SA NHÂN- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI ...
Có thể bạn quan tâm
HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC
Tên khoa học: - Sa nhân tím: Amomum longiligulare T.L.Wu. Họ: Gừng(Zingiberaceae)
- Sa nhân trắng: Amomum villosum Lour.
Tên khác: - Sa nhân tím: Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê(Ba Na).
- Sa nhân trắng: Dương xuân sa.
Cách trồng: Cây được nhân giống bằng mầm rễ vào mùa xuân là thời vụ tốt nhất. Trồng xen trong vườn cây hoặc dưới tán rừng. Đào hốc sâu 5-7cm, với khoảng cách 50x50cm, bón lót mỗi hốc 0,5 kg phân chuồng hoai, mục, 150g NPK trộn với đất lấp đầy hốc rồi đặt mầm, phủ đất và tưới ẩm. Sau khi cây mọc, thỉnh thoảng xới quanh gốc, làm cỏ và tưới ẩm, tránh bị úng ngập.Vào tháng 2-4 hàng năm, bón thúc cho cây bằng phân chuồng mục, tưới nước tiểu pha loãng và kali để giúp cây ra hoa, đậu quả. Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu ra hoa. Khi quả chín(chuyển sang màu vàng nhưng còn chắc) thì tiến hành thu hái.
Hiện nay, người ta thu hái từ cây mọc hoang là chính.
Bộ phận dùng và cách bào chế: Dùng bằng hạt. Đến mùa hè thu, quả chín có màu đỏ tía hoặc tím là hái ngay rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng lấy dao tách bỏ vỏ, chỉ dùng hạt bên trong.Tuỳ theo tác dụng chữa trị mà có thể sao nhỏ lửa cả vỏ cho đến khi vỏ hơi vàng, tỏa mùi thơm thì bóc bỏ vỏ, chỉ dùng hạt bên trong. Người ta còn dùng rễ để xoa bóp bên ngoài.
Tác dụng và liều dùng: Chữa các chứng đầy bụng, đau bụng do hư hàn, lợm họng buồn nôn, nôn oẹ do khí trệ, thổ tả, an thai.
Liều dùng: 2-6g/ngày dạng thuốc sắc.
Bài thuốc ứng dụng:
Bài 1: Chữa các chứng đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu:
Sa nhân 4g, Mộc hương 6g, Chỉ thực 6g, Bạch truật 4g. Tán nhỏ, dùng nước sắc lá bạc hà nấu với gạo làm hồ rồi viên thành viên 0,25g. Mỗi ngày uống 2-3 viên.
Bài 2: Chữa tê thấp:
Thân rễ sa nhân 10g thái nhỏ ngâm với 100ml rượu trong 10-15 ngày, xoa vào các vị trí đau.
Bài 3: Chữa đau răng: Hạt sa nhân giã thành bột bôi vào chân răng bị đau hoặc ngâm với rượu thật đặc rồi ngậm khi đau răng.
Bài 4: Chữa tiêu chảy:
Sa nhân tím 20g, Vỏ quýt 12g, Bạch biển đậu 40g, Can khương 12g, Hoắc hương 20g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên.
Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi lần uống 5g. Từ 2 tuổi trở lên uống 10g, ngày uống 2 lần. người lớn mỗi lần uống 15g, ngày uống 1-3 lần tùy bệnh nặng, nhẹ. Lấy lá hương nhu và vỏ sung sao vàng, sắc lấy nước uống với thuốc trên.
Bài 5: Chữa đau bụng, động thai do huyết hư:
Đậu đen 50g, Hạt sen(bỏ tâm) 30g, Sa nhân 10g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần uống 20g với nước cháo. Ngày uống 2 lần lúc đói.
Nếu đau bụng nhiều tăng liều sa nhân gấp đôi, rong huyết tăng đậu đen gấp đôi, ăn ngủ kém tăng hạt sen gấp đôi.
Bài 6: Chữa trẻ em sa trực tràng:
Sa nhân 20g tán bột, Cật heo 1 cái.
Bổ cật heo ra, đổ bột sa nhân vào, buộc lại rồi nấu cho mềm rục. Cho trẻ ăn nhiều lần sẽ khỏi bệnh.
Bài 7: Chữa nấc do thực tích gây các chứng: Ợ hăng, không muốn ăn, vùng thượng vị tức đầy khó chịu, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt:
Sa nhân 12g, Củ gấu( giã dập, sao vàng) 12g, Vỏ quýt( sao thơm) 12g, Chỉ xác 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ em uống bằng nửa liều trên.
Từ khóa » Cây Sa Nhân Trắng
-
Vị Thuốc Sa Nhân Trắng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Sa Nhân Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Sa Nhân - Tác Dụng Và Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Cây Sa Nhân - Đặc điểm, Tác Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sa Nhân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Sa Nhân: Thảo Dược Vàng Cho Hỗ Trợ Tiêu Hóa
-
Sa Nhân (Quả) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Sa Nhân Tím: Giấc Mơ đổi đời Của Nhà Nông | VTC16 - YouTube
-
Bí Quyết để Cây Sa Nhân Cho Năng Suất Hạt Khủng | VTC16 - YouTube
-
Làm Giàu Nhờ Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Tại Hòa Bình - YouTube
-
Cây Sa Nhân (Thảo Quả): Đặc điểm, Cách Trồng, Chăm Sóc Và Thu ...
-
Sa Nhân Là Gì? Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sa Nhân?
-
Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sa Nhân