Sa Nhân Là Gì? Dược Liệu Sa Nhân Có Công Dụng Gì?

Sa nhân hay còn có tên gọi là Xuân Sa, Sa Ngần, Sa Cúc Mật thuộc họ gừng. Trong Đông y, sa nhân có tính ấm, có mùi thơm, vị cay được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận. Dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong những bài thuốc chữa đau bụng, trương bụng, đầy hơi, khó tiêu, kích thích tiêu hóa, hành khí hòa thấp, tác dụng kháng khuẩn. Để tìm hiểu lỹ hơn về sa nhân, cùng tham khảo bài viêt dưới đây của gia công thực phẩm chức năng Life Gift nhé!

Mô tả đặc điểm cây sa nhân

Sa nhân là gì?
Sa nhân là gì?

Sa nhân là gì?

Dược liệu có tên khoa học là Amomum vilosum lour. Cây còn có nhiều tên gọi khác nhau như xuân sa, co nẻnh, dương xuân sa, mé tré bà, la vê,… Là loài cây thân thảo sống lâu năm, cây cao khoảng 2 – 3m. Thường hay bị nhầm lẫn với cây riềng, nhưng rễ không mọc thành củ mà mà chỉ bò lan dưới đất hoặc nổi trên mặt đất. Thân rễ mãnh mọc bò lan các rễ đan vào nhau rất chắc.

Lá lưỡi hẹ mỏng mọc so le thành 2 dãy, mặt trên lá láng bóng xanh thẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn, dài 25 – 35cm, rộng 4 – 7cm, cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm ở gốc rễ, màu trắng có đốm tía. Ngọn mang hoa ở gần sát mặt đất, mỗi gốc khoảng 3 – 6 chùm, mỗi chùm khoảng 4 – 6 hoa. Cây dược liệu thường ra hoa vào tháng 5 – 6.

Quả hình trứng thuôn dài hoặc hình tròn, cuống ngắn có gai. Quả to bằng đầu ngón tay, là 1 nang 3 ngăn mang 3 hạt màu nâu sẫm có mùi thơm nồng đặc trưng. Mặt vỏ ngoài có gai đều, kẽ gai cũng đều nhau, không có cái nào cái cao cái thấp, bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh, hạt dính theo lối đính phôi trong trụ. Quả thường chín vào tháng 7 – 8 hàng năm.

Quả khi được bóc vỏ có hình trừng hoặc hình bầu dục, đường kính khoảng 0,8 – 1,5mm, dài 1,5 – 2cm. Vỏ có màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, có vách ngăn, mỗi ngăn chứa nhiều hạt, bên ngoài mỗi hạt có màng mỏng.

Khu vực phân bố

Trên thế giới cây được tìm thấy ở các nước như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Lào,..

Tại Việt Nam, cây được trồng và mọc hoang nhiều nơi ở các tỉnh miền núi, miền Bắc cũng như miền Trung nước ta. Trước đây toàn Việt Nam xuất khoảng 250 – 400 tấn hàng năm.

Hiện nay việc trồng sa nhân được chú trọng nhiều. Người ta phát nương như trồng sắn, trồng ngô. Sa nhân mọc ở rừng được đem về cắt bớt ngọn, đặt nằm gốc xuống hố, khoảng cách mỗi hố khoảng 0,7 – 0,8cm, đấp đất lên, giẫm chặt gốc, để hở ngọn, giống như trồng mía.

Với sa nhân mọc hoang, muốn thu hoặc nhiều phải phát quang những khu sa nhân già để cây mọc lại. Đồng thời làm sạch bớt những cây che kín làm cho dược liệu tốt hơn và sai quả hơn.

Thu hái, chế biến

Hạt cứng nhăn nheo, màu nâu sẫm, đường kính 2 – 3cm. Nếu cắt ngang sẽ thấy vỏ hạt có màu nâu sẫm, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ trắng ngà, hình khối nhiều mặt, có mùi thơm và vị hơi cay.

Thu hái

Quả có tính dược phẩm nên được dùng làm thuốc. Trong Đông y, thường dùng quả sa nhân xanh hoặc sa nhân tím để làm thuốc.

Dược liệu thường được thu hoạch vào khoảng tháng 8 hàng năm, hoặc có thể thu hoạch sớm hơn. Do thời gian thu hoạch rất ngắn, dù hái quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu, nên cần phải theo dõi để kịp thời thu hái. Thu hoạch khi vỏ ngoài đã vàng thẫm, kẽ gai thưa, bóp thấy quả còn cứng, bóc ra thấy róc vỏ. Lúc bóc ra hạt có hơi vàng, giữa mỗi hạt có màu hung hung hoặc có chấm đen, nhấm thấy chua chua và có chất cay nồng là hái được. Loại này là loại tốt nhất người ta còn gọi là sa nhân hạt cau.

