Rút Tỉa Chân Nhang Nhớ để Lại đúng Con Số Này để Không Phạm
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đông Tây - Kim Cổ- Võ thuật
- Danh nhân lịch sử
- Hồ sơ mật
- Bí ẩn khoa học
- Bí mật quân sự
- Thâm Cung Bí Sử
Rút tỉa chân nhang nhớ để lại đúng con số này để không phạm
Thứ ba, ngày 25/01/2022 12:32 PM (GMT+7) Để bao sái bát hương, lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang không phạm phải những điều đại kỵ thì bạn nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây. Bình luận 0 Dân Việt trên-
Thời tới không thể cản, 3 con giáp mua nhà lầu, tậu xe sang sau Tết Nhâm Dần 2022
-
4 loại cây mang tài lộc vào nhà dịp Tết, 1 loại nên tránh xa
-
Bày cây cảnh Tết nên chú ý 5 điểm này để hút tài lộc, mang may mắn vào nhà
-
Trước thềm Tết Nhâm Dần, 3 con giáp có sao tài lộc chiếu rọi, tiền về chật két
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Thông thường, các gia đình thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ, ban thờ, phòng thờ sau khi cúng ông Công ông Táo. Việc làm này giống như dọn dẹp lại "chỗ ngồi" sạch sẽ cho các cụ sau một năm dài. Tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉa chân hương khi dọn dẹp ban thờ là một việc rất quan trọng, cần được làm một cách thận trọng, thành kính.
Không có quy định cụ thể nào về việc nên tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo, nhưng thường mọi người sẽ tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời, với ý niệm ban thờ đã gọn gàng sạch sẽ sau khi các ông trở về.
Ai là người tỉa chân hương?
Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.
Rút tỉa chân hương để lại mấy cây mới chuẩn phong tục Việt Nam?
Theo quan niệm của người xưa, để bắt đầu rút tỉa chân nhang thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và thắp hương báo cáo, xin phép các vị thần linh, gia tiên, tiền tổ để bắt đầu lai dọn. Sau khi tuần hương kết thúc gia chủ sẽ tiến hành rút tỉa chân hương cho đến khi còn lại một số lẻ nhất định.
Thường, rút tỉa chân hương sẽ để lại khoảng 3,5,7 hoặc 9 chân hương trong bát hương, phần còn lại sẽ đem hóa thành tro rồi đổ xuống sống hoặc vùi vào gốc cây.
Một lưu ý cần quan tâm khi rút tỉa, hóa chân hương đó là không được vứt chân nhang xuống thùng rác hay những nơi ô uế.
Để tránh phạm khi khấn xong gia chủ mới được lau dọn. Quá trình lau dọn nên chọn khăn mới, sạch sẽ, chổi mới chuyên dùng và chuẩn bị nước sạch, khăn sạch...
Cách thức tỉa chân nhang
Chuẩn bị: Bạn lưu ý mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn ban thờ.
Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và dùng củ gừng mới, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
Nước hoa (không bắt buộc)
1 tờ báo/tấm vải sạch
2 khăn sạch
Chậu nước sạch
Bước 1: Thắp hương, khấn xin tỉa chân nhang (xem bài khấn bên dưới), chờ hương cháy hết rồi bắt đầu. Nếu bạn vừa tiễn ông Công ông Táo xong, hương vẫn còn thì không cần thắp nữa, chỉ khấn xin tỉa chân nhang và chờ hương cháy hết thôi.
Bước 2: Để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương để lên tờ báo/vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Một số nhà còn kiêng không rút chân hương đầu tiên được thắp khi bốc bát hương. Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương. Mang chân nhang đã tỉa để ra chỗ sạch sẽ và xử lý như Bước 5.
Lưu ý: Trong khi tỉa chân nhang, nhiều nơi quan niệm rằng phải giữ cho bát nhang bất động, không bị xê dịch, xoay mặt đi hướng khác.
Bước 3: Dùng một khăn thấm rượu gừng, một tay giữ bát nhang, một tay cẩn thận lau sạch sẽ, có thể thêm nước hoa vào khăn cho thơm.
Bước 4: Sau khi tỉa chân nhang, lau bát hương, bạn có thể xin phép để rửa lại chén nước, chén rượu, bình hoa, lau đèn, đĩa bày hoa quả... Đặt hết các đồ này vào chậu, mang sửa sạch sẽ và dùng khăn khô còn lại để lau (không lau chén nước, bạn có thể dùng nước sôi sạch để tráng)
Bước 5: Mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa cần được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.
