Rượu Cần Hòa Bình- Say Cả Núi Rừng
Có thể bạn quan tâm
Truyền thuyết kể rằng, rượu cần của người Mường ra đời từ bàn tay khéo léo, trí thông minh và sự đức hạnh của người con gái Mường. Uống rượu cần Người Mường là uống sữa mẹ Thiên nhiên và uống cái tình người nồng ấm !
Nguồn gốc rượu cần của Người Mường - Hòa BìnhTuy không rõ rượu cần có từ bao giờ nhưng người Mường vẫn truyền tai nhau một câu chuyện như sau: “Một ông cụ có hai người con dâu. Cụ muốn thử xem ai là người thông minh, đức hạnh. Cụ bảo: “Bố đi ăn uống đã nhiều, nhưng chưa được ăn con vật gì mà thịt lại nằm trong xương, cũng chưa được uống loại nước gì chảy ngược cho ngọt ngào, ý vị. Các con cố tìm cho bố. Được ăn uống những thứ đó, bố mới khoẻ ra được.”
Cô dâu cả nghĩ mãi, không hiểu là thức ăn thức uống gì. Cô dâu thứ hai cũng bí, hỏi chỗ này chỗ khác cũng không ai biết thức ăn ấy ra sao. Chị buồn rầu ra suối ngồi nghĩ. Bỗng chị nhìn thấy con ốc bên bờ suối. Thôi phải rồi! Con ốc, ruột trong mềm, vỏ ngoài cứng, thế chẳng phải thịt nằm trong xương sao? Bên bờ suối lại có ai đã cắm một cái vòi để cho nước chảy ngược lên máng. Muốn nước chảy ngược cũng phải làm như vậy. Chị liền bắt một mớ ốc về nấu canh, múc một bầu nước, vót cái cần cắm vào bầu. Cứ để nước lã như thế thì chẳng có mùi vị gì, chị bỏ vào bầu vài nắm lá thuốc trong rừng. Đưa về nhà thì ông cụ đã đi vắng. Chị bèn giấu kín các thức đã chuẩn bị, chờ bố về đưa nộp.
Người dâu cả nghĩ chưa ra cách, thấy em thứ giấu thì bực, liền lén bỏ vào bình một nắm bã trấu và tấm vụn. Không ngờ như thế lại làm cho bình nước thêm chất. Lá, trấu, tấm quện lại, lên men, hóa thành một thứ rượu ngọt. Ông bố ăn canh ốc rồi cầm cần hút. Đúng là những thứ mà ông yêu cầu. Ông cụ khen nức nở, giao cả cơ nghiệp cho cô em. Và lịch sử xa xôi của bình rượu cần có từ đó.”
Cách làm Rượu cần của Người Mường
Cũng như những loại rượu khác, thứ quan trọng nhất quyết định rượu ngon hay không chính là men rượu. Men rượu giống như linh hồn của vò rượu vậy. Thứ men ngon nhất từ trước tới nay mà người Mường hay dùng là men lá, một loại men chế biến từ lá cây trên rừng. Loại cây này gọi là cây "trơ trẳng". Thứ men được làm từ những nguyên liệu đặc biệt như: ớt, gừng, riềng, lá mít, lá ổi và nhiều lá cây rừng như lá mâm xôi, vỏ lòng não, dây thảo quả rừng, lá lọt núi... và một thành phần không thiếu là vỏ cây gỗ mun ấy đã làm ra thứ rượu ngọt ngào, có lợi cho sức khỏe và có giá trị tinh thần, văn hóa cộng đồng sâu sắc.
Nguyên liệu đồ rượu cần gồm gạo nếp, trấu và men rượu. Gạo nếp được ngâm qua một đêm để mềm, trấu thì phải rửa thật sạch, phơi khô sau đó trộn đều tất cả gạo, trấu với nhau cho vào đồ (đun lên). Sau khi đồ chín gạo thành cơm thì cho ra để nguội rồi mới trộn men vào và tiếp tục ủ một đêm để lên men (để men rượu ngấm hết vào cơm, trấu). Người trộn men phải làm sao cho men thật đều, ngấm vào từng hạt cơm, hạt trấu. Có như thế rượu mới dùng được lâu. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không đủ ấm thì sẽ rượu sẽ không lên men được và toàn bộ các công đoạn trước coi như bỏ đi hết. Có cố làm tiếp thì rượu cũng chua, nhạt, không uống được. Khi rượu lên men thành công thì người ta sẽ cho vào vò ủ rượu chờ đến lúc uống được. Vò ủ phải được đậy kín để tránh không khí làm hỏng rượu. Vào mùa nóng thì chỉ khoảng 20 ngày là chất rượu đã ngọt nhưng mùa lạnh thì phải hơn một tháng mới có thể dùng được.
