Rút Gọn Câu - Ngữ Văn 7
Có thể bạn quan tâm
Với bài giảng Câu rút gọn sẽ giúp các em hiểu và nắm câu rút gọn. Qua bài học này giúp các em nắm vững kiến thức về Câu rút gọn, cách rút gọn và tác dụng của câu rút gọn.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là câu rút gọn
1.2. Cách dùng câu rút gọn
1.3. Ghi nhớ
2. Soạn bài Rút gọn câu
3. Hỏi đáp Bài Rút gọn câu
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là câu rút gọn
a. Cấu tạo của hai câu sau có gì khác
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Chúng ta phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”.
- Hai câu trên có sự khác nhau về cấu tạo: Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” không có chủ ngữ.
- Còn câu “Chúng ta phải biết học ăn học nói, học gói, học mở” có thành phần chủ ngữ là chúng ta.
b. Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a.
- Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a: Chúng tôi, chúng ta, em, Hoa, Huệ, tôi, ta...
c. Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ?
- Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì: câu a là câu tục ngữ, bản thân tục ngữ thường ngắn gọn bởi nó là lời khuyên, là kinh nghiệm nên cần dễ đọc, dễ nói, dễ thuộc. Do đó, dù lược bỏ chủ ngữ nhưng người nghe vẫn hiểu đúng.
d. Trong những câu in đậm, thành phần nào được lược bỏ? Vì sao?
(1). Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
(2)
- Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
- Trong ví dụ (1), câu in đậm: Rồi ba bốn người, sáu bảy người bị lược bỏ thành phần vị ngữ “đuổi theo nó”. Vì các chủ ngữ cùng thực hiện một hành động là “đuổi theo nó” nên không cần nhắc lại hành động đó ở câu thứ hai.
- Trong ví dụ (2), cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Vì câu trả lời “Ngày mai” mới chỉ là thành phần trạng ngữ.
1.2. Cách dùng câu rút gọn
a. Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? Sáng chủ nhật trường em tổ chức cắm trại. Sân trường đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
- Câu in đậm: Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co thiếu thành phần chủ ngữ.
- Rút gọn như vậy là sai nguyên tắc vì làm cho câu khó hiểu (đâu là thành phần chủ ngữ của Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co), khó xác định, khó khôi phục bởi chủ ngữ không xuất hiện ở câu trước đó. Từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận: Không nên rút gọn câu như trên vì như vậy sẽ làm câu bị sai ngữ pháp, làm cho người đọc, người nghe không hiểu đầy đủ nội dung.
b. Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?
- Mẹ ơi, hôm nay con được điếm mười.
- Con ngoan quá! Bài nào được điểm mười thế?
- Bài kiểm tra toán.
- Câu trả lời của người con: “Bài kiểm tra toán” chưa có dấu hiệu lễ phép. Do đó chúng ta cần thêm vào từ “ạ” hoặc “mẹ ạ” vào cuối câu trả lời để thể hiện thái độ lễ phép của người con đối với mẹ.
c. Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu cần chú ý những gì?
- Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã.
1.3. Ghi nhớ
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
- Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
2. Soạn bài Rút gọn câu
Để nắm vững kiến thức về khái niệm, cách rút gọn và tác dụng của câu rút gọn, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Rút gọn câu.
3. Hỏi đáp Bài Rút gọn câu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Tục ngữ về con người và xã hội - Ngữ văn 7 Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngữ văn 7 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7
Toán 7
Toán 7 Kết Nối Tri Thức
Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 7 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 7 KNTT
Giải bài tập Toán 7 CTST
Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 7
Ngữ văn 7
Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 7 Cánh Diều
Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 7 Cánh Diều
Văn mẫu 7
Tiếng Anh 7
Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7
Khoa học tự nhiên 7
Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Khoa học tự nhiên 7 CTST
Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 7 KNTT
Giải bài tập KHTN 7 CTST
Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7
Lịch sử và Địa lý 7
Lịch sử & Địa lí 7 KNTT
Lịch sử & Địa lí 7 CTST
Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7
GDCD 7
GDCD 7 Kết Nối Tri Thức
GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 7 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 7 KNTT
Giải bài tập GDCD 7 CTST
Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 7
Công nghệ 7
Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 7 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 7 CTST
Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 7
Tin học 7
Tin học 7 Kết Nối Tri Thức
Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 7 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 7 KNTT
Giải bài tập Tin học 7 CTST
Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 7
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 7
Tư liệu lớp 7
Xem nhiều nhất tuần
Video Toán nâng cao lớp 7
Đề cương HK1 lớp 7
Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều
Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức
Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ
Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1
Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Câu Rút Gọn Chủ Ngữ Văn 7
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu | Soạn Văn 7 Hay Nhất
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu (trang 14) - SGK Ngữ Văn 7 Tập 2
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn - Soạn Ngữ Văn 7 Tập 2 Trang 14
-
Rút Gọn Câu Là Gì? Ví Dụ Về Rút Gọn Câu - Luật Hoàng Phi
-
Bài 19 - Rút Gọn Câu - Soạn Văn
-
Nội Dung Chính Bài: Rút Gọn Câu | Văn 7 Tập 2 (trang 14 - 18) - Tech12h
-
Soạn Ngữ Văn Bài Rút Gọn Câu Lớp 7 Ngắn Gọn Và Chi Tiết Nhất
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu – Ngữ Văn 7 - MarvelVietnam
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Rút Gọn Câu (ngắn Nhất) - Toploigiai
-
Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu (Cực Ngắn)
-
Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu (Ngắn Gọn)
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu Siêu Ngắn
-
Soạn Bài Rút Gọn Câu Ngắn Nhất - Soạn Văn Lớp 7 - Haylamdo