy tổng cộng 9 bà vợ. Phía Tây mảnh đất của ông Lý Hoạt, hiện cách nhà bà Nở độ 100 mét vốn có một cây đa và một cái miếu. Khu nhà bà Nở là vườn trồng rau, ông Lý Hoạt thường trồng su hào, cải bắp và xúp lơ. Ngày đó, không hiểu do cần tiền, hay lý do nào đó, mà ông Lý Hoạt cho đốn hạ cây đa, phá bỏ cái miếu, chia lô mảnh đất để bán một phần đất đi. Sau khi phá miếu, bán đất, thì những tai họa kinh hoàng liên tiếp diễn ra với gia đình ông Lý Hoạt. Lần lượt 8 người vợ cùng hàng loạt con cái của ông lăn ra chết. Người chết bệnh tật, người chết tai nạn. Có bà đẻ được 2 con chết cả 2, bà đẻ 3 con chết cả 3. Thậm chí, bà thứ 8 đẻ được 7 người con thì chết cả 7. Cuối cùng là cái chết của ông Lý Hoạt. Bà vợ thứ 9, không rõ tên gì, mọi người gọi theo tên chồng là bà Lý Hoạt, đẻ được một người con, đặt tên là Thanh. Sợ hãi mảnh đất nên bà cắt làm đôi bán đi rồi chuyển đi nơi khác ở. Bà Nở phải mất nhiều công sức lần tìm, mới gặp được bà vợ thứ 9 của ông Lý Hoạt và được bà này kể lại như vậy. Mấy năm trước, đúng 30 Tết, bà vợ thứ 9 của ông Lý Hoạt, đang khỏe mạnh, lên giường ngủ và không bao giờ dậy nữa. Bà ra đi rất thanh thản. Anh con trai duy nhất của bà tiếp tục bán nhà, chuyển đi đâu không rõ.

Một phần mảnh đất của ông Lý Hoạt được bán cho bà K. Bà này cắt 60 mét vuông, xây một ngôi nhà nhỏ, rộng khoảng 30 mét vuông cho con gái và con rể ở. Vợ chồng cô này sống với nhau bao năm mà chỉ đẻ được một người con gái. Tuy nhiên, đứa con này lại bị chột một mắt. Lời đồn mảnh đất có ma kinh dị quá, nên hai vợ chồng bán nhà bỏ đi miền Nam, không về nữa.

Người mua căn nhà từ cặp vợ chồng nọ là một thủy thủ tàu biển tên là Cao. Vợ anh này là giáo viên. Họ có với nhau một trai một gái. Anh Cao đi biển biền biệt, có khi mấy tháng mới về thăm vợ con một lần. Hàng xóm ai cũng ganh tị với sự giàu có của cặp vợ chồng này. Người dân đồn rằng, mỗi lần đi biển về, anh lại mang về một nắm vàng đưa vợ, đựng đầy ống bơ. Hai vợ chồng đeo vàng lủng liểng khắp người. Thế nhưng, ở được vài năm thì tai họa xảy đến. Anh chồng đường đường là một thủy thủy viễn dương, cực kỳ khỏe mạnh, sức vóc hơn người, tự dưng phát điên. Không đi tàu được nữa, anh ở nhà làm hương với vợ. Điều trị thuốc men đầy đủ, nhưng bệnh tình của anh ngày càng nặng hơn. Sợ hãi quá, vợ chồng anh này bán ngôi nhà với giá rẻ mạt cho vợ chồng bà Nở. Khi bán đất, vợ chồng anh này không nói gì đến chuyện đất ngịch, đất có “ma”, mà chỉ nói con cái lớn, cần chỗ ở rộng hơn nên bán nhà đi. Vợ chồng anh này hiện sống cách nhà bà Nở hơn cây số. Bệnh tâm thần của anh ta còn nặng hơn xưa.

