Ruột Già Là Gì, Nằm ở đâu Và Dài Bao Nhiêu Mét? Cấu Trúc Và Vị Trí đau

Rate this post

Ruột già là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn vẫn chưa biết đến bộ phận này cũng như cấu trúc và chức năng như thế nào trong cơ thể. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ruột già.

Ruột già là gì, nằm ở đâu?

Ruột già hay còn được gọi với một tên khác là đại tràng hoặc là colon. Đây là bộ phận áp cuối của hệ thống tiêu hóa hay cũng là chặng cuối cùng của hệ thống tiêu hóa là hậu môn.

Ruột già là gì, nằm ở đâu?
Ruột già là gì, nằm ở đâu?

Ruột già bắt đầu ở vùng chậu phía bên phải và dưới thắt lưng phía bên phải, đây là nơi nối với đầu dưới của ruột non, sau đó nó tiếp tục đi lên phía trên bụng và qua chiều rộng của khoang bụng và sau đó đi xuống phía dưới, điểm cuối tiếp xúc là vùng hậu môn.

Về tổng thể thì ruột già có hình chữ U ngược thông với ruột non tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Mục đích là tiếp nhận phần thức ăn mà ruột non không thể nào tiêu hóa được.

Giữa ruột già và ruột non thường có van hồi, nhiệm vụ của van này là giữ cho chất dịch có trong đại tràng không thể nào di chuyển trở lại ruột non.

Xem thêm: Viêm đại tràng là gì, nằm ở đâu? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh

Cấu trúc của ruột già

Ruột già có cấu trúc gồm 3 phần chính đó là: mạnh tràng, kết tràng và trực tràng. Với mỗi bộ phận lại có kích thước và chức năng khác nhau.

  • Manh tràng: có hình dạng giống như một cái túi tròn và nằm ngay ở khu vực hỗng tràng đổ vào ruột già. Chiều dài của mãnh tràng khoảng 6-7 cm và đường kính 7cm. Phía đầu mãnh tràng được bịt kín có một đoạn ngắn hình giun được gọi là ruột thừa. Ruột thừa có hình dạng giống đầu ngón tay và có chiều dài khoảng 9cm và đường kính từ 0.5 đến 1cm.
  • Kết tràng: Đây là bộ phận chính của ruột già và được chia thành 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. 
  • Trực tràng: Độ dài của trực tràng khoảng 20cm và kết thúc ở phần hậu môn. Hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng được kiểm soát ở bàng quang (nam) và ở tử cung (nữ).
  • Ruột già cũng gồm 5 lớp thứ tự từ trong ra ngoài: lớp niêm mạch, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.
  • Ngoài 3 phần chính ở trên thì ruột già cũng có phần dịch ruột. Trong ruột già không có enzyme tiêu hóa chỉ có dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc.

Ruột già dài bao nhiêu?

Ruột già có chiều dài trung bình khoảng 1,5m và tùy vào cơ địa của mỗi người mà có chiều dài khác nhau, có người lại dài tới 1,9m. Thông thường chiều dài của ruột già sẽ ngắn hơn khoảng ¼ lần so với chiều dài của ruột non nhưng tiết diện của lại lớn hơn so với ruột non.

Chức năng của ruột già

Ruột già là bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta. Dưới đây là một chức năng chính của ruột già:

Tiêu hóa thức ăn

Ruột già và ruột non, dạ dày đều thực hiện tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại có cấp độ khác nhau như: dạ dày sẽ là cấp 1 có tác dụng tiêu hóa thức ăn ban đầu. Ruột non ở cấp độ 2 có tác dụng chính, ruột già ở cấp độ thứ 3 sẽ đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết.

Tiêu hóa thức ăn ở ruột già
Tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Ở vai trò tiêu hóa thức ăn, ruột già sẽ tập trung xử lý những chất xơ, đạm, mỡ mà ruột non không thể nào tiêu hóa được. Điều này có thể thực hiện được là nhờ vào hệ vi khuẩn đa dạng có ở ruột già. 

Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất

Sau khi thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn ruột già sẽ hấp thụ lại dưỡng chất thêm một lần nữa. Ngoài ra, ruột già cũng hấp thụ các chất muối khoáng và nhiều nguyên tố khác. Các chất dinh dưỡng này sẽ được đưa vào máu cùng với chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể.

Hấp thụ nước và thực hiện đóng khuôn chất bã

Đây là chức năng quan trọng của ruột già trong việc đào thải chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Lúc này lượng nước ở trong ruột già sẽ được chuyển qua thận để lọc lại trước khi đưa ra ngoài..

Với những thông tin ở trên, có thể thấy được ruột già không chỉ là nơi chứa chất thải mà nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ chính của ruột già đó là hấp thụ nước và đóng khuẩn chất thải, nhiệm vụ này rất quan trọng và không có cơ quan nào trong cơ thể có thể thay thế được.

Vị trí đau ruột già

Do ruột già là phần cuối của đường tiêu hóa nên rất dễ bị viêm nhiễm và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy hại. Trên thực tế thì vị trí thường xuyên bị đau ruột già là ở phần kết tràng sigma và những phần khác cũng có nguy cơ bị tổn thương nhưng sẽ bị nhẹ hơn.

Đối với những người bệnh bị viêm ruột già (viêm đại tràng) thông thường sẽ có những biểu hiện đau âm ỉ ở một vị trí cố định tại vùng bụng. Nơi xảy ra các triệu chứng đau sẽ chính là vị trí của vết viêm loét đại tràng.

Vị trí đau ruột già
Vị trí đau ruột già

Nếu tình trạng viêm xảy ra ở phần kết tràng thường khiến cho người bệnh bị đau ở vùng dưới sườn phải.

Đau ở vùng kết tràng ngang cơn đau sẽ xuất hiện ở phần trên rốn.

Đau ở vùng kết tràng xuống người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sườn trái

Xuất hiện những cơn đau ở vùng hố chậu trái sẽ chính là vị trí viêm ruột già xích ma. Còn đau ở hố chậu phải sẽ là manh tràng.

Đối với tình trạng bị viêm trực tràng sẽ không xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng mà cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng đốt sống gần hậu môn.

Hiện nay để xác định được vị trí đau ruột già thì phương pháp tốt nhất đó là nội soi. Đây chính là phương pháp chẩn đoán vị trí đau ruột già được tốt nhất. Chính vì vậy, người bệnh muốn xác định được vị trí đau thì nên đến các trung tâm y tế uy tín để thực hiện nội soi.

Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về ruột già cũng như chức năng chính của bộ phận này trong cơ thể. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy 15 Tháng Mười, 2020

Từ khóa » đường Ruột Dài Bao Nhiêu