Sa Niệu đạo Của Nữ: Những điều Cần Biết - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết Bác sĩ gia đình 13:44 +07 Chủ nhật, 02/05/2021 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Sa niêm mạc niệu đạo nữ hay còn gọi là sa niệu đạo là bệnh lý hiếm gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về bệnh sa niệu đạo ở nữ giới.

    1. Sa niệu đạo là bệnh gì?

    Sa niêm mạc niệu đạo nữ hay còn gọi là sa niệu đạo, là tình trạng khối niêm mạc niệu đạo bị trồi ra bên ngoài âm hộ.

    Bệnh sa niệu đạo thường gặp ở bé gái trong khoảng 6 - 9 tuổi. Bệnh được chia làm ba mức độ là: sa bán phần, toàn phần và sa có biến chứng.

    Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết
    Sa niêm mạc niệu đạo nữ là tình trạng khối niêm mạc niệu đạo bị trồi ra bên ngoài âm hộ

    2. Nguyên nhân gây sa niệu đạo

    Nguyên nhân gây sa niệu đạo chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có thể là do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc bị chấn thương:

    • Bẩm sinh: Niệu đạo bất thường, phần cơ vùng thành niệu đạo bị yếu, thần kinh cơ bị rối loạn, các cấu trúc vùng chậu suy yếu, dưới tác động của một số yếu tố khác làm tăng áp lực đột ngột lên ổ bụng (ho kéo dài hoặc bị táo bón lâu ngày) sẽ làm trồi vùng niêm mạc niệu đạo;
    • Chấn thương: Khi vùng sinh dục bị chấn thương làm tăng áp lực lên ổ bụng, gây táo bón kinh niên, hay dị vật âm đạo, viêm âm đạo,... làm vùng niêm mạc niệu đạo bị trồi ra.

    3. Triệu chứng của sa niêm mạc niệu đạo nữ

    • Do xuất phát từ niệu đạo nên khi quan sát sẽ thấy có nước tiểu rỉ ra từ khối sa;
    • Triệu chứng đầu tiên của bệnh là chảy máu chỗ niêm mạc bị sa do cọ xát, vì vậy bệnh dễ nhầm lẫn với chấn thương hoặc lạm dụng;
    • Gây rối loạn tiểu tiện như tiểu khó khăn, đau buốt khi tiểu tiện, són tiểu hoặc bí tiểu;

    Do là bệnh hiếm gặp nên sa niêm mạc niệu đạo nữ thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác ở vùng sinh dục. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị, khối niêm mạc sa có thể bị hoại tử và gây hẹp lỗ tiểu về sau, sa niêm mạc niệu đạo bị tắc nghẽn.

    Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết
    Sa niêm mạc niệu đạo gây rối loạn tiểu tiện

    4. Chẩn đoán bệnh sa niêm mạc niệu đạo nữ

    Để chẩn đoán xác định bệnh sa niêm mạc niệu đạo nữ, bên cạnh dựa vào triệu chứng lâm sàng nêu trên, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng phương pháp cận lâm sàng là siêu âm để tìm dị tật kết hợp.

    Để chẩn đoán phân biệt bệnh sa niêm mạc niệu đạo nữ với những bệnh lý khác, bác sĩ điều trị dựa vào những biểu hiện sau:

    • Tiểu tiện ra máu;
    • Âm hộ có bị chấn thương hay có vết thương nào không;
    • Có nang cạnh lỗ tiểu;
    • Nang niệu quản lòi ra bên ngoài âm hộ;
    • Có polyp âm đạo.

    5. Điều trị sa niệu đạo

    5.1 Nguyên tắc điều trị sa niệu đạo

    Bệnh cần được điều trị sớm để giải quyết tình trạng khối sa niêm mạc niệu đạo gây chảy máu. Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nhiều sẽ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

    5.2 Điều trị trước phẫu thuật bệnh sa niệu đạo

    • Tiến hành xét nghiệm công thức máu và tổng phân tích nước tiểu, thời gian máu chảy (TS), máu đông (TC);
    • Trong lúc chờ phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn uống;
    • Để phòng ngừa trước hoặc trong khi phẫu thuật, bệnh nhân được kê sử dụng kháng sinh.

    5.3 Điều trị phẫu thuật bệnh sa niệu đạo

    • Nguyên tắc phẫu thuật là cắt khối niêm mạc niệu đạo bị sa;
    • Đây là một phẫu thuật đơn giản được thực hiện khi người bệnh nằm ngửa (tư thế sản khoa) và đã được gây mê;
    • Đặt thông tiểu cho bệnh nhân sa niệu đạo;
    • Bác sĩ phẫu thuật dùng dao hoặc dao điện để cắt phần niêm mạc bị sa quanh ống thông tiểu;
    • Bệnh nhân được cầm máu bằng cách đốt điện hoặc khâu lại bằng chỉ tiêu.
    Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết
    Nguyên tắc phẫu thuật là cắt khối niêm mạc niệu đạo bị sa

    5.4 Điều trị sau phẫu thuật bệnh sa niệu đạo

    • Bệnh nhân được kê sử dụng thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và thuốc giảm đau;
    • Từ 1 - 3 ngày sau khi phẫu thuật, rút thông tiểu cho bệnh nhân;
    • Thay băng và vệ sinh, chăm sóc vết mổ hằng ngày;
    • Thời gian điều trị nằm viện từ 1 - 3 ngày.

    Phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị đối với sa niệu đạo toàn phần hoặc sa niệu đạo có biến chứng. Trong khi đó, điều trị sa niệu đạo bán phần có thể là điều trị nội khoa bằng việc bôi thuốc oestrogen, tuy nhiên phương pháp này mang hiệu quả không cao và mất nhiều thời gian.

    Sa niêm mạc niệu đạo nữ là bệnh lý hiếm gặp do bẩm sinh hoặc chấn thương vùng âm hộ, niệu đạo. Khi thấy bất thường ở vùng này với các dấu hiệu nêu trên, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao.

    XEM THÊM:

    • Sa tử cung: Ai dễ mắc?
    • Bệnh sa sinh dục là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết
    • 5 nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Sự thay đổi của bà bầu tuần 19 Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

    Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

    Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

    Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

    Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai? Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

    Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

    Viêm âm đạo do Trichomoniasis Viêm âm đạo do Trichomoniasis

    Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

    Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì? Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

    Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph

    • Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph
    • Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph
    • Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph

    Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng

    • 1 năm trước
    • 0 trả lời
    • 400 lượt xem
    Tin liên quan Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

    Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

    Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết

    Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.

    Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì? Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

    Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

    Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da? Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?

    Tinh dầu hoa oải hương mang lại một số lợi ích cho làn da như giảm viêm và cải thiện khả năng chữa lành vết thương. Có một điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu hoa oải hương hay bất kỳ loại tinh dầu nào là phải pha loãng tinh dầu trước khi bôi lên da.

    Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương

    Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Niêm Mạc Niệu đạo Là Gì