Cuộc sống của ông Phong, bà Nở tuy khó khăn, chật vật vì đẻ nhiều, nhưng đầm ấm, vui vẻ. Tuy nhiên, khi chuyển về ngôi nhà này, thì tai họa liên tiếp giáng xuống gia đình. Đầu tiên là 3 người con gái đẹp như tranh vẽ của ông bà, là Phạm Thị Thái (SN 1965), Phạm Thị Dung (SN 1971) và Phạm Thị Cúc (SN 1973), đến tuổi 20, chuẩn bị lấy chồng, thì đều tự dưng lơ đơ, man mát. Dù chưa tâm thần hẳn, nhưng thi thoảng có biểu hiện khác người. Rồi bỗng dưng 3 cô con gái này lần lượt mất tích. Người thì bảo bị lừa bán sang Trung Quốc, người thì bảo bị tâm thần bỏ đi lang thang, rồi chết đường chết chợ. Mấy cô con gái này giờ ở phương trời nào, còn sống hay đã chết, bà Nở cũng không biết. Bao nhiêu năm rồi, không thấy tin tức gì cả.

Trong số 7 cô con gái, thì có hai cô lấy được tấm chồng, đó là Phạm Thị Lan (SN 1968) và Phạm Thị Tâm (SN 1969). Tuy nhiên, cuộc đời hai cô con gái này thì vô cùng bi đát. 18 tuổi, Lan đã có biểu hiện đơ đơ của người mắc chứng tâm thần. Chồng Lan lại là tay cờ bạc khét tiếng, ra tù vào tội không biết bao nhiêu lần. Hồi đẻ đứa con đầu, ông chồng vẫn đang ngồi tù. Đau buồn, nên bệnh tâm thần của Lan càng nặng hơn. Khi cậu con còn đang bú mẹ, thi thoảng Lan lại cởi trần cởi truồng bế con trốn nhà đi lang thang giữa mùa đông giá rét. Khi sinh đứa con thứ hai được 4 tháng tuổi, thì chị… điên hẳn, không lúc nào tỉnh táo nữa, đập phá tanh bành nhà cửa. Để an toàn cho bản thân chị và hai đứa con, gia đình đã phải đưa chị vào trại tâm thần ở Vĩnh Bảo. Từ khi vào trại, Lan không tỉnh táo lại được nữa. Có lẽ Lan phải chung thân với trại tâm thần. Con cái không ai nuôi, nên hiện một đứa phải gửi vào một trung tâm nuôi dưỡng nhân đạo ở Hải Phòng.

Cô con gái nữa của bà Nở lấy được chồng là chị Phạm Thị Tâm. Chị Tâm là con thứ 4. Hồi chưa lấy chồng, cũng hơi chập chập. Thi thoảng lại bỏ đi, nhưng đang đi giữa được tự dưng sực tỉnh, tự hỏi đường về nhà. Lúc tỉnh táo thì như người bình thường. Trong số 10 người con của bà nở, thì Tâm được coi là tỉnh táo hơn cả. Tuy nhiên, cuộc đời chị thì bi đát hơn cả những người chị, người em bị thần kinh của mình. Người chồng đầu tiên của chị là trai Hà Nội hẳn hoi. Tuy nhiên, anh này lại là con nghiện nặng. Đời chị khốn khổ với ông chồng này. Cứ đói thuốc lại nhè vợ ra đánh. Sau anh ta chết không rõ vì sốc thuốc hay AIDS. Chồng chết, chị đi bước nữa với người đàn ông ở Bắc Giang. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, chị lại lấy nhầm ông nghiện. Ở với anh này được vài năm, sống chả khác gì địa ngục. Anh ta sốc thuốc chết chị mới nhẹ nợ. Người chồng thứ 3 của chị không nghiện ngập, nhưng lại có tính trăng hoa. Mấy năm trước anh ta bỏ nhà theo gái, bỏ mặc mẹ con chị Tâm. Mới ngoài 40 tuổi, chị Tâm đã qua 3 đời chồng, đẻ 6 lần, nhưng chết 2 con, chỉ còn 4. Tuy nhiên, một cậu con của chị học bố, nghiện nặng, lại bị AIDS, đang nằm chờ chết. Một cô con gái mới 15 tuổi đã theo giai, rồi mang bầu, phải lấu chồng sinh con. Chị chính thức lên chức bà ngoại. Hiện chị Tâm đi làm phu hồ, xách vữa cùng đội thợ để nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học và một ông con nằm chờ chết.