Một số lưu ý khi tiến hành rút, tỉa chân hương
Trong quá trình bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang gia chủ cần đặt bát hương tại nơi sạch sẽ không uế tạp. Đặc biệt, khi sắp xếp lại ban thờ thì gia chủ phải tiến hành khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển các đồ thờ cúng cơ bản, tuyệt đối không để bát nhang, bài vị xê dịch.
Quá trình lau dọn, dùng tay giữ để bát hương không bị xoay rồi sử dụng nước thơm để lai bát hương. Lưu ý, quan điểm này chỉ đúng với một số vùng bởi vẫn có một số nơi di chuyển bát hương để lau chùi bình thường.
Thời tới không thể cản, 3 con giáp mua nhà lầu, tậu xe sang sau Tết Nhâm Dần 2022 21/01/2022 17:21
4 loại cây mang tài lộc vào nhà dịp Tết, 1 loại nên tránh xa 21/01/2022 12:32
Bày cây cảnh Tết nên chú ý 5 điểm này để hút tài lộc, mang may mắn vào nhà 20/01/2022 17:21
Trước thềm Tết Nhâm Dần, 3 con giáp có sao tài lộc chiếu rọi, tiền về chật két 20/01/2022 10:29
- ông Táo về trời
- phong tục Việt Nam
- rút chân hương
- rút tỉa chân nhang
- thâm cung bí sử
- ông hoàng bà chúa
- sử Việt
- lịch sử Việt Nam
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Vì sao 86,2% nhà khoa học thích Newton hơn Einstein?
-
Ngày sinh Âm lịch của người phú quý, trẻ chịu đựng gian khổ, trung niên đón nhận phước lành
-
Tái sinh từ tro tàn: 4 con giáp bắt đầu hành trình mới từ sau tháng 11, làm ăn phát đạt, thu nhập sung túc
-
Những ngôi trường cổ xưa nhất Hà Nội, thuở sơ khai trông thế nào?
-
2 tháng cuối năm Giáp Thìn, 3 con giáp tài năng, kiếm tiền suôn sẻ, đón Tết có hoa có thịt
-
Cửu Âm Chân Kinh: Bí mật đằng sau những chữ Phạn thần bí
-
Tóc đuôi sam thời nhà Thanh: Để tóc thì mất đầu, để đầu thì mất tóc
-
Trùm cướp biển thông minh và độc ác nhất thế giới: Thiêu sống đối thủ vì thích nghe... cháy xèo xèo
-
1 họ Việt Nam lọt top những họ phổ biến nhất thế giới: 10 người sẽ có 4 người mang họ này!
-
Tỉnh nào ở Việt Nam có nghĩa kho chứa vàng bạc của vua?
Từ khóa » Tỉa Nhang
-
Cách Tỉa Chân Nhang Chuẩn, Không Sợ Phạm Phong Thuỷ, Thu Hút Tài Lộc
-
Cách Tỉa Chân Nhang (hương) Chuẩn Chỉ, Không Lo Bị "phạm"
-
Cách Tỉa Chân Nhang Cuối Năm Và Bài Cúng Chuẩn Không Lo Bị PHẠM ...
-
Cách Tỉa Chân Nhang Ngày ông Công ông Táo đúng Và Chuẩn Nhất ...
-
Hướng Dẫn Tỉa Chân Hương, Lau Dọn Bàn Thờ đúng Cách Ngày ông ...
-
Cách Tỉa Chân Nhang, Dọn Dẹp Bàn Thờ Ngày 23 Tháng Chạp
-
Cách Rút Tỉa Chân Hương (Nhang) Bàn Thờ Để Không Phạm ...
-
Tập Tục Ngày Tết Người Việt: Tỉa Chân Nhang, Lau Dọn Bàn Thờ Thế ...
-
Ngày đẹp Rút Tỉa Chân Nhang Năm 2022 - AFamily
-
Rút Tỉa Chân Nhang, Dọn Bàn Thờ Trước Hay Sau Khi Cúng ông Công ...
-
Lưu ý Quan Trọng Khi Tỉa Chân Nhang, Bao Sái Ban Thờ Ngày 23 Tháng ...
-
Tỉa Chân Nhang Vào Ngày Nào Là Tốt Nhất?
-
Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng ông Công ông Táo? - AFamily