Sa Dây Rốn Là Gì? Tại Sao Sa Dây Rốn Lại Nguy Hiểm Cho Bé
Có thể bạn quan tâm
Sa dây rốn là một cấp cứu cho con trong sản khoa. Đây là tình trạng gây nguy hiểm tức thì tới bé, có thể gây mất tim thai nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Mục lục bài viết
1. Sa dây rốn là gì
+ Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm bên hoặc dưới ngôi thai.
+ Có trường hợp sa dây rốn khi bọc ối còn nguyên, dạng này ít nguy hiểm hơn là sa dây rốn khi ối đã vỡ.
2. Tại sao sa dây rốn lại nguy hiểm cho bé.
+ Khi dây rốn sa xuống phần thai sẽ chèn ép lên dây rốn, gây ngưng dòng máu từ mẹ truyền qua thai, bé sẽ thiếu oxy, gây nguy hiểm đến bé và di chứng về vận động sau sanh.
3. Những sản phụ nào dễ bị sa dây rốn:
+ Đa thai, Đa ối.
+ Ngôi thai bất thường như. ngôi mông,ngôi ngang.
+ Sanh nhiều, khung chậu hẹp hay méo.
+ Tử cung bất thường, nhau bám thấp.
+ Dây rốn bám rìa cực dưới.
+ Ối vỡ đột ngột, dây rốn quá dài.
4. Làm sao phát hiện sớm
+ Sa dây rốn thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, có thể gặp lúc chưa chuyển dạ ( hiếm gặp ) hay lúc vào chuyển dạ ( thường gặp).
+ Lúc chưa vào chuyển dạ.
** Chủ yếu phát hiện qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm Doppler mạch máu.
+ Lúc vào chuyển dạ.
**Nếu ối chưa vỡ. Dây rốn được phát hiện khi khám âm đạo.
**Nếu ối vỡ.Sản phụ có thể thấy dây rốn thò ra ngoài âm đạo kèm với nước ối, hay nhờ sự thăm khám âm đạo của nhân viên y tế.
5. Xử trí
Sa dây rốn là cấp cứu khẩn cấp cho bé vì nếu máu mẹ không qua con trong 5 phút,tế bào não bé sẽ tổn thương không hồi phục.
Xử trí chung.
+ Nếu phát hiện sa dây rốn trong bọc ối, khi ối chưa vỡ.
** Nếu thai dưới 37 tuần.
- Hạn chế gò tử cung.
- Chích hỗ trợ phổi.
- Nghỉ ngơi hạn chế vận động.
- Nếu thai đủ sống và có cơn gò thì mổ lấy thai.
- Nếu không có cơn gò cố gắng dưỡng đến 37 tuần để mổ lấy thai.
+ Nếu có chuyển dạ và phát hiện sa dây rốn.
- Không cho sản phụ rặn.
- Nếu dây rốn còn đập. Cho sản phụ nằm tư thế mông cao và nữ hộ sinh đặt tay vào âm đạo sản phụ đẩy phần thai lên để giảm chèn dây rốn, đưa sản phụ đi mổ ngay lập tức.
- Mời bác sĩ dưỡng nhi chuẩn bị hồi sức cho bé.
- Nếu thai đã mất. cho sanh ngã âm đạo nếu được.
Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP ( BV Từ Dũ )
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10.
ĐT. 033.5155.192
Fanpage. Facebook.com/Sản, Phụ Khoa Từ Dũ – BS Điệp.
Từ khóa » Chèn ép Dây Rốn Là Gì
-
Sa Dây Rốn - Cấp Cứu Trong Sản Khoa - Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Sa Dây Rốn - Biến Chứng Sản Khoa Nguy Hiểm - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Xử Trí Sa Dây Rốn ở Thai Nhi | Vinmec
-
Sa Dây Rốn – Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu | Sở Y Tế Nam Định
-
Sa Dây Rốn Và Cách Xử Trí
-
Sa Dây Rốn: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Sa Dây Rốn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí - FaGoMom
-
Sa Dây Rốn - Phụ Khoa Và Sản Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Khi Dây Rốn "nổi Loạn" - Báo Người Lao động
-
Sa Dây Rốn - Biến Chứng Nguy Hiểm Cuối Thai Kỳ - VnExpress Sức Khỏe
-
Bài Giảng Sa Dây Rốn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Sa Dây Rốn – Tai Biến Sản Khoa Nguy Hiểm Cho Thai Nhi - VOH
-
Chẩn đoán Và Cách Xử Trí Sa Dây Rốn Trong Sản Khoa
-
Siêu âm Một Số Bất Thường Dây Rốn Thai Nhi