S + H2SO4 → SO2 + H2O
Có thể bạn quan tâm
S H2SO4 đặc: S tác dụng H2SO4 đặc nóng
- 1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra SO2
- S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
- 2. Điều kiện để S tác dụng với H2SO4 đặc nóng
- 3. Cách tiến hành để H2SO4 tạo ra SO2
- 4. Hiện tượng khi tiến hành để H2SO4 tạo ra SO2
- 5. Tính chất hóa học của lưu huỳnh
- 5.1. Lưu huỳnh có tính oxi hóa
- 5.2. Lưu huỳnh có tính khử
- 6. Bài tập vận dụng minh họa
S + H2SO4 → SO2 + H2O là phản ứng hóa học thể hiện tính khử của huỳnh với axit sunfuric, được VnDoc biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 10, cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra SO2
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
2. Điều kiện để S H2SO4 đặc
Nhiệt độ
3. Cách tiến hành để H2SO4 tạo ra SO2
Nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào ống nghiệm đựng sẵn bột lưu huỳnh
4. Hiện tượng phản ứng khi tiến hành H2SO4 ra SO2
Chất rắn màu vàng Lưu huỳnh (S) tan dần và xuất hiện khí mùi hắc Lưu huỳnh dioxit (SO2) làm sủi bọt khí, các bạn học sinh phải hết lưu ý SO2 là một khí độc do đó trong quá trình làm thí nghiệm cần dùng bông tẩm kiềm tránh khí SO2 thoát ra ngoài.
5. Tính chất hóa học của lưu huỳnh
Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân.
- Khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của lưu huỳnh có thể giảm hoặc tăng: −2; 0; +4; +6.
⟹ Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
5.1. Lưu huỳnh có tính oxi hóa
Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại hoặc hiđro, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 giảm xuống −2
S0 + 2e → S-2
S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
- Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (350oC)
Lưu huỳnh tác dụng với khí hiđro tạo thành khí hiđro sunfua.
- Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).
Fe + S \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)FeS
Zn + S \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)ZnS
Hg + S → HgS
(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
- Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, ...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, ...
5.2. Lưu huỳnh có tính khử
Khi lưu huỳnh phản ứng với phi kim hoạt động mạnh hơn, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 tăng lên +4 hoặc +6.
S → S+4 + 4e
S → S+6 + 6e
- Tác dụng với phi kim
S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.
Tác dụng với oxi:
S + O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SO2
S + F2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SF6
- Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh (H2SO4, HNO3,...)
S + H2SO4 đặc \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 3SO2 + 2H2O
S + 4HNO3 đặc \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2H2O + 4NO2 + SO2
6. Bài tập vận dụng minh họa
Câu 1. Hơi thủy ngân rất độc, do đó nếu khi ta vô tình đánh rơi vỡ nhiệt kế thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là:
A. Bột lưu huỳnh
B. Cát
C. Muối ăn
D. Vôi bột
Xem đáp ánĐáp án AThủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:
Hg + S → HgS ↓
Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.
Câu 2. Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào S vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 4S + 6NaOH (đặc) \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O
B. S + 3F2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SF6
C. S + 6HNO3 (đặc) \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
D. S + 2Na \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Na2S
Xem đáp ánĐáp án ACâu 3. Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào?
A. -2; +4; +5; +6
B. -3; +2; +4; +6.
C. -2; 0; +4; +6
D. +1 ; 0; +4; +6
Xem đáp ánĐáp án CCâu 4. Chất nào dưới đây được dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm là
A. Na2SO3 và HCl
B. FeS2 và O2
C. S và O2
D. ZnS và O2
Xem đáp ánĐáp án A: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2OCâu 5. Kim loại nào dưới đây không phản ứng với H2SO4 đặc nguội?
A. Al
B. Cu
C. Zn
D. Ag
Xem đáp ánĐáp án ACâu 6. Số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là 16. Cho biết vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 5, nhóm VIA.
C. chu kì 5, nhóm IVA.
D. chu kì 3, nhóm IVA.
Xem đáp ánĐáp án ACấu hình electron nguyên tử S là: 1s22s22p63s23p4.
→ Lưu huỳnh ở chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VIA (do có 6 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 7. Chúng ta đều biết hơi thủy ngân rất độc, vậy trong trường hợp ta làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, chúng ta dùng chất gì rắc lên thủy ngân và gom lại?
