Sá Sùng Làm Nước Mắm đặc Sản Quảng Ninh - Hải Sản Tươi Sống

Sá sùng làm nước mắm đặc sản Quảng Ninh

sá sùng làm nước mắm

Nước mắm sá sùng chủ yếu sử dụng cá biển làm nguyên liệu chính nhưng pha thêm một ít Sá Sùng. Để tạo ra sản phẩm nước mắm thơm ngon và giàu dinh dưỡng cần lượng sá sùng thêm vào mức nhất định. Cần sự tỉ mỉ từ khâu rửa sạch đến công đoạn sấy khô sau đó cho vào nước mắm cá đã ngâm được một tháng. Vì được sản xuất theo phương pháp cổ truyền và không sử dụng phụ gia thực phẩm, mang đến hương vị đặc trưng, vị đậm ngọt và giàu chất dinh dưỡng.

Sá sùng có nhiều tên như Địa Sâm - Bông Thùa - Mồi, chúng sống ven biển thuộc những khu vực có mực nước biển dâng cao sẽ có mật độ thức ăn phong phú, sá sùng thường sinh sản vào khoảng trong mùa hè. Giá trị dinh dưỡng trong sá sùng cao, có nhiều công dụng để chữa bệnh lý đàn ông, ví như thần dược tăng cường sinh lực. Sá sùng có 2 loại sá sùng tươi và sá sùng khô, trên thị trường hiện tại phổ biến nhiều nhất là mặt hàng sá sùng khô vì dễ chế biến dễ mua, là nguyên liệu chế biến món ăn, có thể thay thế cho bột ngọt, vì trong thịt sá sùng có vị ngọt tự nhiên, do đó mà sá sùng được xem là "mì chính cao cấp" trong việc chế biến món ăn.

sá sùng làm nước mắm

Theo truyền thống người Việt, cách làm nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô; hoặc từ cả các loại sò hến, tôm cua hoặc trái cây như quả điều khi làm nước mắm chay. Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị mùi quả hạch và béo hơn.

Do đó việc thêm sá sùng là cách tạo hương hoàn toàn tự nhiên cho nước mắm. Tham khảo thêm: Khô sá sùng Nha Trang

quy trình làm nước mắm sá sùng

Bạn có thể làm nước mắm sá sùng tại nhà

Chuẩn bị các nguyên liệu làm nước mắm

- Cá cơm tươi 3kg.

- Muối trắng: 1kg

- trái dứa thơm, mật ong hoặc nước đường.

- Hũ đất hoặc hũ thủy tinh.

- sá sùng khô 1kg.

Cách làm nước mắm tại nhà như sau

Cá cơm rửa thật sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút, vớt ra để ráo. Rửa sạch hũ đựng, tráng qua 1 lớp nước sôi, phơi ráo, tránh ruồi nhặng bay vào.

Công thức ướp cá theo tỉ lệ chuẩn nhất là 3:1 (3 cá: 1 muối). Bạn làm lần lượt 1 lớp muối rải đáy hũ, rồi đến 1 lớp cá, làm như vậy cho đến khi hết số cá và muối. Đậy 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rải thêm 1 lớp muối nữa lên trên, vừa dùng làm sức nén, vừa tạo môi trường kị khí (ép hết khí ra ngoài). Đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát. Với 3kg cá thì chỉ sau khoảng 6 tháng là có thể dùng mắm được.

Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi" sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng là chượp "chín" rút đợt đầu gọi là nước cốt.

Khi này sá sùng vào phần nước cốt cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, nước ba. Những đợt nước sau nước cốt thì gọi là "nước ngang" và độ đạm giảm dần và phẩm chất càng kém.

Nước mắm ngon phải để chượp chín 12 tháng mới rút nước cốt. Nhưng thời gian ủ chượp càng lâu, khoảng 12 tháng thì nước mắm sẽ tuyệt vời hơn do cá lúc ấy đã thủy phân trọn vẹn. Tiêu chuẩn để đánh giá nước mắm thành phẩm là màu sắc màu vàng đỏ đẹp mắt, mùi thơm thoang thoảng chứ không nặng, có vị mặn nơi đầu lưỡi và để lại vị ngọt thanh nơi cổ họng.

Có 1 mẹo dân gian nhỏ để giúp mắm cá cơm ăn hài hòa hơn đó là cho vào hũ cá 1 vài miếng dứa thái lát, một số nơi cho 2-3 thìa mật ong hoặc 2-3 muỗng canh nước đường khi ủ chượp. Muốn cá thủy phân nhanh hơn, cứ nửa tháng bạn mở nắp, dùng đũa sạch (đã nhúng qua nước sôi), khuấy hũ mắm đều lên.

Từ khóa » Cách Làm Mắm Sá Sùng