Trong số 7 người con gái, thì có lẽ chị Phạm Thị Hoa (SN 1976) là điên nhất. Hồi trẻ, hoa cực kỳ xinh đẹp. 20 tuổi vẫn tháo vát đi buôn hoa quả. Hồi ông Phong, chồng bà Nở chết, chị đau buồn nằm bẹp ở góc nhà, ông ăn không uống gì, cũng không đi bán hàng nữa, người gầy xọp đi, đôi mắt dần trở nên vô hồn, lúc nào cũng nheo nheo vẻ sợ hãi. Hoa đã điên khùng thực sự. Sau 3 năm nằm bẹp ở nhà, chửi bới cả ngày lẫn đêm, thì bà Nở đưa con vào trại Vĩnh Bảo nhờ nhà nước nuôi dưỡng.

Sư thầy “trục vong” bất lực với “ngôi nhà ma ám”

Ngồi trong căn nhà cũ nát vữa lở loang lổ, bà Nguyễn Thị Nở thẫn thờ: “Ngày trước cả nước mình đói ăn, mải lo kiếm sống, nên không nghĩ nhiều đến chuyện tâm linh. Lúc vợ chồng tôi để ý đến chuyện đất cát, nhà cửa, thì lần lượt con cái điên khùng hết rồi, chẳng đứa nào được bình thường nữa chú ạ. Lúc ấy dù có trở tay cũng không kịp nữa”.

Cách đây 10 năm, nghe lời khuyên của những người hàng xóm, bà Nở và ông Phong rốt ráo đi tìm thầy để xem đất cát, xem mảnh đất gia đình bà ở có vấn đề gì về tâm linh không. Thời điểm đó, ở Hải Phòng, có một vị thượng tọa nổi tiếng về tài “trục vong, diệt quỷ”, đó là Thượng tọa Thích Quảng Tùng, trụ trì chùa Dư Hàng (Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng). Vợ chồng bà Nở lọ mọ đạp xe tìm đến ngôi chùa đẹp nhất Hải Phòng để nhờ vả thượng tọa theo mách nước của một số người. Trước mặt ông bà là một cảnh tượng mà ông bà chưa từng chứng kiến, cả trăm người lờ đờ, lơ ngơ chả khác gì đàn con của bà đang ngồi xếp hàng chờ đến lượt để được Thượng tọa Thích Quảng Tùng “trục vong”. Khi đó, niềm hy vọng trong ông bà lớn hơn bao giờ hết. Nếu thượng tọa trục được vong ma, giúp đàn con của ông bà được hồi tỉnh thì chẳng có hạnh phúc nào bằng.

Sau khi “trục vong” xong cho mọi người, bà Nở mới tiến đến gần Thượng tọa Thích Quảng Tùng. Bà Nở nhớ lại: “Tôi đến trước mặt ông ấy, ông ấy không nói gì, mà cứ nhìn tôi rất kỹ. Ông ấy bảo nghiệp nhà vợ chồng tôi nặng lắm. Vong, ma ở nhà cũng nhiều lắm, làm hại cả nhà. Ông ấy bảo không thể trục vong ở chùa một cách đơn giản như mọi người được. Ông ấy bảo tôi để lại địa chỉ, rồi cứ về, rồi ông ấy sẽ đến tận nhà tôi để xem xét giúp. Kể cũng lạ chú ạ. Ông Tùng tài thánh thật. Tôi chẳng nói câu nào, ông ấy chỉ nhìn tôi mà như là biết hết mọi chuyện về gia đình tôi”.