A. Bột than.
B. Cát mịn.
C. muối hạt.
D. Lưu huỳnh.
Xem đáp ánĐáp án DGiải thích: Ta có phương trình phản ứng:
S + Hg → HgS
Câu 8. Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí đặc trưng của lưu huỳnh?
A. chất rắn màu vàng.
B. không tan trong nước.
C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
D. tan nhiều trong benzen.
Xem đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Lưu huỳnh tà phương nóng chảy ở 113oC, lưu huỳnh đơn tà nóng chảy ở 119oC.
→ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
Câu 9. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom
Xem đáp ánĐáp án BDãy chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2 là:
O2 + 2SO2 → 2SO3
Br2 + H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4
2KMnO4 + 2H2O + 5SO2 → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 11. Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28%
B. 56%
C. 42%
D. 84%
Xem đáp ánĐáp án DFe + S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) FeS
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S;
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe(bđ) = nFeS + nFe(dư) = nH2S + nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
%mFe = 0,3.56/20.100% = 84%
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2
B. 12,6
C. 18,0
D. 24,0
Xem đáp ánĐáp án CnBa(OH)2= 0,1.2 = 0,2 (mol); nBaSO3 = 21,7/217 = 0,1 (mol)
nBaSO3 = 2nBa(OH)2 - nSO2 ⇒ nSO2 = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)
2nFeS2= 2nSO2 ⇒ nFeS2 = 0,15 (mol) ⇒ mFeS2= 0,15.120 = 18 (gam)
Câu 13. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Xem đáp ánĐáp án CH2SO4 đặc có tính háo nước sẽ than hóa đường saccarozo (màu đen xuất hiện): C12H22O11 → 12C + 11H2O
Sau đó: C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O (Có khí CO2, SO2 thoát ra)
Câu 14. Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3 Hoà tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. Tính khối lượng muối clorua tạo ra.
A. 45,05g
B. 46,5g
C. 43,36g
D. 45,85g
Xem đáp ánĐáp án ATa có sơ đồ chuyển hoá :
Mg, Zn, Al → O2 MgO, ZnO, Al2O3
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
MgO, ZnO, Al2O3 → HCl, MgCl2, ZnCl2, AlCl3
Bảo toàn khối lượng: moxit + mHCl = mmuối + mH2O
⇒ 20,3 + 0,9.36,5 = mmuối + 0,45.18
⇒ mmuối = 45,05 g
Câu 15. Cho m gam FeO tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 7,2 g
B. 3,6 g
C. 0,72 g
D. 0,36 g
Xem đáp ánĐáp án CPhương trình phản ứng
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
0,01 0,005 mol
mFeO = 0,01.72 = 0,72 gam
Câu 16. Cho 5,5 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 6,4 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 5,5 gam hỗn hợp đầu là
A. 5,6 gam.
B. 11,2 gam.
C. 2,8 gam.
D. 8,4 gam.
Xem đáp ánĐáp án CnS = 6,4/32 = 0,2 (mol)
⇒ mhh = mFe + mAl
Bảo toàn electron: 2nFe+ 3nAl = 2nS
⇒ 56nFe + 27nAl = 5,5
2nFe + 3nAl = 2.0,2
⇒ nFe = 0,05
nAl = 0,1) ⇒ mFe = 0,05.56 = 2,8 (gam)
Câu 17. Cho 41,6 gam hỗn hợp FeS và FeS2 vào bình kín chứa không khí dư. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng ta thấy số mol khí trong bình giảm 0,3 mol. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp FeS và FeS2 là:
A. 42,3 và 57,7%
B. 50% và 50%
C. 42,3% và 59,4%
D. 30% và 70%
Xem đáp ánĐáp án ACác phản ứng xảy ra:
4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2
4x → 7x → 4x
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
4y → 11y → 8y
Số mol khí giảm = số mol khí pư – số mol khí tạo thành
→ 7x + 11y – (4x + 8y) = 0,3
↔ 3x + 3y = 0,3 (1)
Theo đề bài: 88 × 4x + 120 × 4y = 41,6 (2)
→ x = y = 0,05
%FeS = (88 × 4x)/41,6 × 100% = 42,3%
Câu 18. Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 74,69%
B. 95,00%
C. 25,31%
D. 64,68%
Xem đáp ánĐáp án AÁp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mO = m – 0,95m = 0,05m (g) → nO = 3,125.10-3m (mol)
Ta có: nPbS phản ứng = nPbO = nO = 3,125.10-3m (mol)
→ %PbS (đã bị đốt cháy) = (3,125.10-3 m.239.100% )/m = 74,69%
Câu 19. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa và không có tính khử.