Cách uống Rượu Cần của Người Mường
Làm rượu cần vốn đã cầu kỳ, người Mường uống rượu cũng cầu kỳ không kém. Có nhiều hình thức tổ chức uống rượu cần, tiêu biểu là uống xúm lúm- nội bộ gia đình uống với nhau và rượu cần cộng đồng Mường bản - rượu được uống với đông đảo người trong mường tham gia. Xúm lúm có nghĩa là không muốn cho người ngoài biết một sự việc gì đó, chỉ những người có mặt ở đó cùng biết với nhau thôi. Rượu cần được mang uống xúm lúm với nhau vào buổi trưa nắng, giờ giải lao hoặc buổi tối uống cho đã thèm, đỡ mệt. Ai uống bao nhiêu thì uống chứ không theo luật tục nào. Thường họ hay ngồi uống ở ngay góc bếp nhà sàn, cạnh đó là bộ đồ uống trà, hút thuốc lào. Trước khi uống hướng tất cả cần rượu về phía bếp một lúc với ngầm ý để ba vị vua bếp uống trước, sau đó người mới được uống.
Với cách uống theo cộng đồng bản thì cảnh rượu cần phải được để giữa nhà, gian chính, những cần trúc ngửa mặt lên trời thăm ống. Họ cử ra một anh điều khiển cuộc vui gọi Nhà Trám. Anh này cũng trực tiếp đong nước vào vò rượu cần cho mọi người uống và tính điểm uống thi như một trọng tài. Cuộc vui có sinh động hay không, một phần nhờ vào vai trò của Nhà Trám. Đầu tiên người ta sẽ mời uống"Thăm khoe". Có nghĩa là uống thử xem chất lượng của rượu như thế nào, bởi vò rượu cần uống càng lâu sẽ càng nhạt đi, chỉ có lúc đầu mới phản ứng đúng chất lượng của nó. Tuần uống "Thăm khoe" thường cả chục người chỉ uống chung nhau lượng rượu chỉ bằng một gáo, thường là đàn ông uống trước, đàn bà uống sau. Mọi người ngồi quây quần xung quanh vò rượu nhưng vẫn theo thứ tự trên dưới của quan hệ tuổi tác, họ hàng. Người vai cao tuổi ngồi trên, vai thấp ngồi dưới. Khi uống"Thăm khoe" xong cuộc rượu lại tiếp tục. Họ phải làm như thế nào để cuộc rượu thật vui, cho đẹp lòng chủ nhà. Họ quan niệm: "Rượu ở trong nhà là rượu của chủ, còn rượu đã mang ra uống giữa nhà là rượu của khách. Khách phải có bổn phận làm vui cho chủ nhà”. Muốn thật vui thì phải chia làm hai phe để uống thi với nhau. Chia phe xong họ bắt đầu uống theo luật để tính sự hơn kém nhau về lượng uống được trong cùng một đơn vị thời gian. Thời gian không phải tính bằng đồng hồ mà chủ yếu là tính lượng nước trong gáo chảy qua lỗ thủng xuống vò rượu. Phe nào uống thua điểm thì bị phạt uống thêm. Luật rượu còn một số biến thể khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là uống thi nhau, từ đó có cớ phạt nhau cho vui. Khách ra về trong khi vò rượu chưa nhạt sẽ làm cả chủ lẫn khách cảm thấy áy náy vì làm niềm vui chưa trọn vẹn, phí rượu của chủ nhà. Ngoài ra, người Nhà Trám phải thuần thục và tỉnh táo khi tiếp rượu để đi đúng vòng miệng cảnh, theo vòng kim đồng hồ. Nếu như làm sai nghi lễ rượu sẽ hỏng và năm đó sẽ mất mùa.