Đúng như lời hứa, mấy hôm sau, vào một ngày đầu thu năm 1992, Thượng tọa Thích Quảng Tùng tìm đến tận nhà bà Nở. Thượng tọa Thích Quảng Tùng quá nổi tiếng ở Hải Phòng, nên ông đi đến đâu người dân cũng biết, hâm mộ, xúm xít đi theo. Thượng tọa mang theo một hộp bát giác, một con lắc. Bà Nở nhớ lại: “Thượng tọa Thích Quảng Tùng vào nhà tôi, chẳng nói gì, ông ấy đi xuống ngó nghiêng dưới bếp, rồi cứ đứng ở chỗ cái bể nước nhìn hồi lâu. Ông ấy nhìn góc nhà, góc cái tủ cũ. Ông ấy xem xét, nhìn kỹ lắm. Tôi cũng không rõ ông ấy xem kiểu gì. Ông chẳng thắp hương, cũng không cúng bái, đọc kinh gì cả, chỉ đi lại nhìn ngó. Xem xét nhà cửa một hồi, ông ấy gọi vợ chồng tôi đến, rồi cứ lắc đầu bảo nhà này lắm ma, lắm vong, khó giải quyết lắm. Ông ấy còn bảo, ngay cái bếp, chỗ tôi đun nấu bằng củi cũng có tới 30 con ma trú ngụ. Nhìn chỗ nào trong nhà cũng thấy có ma, có khoảng 300 con ma, nên có cúng bái, trục vong ma cũng không ăn thua gì. Hồi đó, đám con điên khùng và cả mấy đứa bình thường vẫn ở nhà. Thầy Tùng bắt từng đứa ngồi thẳng lưng. Tay trái của ông đặt lên đỉnh đầu, tay phải quay con lắc nhanh dần, rồi tít mù trên mặt chiếc hộp bát giác. Cứ vừa quay con lắc, ông vừa bảo “có vong, có ma”. Rồi ông cầm cái cục gì như cục thủy tinh (cục thạch anh – PV) đặt lên đỉnh đầu mấy đứa, rồi tiếp tục quay tít con lắc trên mặt hộp bát giác. Ông ấn cục đó vào vai phải, vai trái, sau lưng, phía trên ngực trái. Khi ông đặt cục ấy vào bụng, thì những đứa con tôi hét lên sợ hãi. Thượng tọa Tùng liên tục đọc niệm chú. Ông làm như vậy với lần lượt từng đứa một. Đám con của tôi hò hét sợ hãi co rúm cả người, hét lên đau đớn. Nhìn đôi mắt trắng dã của chúng nó, tôi thấy như người khác chứ không phải con mình. Xong việc, ông ấy bảo tìm tất cả ảnh của các con đưa cho ông ấy, để ông ấy mang về chùa, tụng kinh sám hối giúp gia đình tôi, cho các vong hồn trú ngụ trong nhà tôi”.

Sau này, tôi tìm hiểu ở chùa Dư Hàng thì được biết Thượng tọa Thích Quảng Tùng không chỉ “bắt ma” trực tiếp trên cơ thể người, mà ông còn xác định “ma” và “bắt ma” qua ảnh. Những ai ở xa, không đến được chùa Dư Hàng, thì chỉ cần mang ảnh đến cho ông. Ảnh to cũng được, ảnh bé bằng ngón tay cũng được. Ông đặt tấm ảnh trên mặt bàn, một tay áp vào ảnh, một tay quay con lắc. Ông kiểm tra cũng rất nhanh, chỉ vài giây là xong một tấm ảnh. Trường hợp nào phát hiện có “vong”, thì ông yêu cầu phóng ảnh to cỡ A4, rồi đặt vào chiếc hòm trong chùa. Thậm chí, xem qua ảnh, ông cũng biết người đó còn khỏe mạnh hay đã tận số. Những “vong hồn, ma quỷ” được ông trục ra sẽ được ông giữ lại chùa, để nhà chùa tụng kinh sám hối, giúp các vong hồn siêu thoát, không ở lại trần gian hại người nữa.

Theo lời bà Nở, sau khi đưa ảnh cho Thượng tọa Thích Quảng Tùng, thì ông bảo: “Bệnh của các con bà nặng lắm rồi, không cứu chữa gì được nữa đâu. Dù có trục vong ma ra khỏi người thì cũng không khỏi được nữa. Bệnh thì nặng, hạn gia đình thì còn to lắm, chưa biết bao giờ mới hết. Tốt nhất là ông bà đưa các cháu vào trại tâm thần để Nhà nước nuôi hộ, chứ không nuôi được nữa đâu”. Nói xong, Thượng tọa Thích Quảng Tùng quay sang phía ông Phạm Văn Phong, chồng bà Nở bảo: “Ông không nuôi được chúng nó đâu. Ông đưa chúng nó vào trại đi. Ông cũng không sống lâu được nữa đâu”. Bà Nở kể: “Nghe ông Tùng nói vậy ông Phong nhà tôi còn phản ứng, bảo là tôi khỏe thế này thì chết làm sao được. Lúc đó, ông Phong nhà tôi 60 tuổi, khỏe như vâm, có ốm đau gì đâu. Nhưng thời gian sau thì ông Phong lăn ra chết thật. Không hiểu ông sư Tùng ấy là người hay là thánh nữa chú ạ!”.

