Sa Nhân, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sa Nhân
Có thể bạn quan tâm
Tên khác:
Tên thường dùng: xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê (Ba Na)
Tên tiếng Trung: 砂仁
Tên thuốc :Fructus amoni
Tên khoa học: Amomum vilosum lour; Amomum longiligulare T.L. Wu; A. xanthioides wall.
Họ khoa học: Gừng(Zingiberaceae)
Cây sa nhân
( Mô tả, hình ảnh cây sa nhân, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả
Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.
Thu hái và chế biến
- Phân bố: mọc hoang ở vùng núi Hà Tây cũ, Thanh Hóa.
- Tùy vào thời điểm thu hoạch và sấy khô để phân loại sa nhân: Sa nhân hạt cau được xem là loại tốt nhất, có hạt to, khi hạt khô thường không bị nhăn nheo. Hạt có màu nâu sẫm, vỏ cứng, nhấm cay nhiều, nồng
Thứ 2 là sa nhân non được xem là sa nhân loại 2, thường hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, có màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay hơn loại 1.
Sa nhân loại 3 là sa nhân vụn, đay bao gồm những quả sa nhân đường, hay sa nhân non non bị vỡ ra hoặc do khi thu hoạch không được phơi sấy đúng, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay.
Loại 4 là sa nhân đường, khi sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.
Bộ phận dùng
Quả được thu hái vào mùa hè, hoặc mùa thu khi chín, phơi khô dưới ánh nắng hoặc nơi râm mát sau đó đập nát.
Mô tả dược liệu
Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8- 1,5cm, đường kính 0,6- 1cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7- 16 hạt. Hạt có áo trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.
Thành phần hóa học
Có Saponin và tinh dầu 2 - 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.
Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
Tác dụng dược lý
Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.
Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip.
Vị thuốc sa nhân
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị
Vị cay tính ôn, có mùi thơm
Quy kinh
Qui kinh Tỳ vị
Công dụng
Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.
Chủ trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).
- Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoắc hương.
- Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy…dùng sa nhân với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền…ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.
- An thai: dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang kí sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.
Liều dùng
Dùng uống: 3 - 6g. Dùng thuốc sắc cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sa nhân
Trị bụng đầy đau do khí trệ:
Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống. Hương sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 6g sắc uống. Hương sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hương 4g, Bạch truật 10g, sắc uống.
Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu:
Hương sa lục quân tử thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.
Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động:
Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh; nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.
Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính:
Bài Hương sa lục quân ( như trên). Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can khương, Mộc hương đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).
Một số kinh nghiệm dùng Độc vị Sa nhân trị bệnh:
Đau nhức răng: ngậm Sa nhân. Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết. ( Tạp chí Trung y Triết giang 1988, 3:100).
Tham khảo
Bụng đầy trướng, ăn không tiêu, đại tiện khó: Sa nhân 6g, cháy cơm 150g, thần khúc12g, sơn tra 12g, hạt sen 12g, kê nội kim 3g, gạo tẻ 300g, các vị sao thơm tán mịn cho thêm đường uống 12g, uống 2 - 3 lần/ngày.
Chữa tiêu chảy (bụng sôi, lạnh, chướng đau bụng ở vùng hạ vị, phân sống, kém ăn, chậm tiêu, tay chân lạnh): Sa nhân, nhục quế, can khương, vỏ rụt, vỏ quýt mỗi vị 8g; bố chính sâm, tục đoạn, củ mài sao, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả tán bột, mỗi ngày uống 20g.
Thai nghén hay nôn: Sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3g; gạo tẻ 30g nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ. Hoặc: Sa nhân 3g, cá diếc 1 con, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Giảm đau nhức răng do sâu răng: Ngậm sa nhân hoặc tán bột chấm vào răng đau.
Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. Hỗ trợ viêm đại tràng mạn tính: Sa nhân 1g (tán bột), mộc hương 1g (tán bột), bột sắn dây 30g, đường cát lượng vừa đủ. Sa nhân, mộc hương, sắn dây thêm nước quấy đều, cho thêm đường nấu cháo ăn. Ngày ăn 2 lần.
Chú ý:
Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Cây Sa Nhân Và Công Dụng Của Cây Sa Nhân
-
Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sa Nhân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Sa Nhân Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Sa Nhân - Đặc điểm, Tác Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Sa Nhân (Quả) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Sa Nhân: Thảo Dược Vàng Cho Hỗ Trợ Tiêu Hóa
-
Sa Nhân Là Gì? Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sa Nhân?
-
Cây Sa Nhân - Tác Dụng Và Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Sa Nhân Tím
-
Cây Sa Nhân Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Dược Liệu Trị Bệnh
-
Sa Nhân Là Gì? Hạt Cây Sa Nhân Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Mua ở ...
-
Sa Nhân Là Gì? Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sa Nhân Có Tác Dụng Gì?
-
Sa Nhân Là Gì? Dược Liệu Sa Nhân Có Công Dụng Gì?
-
Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sa Nhân
-
Sa Nhân Và 6 Bài Thuốc điều Trị Bệnh Dạ Dày, đại Tràng... - Metaherb