Xem đáp ánĐáp án CC. Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu 20. Trong gia đình, chúng ta thường có sẵn một chiếcnhiệt kế thủy ngân, chẳng may nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân bắn ra ngoài, ta phải dùng biện pháp nào sau đây để thu gom thủy ngân có hiệu quả nhất?
A. Dùng chổi quét nhiều lần, sau đó gom lại bỏ vào thùng rác.
B. Dùng giẻ tẩm dung dịch giấm ăn, lau sạch nơi nhiệt kế vỡ.
C. Lấy bột lưu huỳnh rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác.
D. Lấy muối ăn rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 20. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh
A. chất rắn màu vàng, giòn
B. không tan trong nước
C. có tnc thấp hơn ts của nước
D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic
Xem đáp ánĐáp án CNhiệt độ nóng chảy của S là 115,21oC lớn hơn nhiệt độ sôi của nước
Câu 21. Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S?
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Xem đáp ánĐáp án CCâu không đúng là: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
Vì S phản ứng với oxi thể hiện tính khử: S + O2 → SO2
Câu 22. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh?
A. Fe
B. Hg
C. Cr
D. Cu
Xem đáp ánĐáp án BHg là kim loại duy nhất phản ứng với S ở nhiệt độ thường
Hg + S → HgS
Câu 23. Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào axit H2SO4 là axit loãng?
A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.
B. H2SO4 + 2Na → Na2SO4 + H2
C. 2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O.
D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Xem đáp ánĐáp án BCâu 24. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa và không có tính khử.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 25. Dãy gồm các chất đều tác dụng với lưu huỳnh (trong điều kiện phản ứng thích hợp) là:
A. Zn, H2, O2, F2.
B. H2, Pt, Cl2, KClO3.
C. Hg, O2, F2, HCl.
D. Na, He, Br2, H2SO4 loãng
Xem đáp ánĐáp án ADãy B: S không tác dụng với Pt.
Dãy C: S không tác dụng với HCl
Dãy D: S không tác dụng với He, H2SO4 loãng.
Lưu huỳnh tác dụng với dãy chất: Zn, H2, O2, F2.
-------------------------------------------------
VnDoc đã gửi tới bạn phương trình hóa học S + H2SO4 → SO2 + H2O. Với phương trình hóa học này, các em lưu ý sản phẩm sinh ra, để viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác nhất.
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Các dạng bài tập về Axit sunfuric
- SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
- Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
- Các dạng bài tập về H2S và muối sunfua
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học S + H2SO4 → SO2 + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.
Từ khóa » H2so4 Cho Ra H2
-
H2SO4+...-->....+H2 - Hoc24
-
H2, H2SO4 → H2O, SO2Tất Cả Phương Trình điều Chế Từ H2, H2SO4 ...
-
Tất Cả Phương Trình điều Chế Từ H2SO4 Ra H2, H2S2O8
-
H2So4 = H2 + So - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học - ChemicalAid
-
Viết Phương Trình Chuyển Hóa Sau - H2O -> H2SO4 -> H2
-
Fe + H2SO4 | H2 + FeSO4 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Tính Thể Tích H2 Thoát Ra Khi Cho Hh Trên Tác Dụng Với H2SO4 Loãng
-
Viết Phương Trình Hóa Học Thực Hiện Chuyển đổi S→ SO2→ SO3 ...
-
Tính Chất Hóa Học Của H2SO4 đặc Như Thế Nào? - Hút Bể Phốt Khoán
-
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
CuO+H2SO4=CuSO4+H2O - Hóa Học 24H
-
Chất Tác Dụng Với Dung Dịch H2 So4 Loãng Tạo Thành Khí H2 Là
-
Kim Loại Nào Sau đây Phản ứng Với Dung Dịch H2so4 Loãng Giải ...
-
Đơn Chất Tác Dụng Với H2SO4 Loãng Sinh Ra Khí H2