[Rượu Nhật] Các Loại Rượu Gạo Nhật Bản Nổi Tiếng - Rượu Ngoại

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản không chỉ dừng lại ở những món ăn thơm ngon, đặc sắc như mochi, ramen,..mà còn nổi tiếng với các loại rượu nhật. Được chế biến công phu, cẩn trọng từ những con người kỹ tính ở xứ phù tang, các loại rượu gạo Nhật Bản đã chinh phục được nhiều người bởi sự độc đáo và hương vị quyến rũ.

Nội dung chính

  • Rượu Sake (Nihonshu)
  • Rượu Nigori Zake
  • Rượu Shochu
  • Rượu mơ Nhật Umeshu
  • Rượu gạo Nhật Bản – Amazake

Rượu Sake (Nihonshu)

Nhắc đến rượu sake là nhắc đến rượu nihonshu, đây là loại rượu gạo truyền thống của Nhật Bản, được làm từ gạo, mạch nha và nước, dưới sự tác động của vi khuẩn ( được gọi là Koji ) và men rượu. Đây được xem là loại ‘ Quốc tửu” ở xứ ở mặt trời mọc.

Thưởng thức Sake Nihonshu cũng có nhiều cách khác nhau, ví dụ

– Nihonshu uống nóng được gọi là ‘atsukan’, không phải đun lên mới dùng mà người ta sẽ đặt bình rượu vào trong một chén nước nóng, rượu rót ra uống còn nóng nhưng không bị bỏng. Đây là cách thưởng thức đặc biệt vào những ngày mùa đông lạnh giá.

– Sake uống ở nhiệt độ phòng gọi là ‘hiya’. Nhiệt độ thường dao động từ 20 – 25 độ , nhiều người cũng thích thưởng thức rượu khi ở trạng thái này vì họ cho rằng đây mới chính là hương vị tươi ngon nhất.

Rượu Sake (Nihonshu)

– Sake uống lạnh gọi là ‘reishu’. Đây cũng là cách thưởng thức phổ biến tại Nhật, nếu không uống đá, Sake sẽ được cất giữ trong tủ lạnh 30 phút, sau đó lấy ra cho để nhiệt độ giảm còn 7 đến 10 độ. Sake khi uống lạnh sẽ ngon hơn khi giữ nguyên được hương vị vốn có.

– Sake uống với đá, các dòng rượu thích hợp để uống với đá là Gensu, rượu gạo hoặc rượu chưa qua hâm nóng.

Rượu sake có nồng độ từ 18%-20% nhưng khi đóng chai sẽ được pha loãng nên chỉ còn 15%, và đây cũng là loại rượu phổ biến được các du khách mua về làm quà tặng. Những loại rượu Sake Nhật nổi tiếng: Junmai Sake, Honjozo Sake, Ginjo Sake, Daiginjo Sake,…

Rượu Nigori Zake

Rượu Nigori Zake la một loại rượu Sake cũng được làm từ mạch nha và gạo nhưng được lọc qua vải, do đó thành phẩm vẫn giữ được bã gạo sau khi lên men, khi rót ra ly rượu sẽ lẫn vào bã và tạo ra được màu trắng đục, nhìn bồng bềnh như mây nên loại rượu này còn được gọi là “ cloudy sake”.

Sử dụng nhiều vào mùa đông nên rượu Nigori Zake chỉ sử dụng khi còn nóng. Dòng rượu sữa này có nồng độ thấp. ngọt và mùi vị đậm đà. Vì chứa cặn trong chai nên trước khi sử dụng, bạn nên nghiêng chai để cả hai lớp rượu trong và cặn có thể hòa lẫn vào nhau.

Rượu Nigori Zake

Rượu Shochu

Mọi người thường nhầm lẫn Shochu của Nhật Bản và Soju của Hàn Quốc, nhưng đây là hai loại rượu khác nhau chỉ giống ở cách đọc tên. Các nguyên liệu như ngũ cốc (gạo, lúa mạch, khoai lang), trái cây (mơ) sau khi được lên men sẽ được chưng cất thành rượu.