Từ xa xưa, người Mường đã có tục uống rượu cần. Cần được làm bằng cây trúc hoặc thông nòng (rỗng ống). Ống rỗng còn đang tươi được hơ qua lửa rồi đem uốn tạo thành hình dáng tuỳ theo độ cong lượn của vò rượu. Đặc biệt, dáng của những chiếc cần phụ thuộc vào tính cách của người chủ nên không bộ cần nào giống bộ cần nào.
Bình đựng rượu cần là vật gia bảo, càng lâu càng trở thành quý hiếm và coi như một thứ của hồi môn. Để có được một vò rượu cần ngon thì từ cách làm đến cách uống phải thật công phu. Cách chế biến rượu cần như sau: lấy một nắm lá quế giã nhỏ trộn với bột gạo, nhào kỹ và nắm lại thành từng viên bằng quả trứng gà, đựng vào mủng, mặt bên dưới lót lá chuối khô và đem hong ra chỗ thoáng không có ánh nắng mặt trời để làm nên những bánh men, sau đó chùi sạch cám ở men. Gạo nếp đem ngâm rồi trộn một gạo hai cám đem đồ không đậy vung, dỡ ra để nguội rồi rắc bột men vào cơm nguội, đắp lá chuối lên, phơi khô, cho vào vò phủ một lần lá chuối, lấy tro nhào nước bịt kín lại. Sau từ 3 đến 5 ngày mở hé miệng vò, đổ nước suối sạch gần đến miệng mà ở đó có nan nứa cài rồi lấy lá rừng cho vào vò rượu và cắm cần tre vào miệng vò cùng uống. Tục uống rượu cần thường có các cặp: chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ, dùng hai hoặc ba cần một lúc. Rượu hết đến đâu nước lại được cho thêm vào miệng vò sao cho mặt nước cho trong vò rượu lúc nào cũng mấp mé chực tràn miệng vò. Cũng có lúc, theo tục lệ, những người uống rượu cần chia thành hai phe, phe nào uống kém thì sẽ bị phe bên kia đổ nước lên đầu. Tục uống rượu cần thể hiện cách uống rượu theo tập đoàn, đông và vui. Mọi người cùng vui cái vui của phong tục bản Mường. Nếu có khách, chủ nhà trải chiếu vuông vắn giữa sàn rồi bưng vò rượu đặt chính giữa chiếu sau đó mời tất cả những người có mặt trong nhà ngồi vòng quanh. Sau những lời hỏi thăm sức khoẻ gia đình, quê quán, chủ nhà mời tất cả cùng chụm môi uống “của vườn, của suối cho bớt mệt nhọc đường xa”. Người Mường gọi đấy là uống bước một (cũng gọi là uống thông cần). Tiếp theo là uống đôi (chủ và khách), uống nam nữ, uống bốn người, uống sáu người và nhiều người nữa. Họ vừa uống vừa hát, hỏi thăm, hát mời, hát tiễn đưa, hát hẹn ước. Ngày nay, rượu cần đã trở thành đặc sản nổi tiếng trên toàn quốcTừ khóa » Hoa Bình Rượu
-
Rượu Cần Hòa Bình Tại Hà Nội Và Trên Toàn Quốc
-
Rượu Cần Hòa Bình - Măng Rừng
-
Mua Rượu Cần Hoà Bình ở đâu
-
Đặc Sản Rượu “thiêu” Của Người Mường - Báo Hòa Bình
-
Rượu Cần Hòa Bình Và Những địa điểm Bán Rượu Cần Hòa Bình Giá ...
-
Bán Rượu Cần Hòa Bình Tại Hà Nội - Rượu Cần Bích Hà - 0978.986.414
-
Rượu Cần Hòa Bình Dung Tích 6lit - Hà Nội
-
Cách Uống Rượu Cần Hòa Bình đúng Cách! - Webtretho
-
Cây Lan Bình Rượu: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Lan Bình Rượu
-
Rượu Cần Hòa Bình Thơm Ngon Nức Tiếng - Thế Giới Ẩm Thực
-
RƯỢU CẦN MƯỜNG VANG - HÒA BÌNH
-
Chọn Mua Bình Rượu Cần Hòa Bình Chính Gốc Tại Hòa Bình