Nghe lời Thượng tọa Thích Quảng Tùng, ông Phong và bà Nở mới tính đến chuyện gửi con vào trại tâm thần. Đúng thời điểm đó, ông Thanh, nguyên Chủ tịch UBND phường Cầu Tre vào thăm gia đình bà Nở. Nghe ông Phong, bà Nở trình bày nguyện vọng muốn gửi con vào trại tâm thần, ông Thanh lại thấy vợ chồng bà Nở khổ quá, vật lộn giữa đàn con điên rồ, chỉ biết hát hò, chửi bới suốt ngày đêm, nên đã làm giúp thủ tục, hồ sơ để đưa 3 người con gồm Hoa, Hoàng, Lan vào trại tâm thần ở Vĩnh Bảo để Nhà nước nuôi dưỡng. Khi 3 người con điên nặng nhất được đưa vào trại, thì vợ chồng bà Nở đỡ vất vả hơn. Vợ chồng bà cùng hai cậu con trai là Phạm Văn Đức (sinh năm 1978), Phạm Văn Hậu (sinh năm 1979) và cô út Phạm Thị Bích (sinh năm 1983) cùng mưu sinh kiếm sống. Thời điểm cách đây hơn 10 năm, 3 người con út này của bà Nở vẫn còn bình thường như bao thanh niên khác, cũng biết làm thuê làm mướn kiếm sống.

Ngay sau khi làm xong thủ tục, đưa người con thứ 3 vào trại tâm thần Vĩnh Bảo, thì ông Phong lăn ra chết, đúng như tiên đoán của Thượng tọa Thích Quảng Tùng. Thời điểm đó, ông Phong vẫn đi bơm xe, vá xe đạp, xe máy kiếm sống ở lề đường. Một hôm, đang sửa xe, thì một người đàn ông nhìn ông Phong bảo: “Tôi là bác sĩ chuyên về tim mạch. Ông bị cao huyết áp nặng lắm rồi. Ông không điều trị đi là không cứu nổi đâu, chết lúc nào không biết”. Dù vị bác sĩ kết luận ông bị cao huyết áp, song ông Phong bảo với bà Nở rằng thấy người vẫn bình thường, không khó chịu lắm. Tuy nhiên, bà Nở vẫn gom chút tiền để ông Phong đi khám bệnh. Các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Tiệp kết luận ông Phong bị cao huyết áp rất nặng. Không có tiền chữa bệnh, mà bác sĩ lại bảo dù tốn tiền cũng khó cứu được, nên ông Phong về nhà nằm, hai vợ chồng tìm cách tính toán tiếp. Thế nhưng, ngay hôm đó, ông Phong co giật, tai biến, rồi nằm bất động. Ông nằm bất động một thời gian thì chết.

Bà Nở nhớ lại: “Hôm đó, tôi đang nấu nướng dưới bếp thì cái Hoa hét toáng lên. Bố chết rồi, bố chết rồi!”. Tôi chạy lên, thì thấy ông ấy ngừng thờ, sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Tôi vuốt mắt cho ông ấy bảo: Ông sống khôn chết thiêng, phù hộ cho mấy đứa còn lại không bị điên khùng nữa, để tôi đỡ vất vả. Trước đó, cái Hoa vẫn bình thường, đi bán hoa quả kiếm sống. Nhưng nó chứng kiến bố chết, nó khóc lóc, hét toáng lên, rồi mất trí luôn chú ạ. Sau khi ông ấy chết, nó nằm bẹp trong nhà, không ăn, không uống gì cả, người chỉ còn bộ xương. Lúc tỉnh dậy, ăn được, thì suốt ngày hò hét, chửi bới. Nó ở nhà 3 năm thì tôi gửi vào trại Vĩnh Bảo. Đến giờ chưa có ngày nào nó tỉnh táo”.

2.8 14

[Cám ơn các bạn các bạn đã đọc truyện tại truyenaudiohay.com!] Phần: 1 2 3 4 5 6 7 8

Từ khóa » Sư Tùng Bắt Ma ở Chùa Hàng