Nếu để quá 5 – 7 ngày mới hái, bóc ra thấy đã mềm, nhấm thấy ngọt và không có chất cay. Loại này ít tinh dầu lại khó bảo quản vì dễ ẩm mốc, nếu đem phơi khô vài ngày là bị ẩm, hạt màu đen rời vụ ra như cứt gián nên kém giá trị hơn sa nhân hạt cau.

Nhưng nếu hái quá sớm (hái non quá), khi bó ra hạt còn non trắng hoặc hơi vàng, nhấm thấy không chua mà thấy cay. Loại này gọi là sa nhân non cũng là loại kém giá trị.

Sa nhân
Sa nhân

#header-newsletter-signup

Chế biến

Dược liệu sau khi hái về phải rãi ra phơi nắng ngay, nếu không có nắng phải dùng củi sấy kịp thời. Nhưng tốt nhất là ngày phơi, đêm sấy, khoảng chừng 4 – 5 ngày là khô. Thường mùa thu hoạch hay trùng với mùa mưa nên tốt nhất chuẩn bị củi để sấy cho khỏi hỏng.

Bình thường cứ 10kg sa nhân đầu mùa phơi khô được 1,8kg sa nhân xác (sa nhân vỏ). Nếu hái đúng tuổi có thể lên đến 2kg.

Dược liệu sau khi hái về nếu không được phơi khô sẽ dễ bị thối nát, màu ngả đen

Sau khi dược liệu khô kiệt rồi nếu bóc vỏ trước khi phơi hoặc sấy sẽ bị mất đi lượng tinh dầu, dễ vụn vỡ và kém giá trị.

Nếu muốn bóc vỏ, ta dùng dao con hoặc dùi nhỏ chọc mũi vào vỏ. Cứ 1kg sa nhân vỏ bóc được khoảng 0,7 – 0,8kg sa nhãn hạt.

Phân loại

Tuy nhiên, sẽ tùy vào thời kỳ thu hái và sấy, nên người ta chia ra làm nhiều loại khác nhau:

  • Sa nhân hạt cau là loại tốt nhất, hạt cứng không bị nhăn và to mẩy, có màu nâu sẫm, nhấm có vị cay nhiều và nồng
  • Loại 2 là sa nhân non hạt không mẩy, có màu vàng răng ngựa, có vết nhăn nheo, nhấm ít cay
  • Loại 3 là sa nhân vụn hay sa nhân cứt gián, gồm những quả sa nhân đường, non vỡ  ra hoặc không được phơi sấy đúng phép, kém cay
  • Loại 4 là sa nhân đường, sờ thây ẩm và hơi dính, mềm, có màu đen, nhấm hơi ngọt

Dược liệu được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô thoáng. Để dược liệu được bảo quản lâu nhất, tốt nhất nên trữ trong bao bì và đậy kín sau những lần sử dụng để tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong quả sa nhân chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu. Các thành phần còn lại chứa trong tinh dầu như Saponin, l-limonen, pinen, nerolidola, acetat bornyla, d-borneola,…

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Đây là dược liệu có tính ấm, vị cay và có mùi thơm đặc trưng được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận. Bên cạnh đó, sa nhân còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả như hành khí, an thai, hóa thấp, ôn trung chỉ tả, trừ phong thấp,…

Trong y học hiện đại

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, sa nhân chứa nhiều hợp chất tốt có lợi cho sức khỏe con người.

Những hợp chất này có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa và điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  • Bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa
  • Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hiệu quả, đặc biệt là xơ gan cổ trướng
  • Hỗ trợ viêm đại tràng, viêm dạ dày hoặc mãn tính
  • Điều trị đau nhức răng, hôi miệng, viêm lợi, sâu răng hiệu quả
Tác dụng dược lý của sa nhân
Tác dụng dược lý của sa nhân

Bạch chỉ có tác dụng gì?

  • Chữa đại tiện khó, bụng đầy trướng, ăn không tiêu
  • Thai phụ hay nôn, thai nghén
  • Giúp an thai
  • Chữa viêm loét dạ dày mãn tính
  • Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính
  • Chữa đau bụng, đầy bụng
  • Chữa nhức răng
  • Chữa nấc cụt
  • Chữa tiêu chảy có biểu hiện tay chân lạnh, kém ăn, bụng sôi, phân sống
  • Điều trị tăng cholesterol máu
  • Điều trị phong thấp, giảm đau
  • Chữa bệnh tê thấp
  • Điều trị ho, đàm nhiều,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân

Chữa đại tiện khó, bụng đầy trướng, ăn không tiêu

Chuẩn bị sa nhân 6g; kê nội kim 3g; hạt sen, sơn tra và thần khúc 12g; cháy cơm 150g; gạo tẻ 300g. Lấy tất cả nguyên liệu đem sao thơm rồi tán mịn. Mỗi lần dùng lấy 12g bột hòa tan với nước, có thể thêm đường cho dễ uống. Ngày uống 2 – 3 lần.