Nồng độ cồn của Shochu (25%) thường cao hơn rượu Sake, có nơi lên đến 35%, rượu Shochu thường được sử dụng để pha các loại cocktail. Những loại rượu Shochu nổi tiếng: Shochu gạo, Shochu lúa mạch, Shochu khoai, Shochu soba,..

Rượu Shochu

Để sử dụng Shochu cũng có nhiều cách khác nhau

– Pha với nước nóng: Với tỉ lệ 6:4 với 6 phần rượu và 4 phần nước nóng, cho nước nóng và cốc sứ sau đó đổ rượu vào, việc làm này sẽ khiến nồng độ cồn giảm xuống và khi thưởng thức sẽ dễ dàng cảm nhận được vị ngọt và hương thơm của Shochu

– Pha với nước lạnh: Để giữ được hương thơm nguyên vẹn và dễ uống hơn, người ta thường pha với nước, đặc biệt vào mùa nóng, cách thức pha rượu với nước cũng được ưa chuộng vì cho cảm giác dễ chịu, không quá nồng.

– Pha với đá lạnh: Trước khi sử dụng, Shochu được cho vào tủ lạnh để làm lạnh sau đó mới lấy ra thưởng thức, vào mùa hè loại hình này được ưa chuộng vì độ thanh mát và có cảm giác ngon miệng hơn.

Rượu mơ Nhật Umeshu

Loại rượu mơ rất được ưa chuộng bởi phái nữ tại Nhật Bản. Nguyên liệu chính của loại rượu này là những trái mơ được tuyển chọn và có chất lượng cao nhất thế giới, khác với Việt Nam, rượu mơ Nhật Bản có vị ngọt, có cồn và ít chua hơn. Rượu mơ Nhật Umeshu được sử dụng bằng cách uống ấm hoặc uống đá, trang trí bằng một vài lá bạc hà.

Umeshu được làm bằng cách ngâm mơ ( chưa chín ) với rượu sake hoặc shochu, đường phèn và các nguyên liệu khác. Độ cồn của rượu mơ cũng chỉ khoảng 14%, khá dễ uống. Không chỉ dùng mơ, người Nhật cũng có sử dụng các loại trái cây khác như quả hạnh, thanh yên, quýt,..nhưng được lòng hơn cả vẫn là quả mơ, đây cũng là loại rượu thường thấy và luôn có mặt ở bất cứ ngôi nhà nào tại Nhật Bản.

Rượu mơ Nhật Umeshu

Rượu gạo Nhật Bản – Amazake

Ama có nghĩa là ngọt nên rượu Amazake có vị ngọt hơn các loại rượu khác, thường không có cồn nên trẻ con hay người già đều có thể uống được, rượu gạo Nhật Bản được hiểu nôm na cũng giống với cơm rượu của Việt Nam, chỉ khác là VIệt Nam sử dụng cơm nếp để làm nguyên liệu chính.

Loại rượu Amazake được làm bằng cách lọc lấy bã của sake sau khi đã lên men rồi trộn với cơm và nước, để lên men một lần nữa sẽ thành thành phẩm. 

Rượu gạo Nhật Bản có màu trắng đục và một chút bã rượu ở trong, thường được sử dụng vào những ngày đầu năm mới hoặc đêm giao thừa, và cũng thích hợp trong những ngày đông lạnh giá, do đó, rượu Amazake chỉ được thưởng thức khi còn nóng, vì tính chất ngọt và dễ uống nên bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm tại các khu lễ hội vui chơi trong dịp năm mới tại Nhật Bản.

Rượu gạo Amazake

Trên đây là các loại rượu Nhật Bản nổi tiếng được mọi người ưa chuộng, nếu bạn là người không thích uống những loại có nồng độ cồn cao thì nên thử rượu gạo và rượu Nigori Zake, mỗi loại rượu đều có những đặc trưng riêng và đều ẩn chứa hương vị đặc sắc. Chúc các bạn tìm được loại rượu thơm ngon phù hợp với bản thân.

Từ khóa » Các Loại Rượu Mạnh Của Nhật