Chữa thai nghén hay nôn

Chuẩn bị sa nhân 3g, 1 con cá diếc, hành, gừng và gia vị. Cá diếc làm sạch cho sa nhận vào bụng cá đem nấu nhừ rồi cho thêm gừng và gia vị. Nên ăn lúc còn nóng. Thường dùng bài thuôc này đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn mửa, tay chân rã rời, tinh thần mệt mỏi hoặc phù nhẹ 2 chân.

Hoặc ta có thể lấy 3g sa nhân đã sao qua và nghiền mịn và 30g gạo tẻ. Lấy gạo tẻ đem nấu cháo rồi cho bột sa nhân vào, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm một lúc. Nên ăn lúc cháo còn nóng, ăn và sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Điều trị trẻ em cam tích, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy

Sa nhân và bạch truật 4g, mộc hương và chỉ thực 6g. Đem tất cả nguyên liệu nghiền thành bột mịn rồi đem trộn đều với nước sắc từ gạo và bạc hà vo thành viên hoàn nặng khoảng 0,25g. Ngày uống 2 -3 lần, lần dùng 2 – 3 viên.

Chữa đầy bụng do hành khí chỉ thống, khí trệ

Chuẩn bị 6g sa nhân, trần bì, và gừng tươi; 3g cam thảo; 4g mộc hương; đảng sâm, phục linh và bán hạ mỗi nguyên liệu 10g. Đem tất cả dược liệu sắc cùng 600ml nước và đun trong 30 phút. Uống khi thuốc còn ấm nóng.

Hoặc ta dùng sa nhân 6g, 10g bạch truật, 4g mộc hương, 8g chỉ thực. Đem tất cả nguyên liệu nấu cùng 400ml nước. Chắt lấy nước uống và uống khi còn ấm nóng.

Điều trị nấc nôn do ăn không tiêu

Chuẩn bị 6g sa nhân và trần bì; bạch truật, bán hạ và bạch linh mỗi nguyên liệu 10g; 3g cam thảo; 4g mộc hương; 8g sinh khương. Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng với nước lọc đến khi thuốc còn khoảng 200ml thì ngưng. Ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Những bài thuốc từ sa nhân
Những bài thuốc từ sa nhân
#header-newsletter-signup
#header-newsletter-signup

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính

Chuẩn bị 6g sa nhân, 1 cái dạ dày lợn. Đem dạ dày thái chỉ rồi nấu cùng với sa nhân nấu thành món canh. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị bột sa nhân và bột mộc hương 1g, 30g bột sắn dây và đường cát. Đem tất cả nguyên liệu cho thêm đường rồi nấu cháo ăn. Ngày ăn 2 lần.

Đối tượng sử dụng

Sa nhân thường được dùng trong những trường hợp bụng đày hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu, tiêu hóa kém và đặc biệt là:

  • Phụ nữ thai nghén hay nôn
  • Người bị tiêu chảy
  • Người bị viêm dạ dày
  • Người bị viêm đại tràng mãn tính
  • Trẻ bị sâu răng
  • Người bị xơ gan cổ trướng
  • Người bị đầy hơi, khó tiêu

Lưu ý khi sử dụng sa nhân

Khi sử dụng sa nhân có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên khi dùng hết sức thận trọng. Trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu bắt thường nào nên đến ngay cơ sở y tế kiểm tra nhằm đảm bảo sức khỏe.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những bài thuốc từ sa nhân.

Khi áp dụng các bài thuốc cần lưu ý, không nên sắc thuốc quá lâu sẽ làm mất hiệu quả của thuốc.

Người bị hư nhiệt không nên dùng sa nhân trị bệnh.

Tác dụng hiệu quả của các bài thuốc từ thảo mộc sẽ có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây, nên phải kiên trì khi sử dụng

Nếu cơ thể dùng một thời gian dài mà không có tác dụng hoặc cơ thể bị dị ứng nên ngưng ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Không sử dụng quá liều so với khuyến cáo có thể gây nhiều tác dụng phụ

4 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Cây Sa Nhân Chữa Bệnh Gì