Sa Tử Cung Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị

Sa tử cung khi mang thai là tình trạng hiếm gặp với tỷ lệ 1/10.000-15.000 phụ nữ mang thai. Con số này đã giảm hơn nữa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua, có thể là do sự giảm tỷ lệ sinh con. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, con số này vẫn còn cao do tình trạng suy dinh dưỡng, sinh nhiều con và khoảng cách giữa các lần sinh liên tiếp gần nhau.

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Sa tử cung khi mang thai hay sa âm đạo thai kỳ thường hiếm gặp, đây là hiện tượng khi mà tử cung tụt xuống âm đạo, đôi khi là tụt hẳn ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng, suy yếu dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. (1)

sa tử cung khi mang thai
Sa tử cung khi mang thai có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Sa tử cung (sa âm đạo) có thể xảy ra ở bất kỳ tam cá nguyệt nào. Tình trạng này thường được cải thiện ở tam cá nguyệt thứ 2 mà không kèm theo biến chứng gì do sự lớn lên của tử cung. Bệnh được phát hiện lần đầu trong thai kỳ thì thường ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Tình trạng sa tụt tử cung có thể gây tiết dịch, cổ tử cung phì đại, loét và chảy máu.

Nguyên nhân gây sa tử cung khi mang thai

Vì sao sa tử cung lại diễn ra trong thai kỳ và tình trạng này có thể hồi phục về bình thường hoặc gần như bình thường không thì hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong các nguyên nhân thì việc sinh nhiều con có thể là yếu tố nguy cơ chính. (2)

Phụ nữ có tiền sử chấn thương sàn chậu hoặc rối loạn chức năng sàn chậu bẩm sinh có khả năng mắc bệnh lý này. Sa tử cung phát triển trong thai kỳ có nhiều khả năng là do sự phát triển của những thay đổi sinh lý trong thai kỳ dẫn đến các cấu trúc nâng đỡ của cơ quan vùng chậu bị suy yếu . Bản thân quá trình mang thai có thể gây sa dạ con. Nồng độ cortisol và progesterone tăng lên trong thai kỳ có thể góp phần làm giãn các dây chằng treo tử cung. Tổn thương bộ phận sinh dục do mang thai nhiều lần và chuyển dạ là những yếu tố dễ dẫn đến sa dạ con.

banner tâm anh quận 7 content

Các yếu tố khác có thể bao gồm như chuyển dạ kéo dài hay sinh khó, cổ tử cung dài hay phì đại sẽ nặng hơn cổ tử cung bình thường, kéo tử cung xuống. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp như tuổi, béo phì, hệ thống nâng đỡ cơ sàn chậu yếu bẩm sinh, tăng áp lực ổ bụng, u vùng chậu, chấn thương vùng chậu… Hiếm khi tình trạng này xảy ra ở những người chưa mang thai lần nào.

Phân loại

  • Sa tử cung không hoàn toàn: là tình trạng một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi ra hẳn ngoài âm đạo.
  • Sa tử cung hoàn toàn: là tình trạng tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.

Các giai đoạn sa tử cung

Tình trạng sa tử cung trong thai kỳ được chia làm 4 mức độ tương đương với 4 giai đoạn tùy theo mức độ sa của tử cung, bao gồm:

  • Giai đoạn I: Tử cung nằm ở nửa trên của âm đạo;
  • Giai đoạn II: Tử cung đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo hoặc thập thò cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong;
  • Giai đoạn III: Tử cung trượt xuống và nhô ra ngoài âm đạo phần lớn nhưng khoảng cách khối sa đến mép màng trinh chưa đến hết toàn bộ chiều dài âm đạo;
  • Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn nặng nhất khi toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo đến hết chiều dài âm đạo.

giai đoạn sa tử cung thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung trong thai kỳ

Thông thường triệu chứng mà mẹ bầu bị sa tử cung thường gặp là nặng bụng dưới, âm đạo và âm hộ có cảm giác nặng nề, kèm theo đau lưng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu các triệu chứng này vẫn chưa cụ thể, tình trạng đau có thể giống với quá trình đau nhức bình thường khi mang thai dẫn đến khó khăn trong chẩn đoán.(3)

Bên cạnh đó, mẹ bầu gặp một số khó khăn trong quá trình đại tiện, tiểu tiện, có cảm giác mắc tiểu nhưng không đi được hoặc có cảm giác như có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo. Nếu mẹ bầu xuất hiện triệu chứng như chảy máu âm đạo, đi tiêu, tiểu khó, bị bí tiểu hoặc táo bón cần lập tức đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được thăm khám kịp thời.

Biến chứng của sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung trong thai kỳ có thể gây ra biến chứng trước sinh, trong khi sinh và hậu sản. Các biến chứng trước sinh bao gồm chuyển dạ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu cấp tính, thậm chí tử vong mẹ.

Các biến chứng nội khoa chính bao gồm không có khả năng giãn nở cổ tử cung hoàn toàn, cũng như rách cổ tử cung, chuyển dạ ngừng tiến triển, thay đổi trục, hướng cổ tử cung không thuận lợi để sinh, biến chứng trên sức khỏe của mẹ gây tiểu tồn lưu, nhiễm trùng tiểu, trĩ, táo bón có thể gây sảy thai, sanh non, thai chết lưu nếu nhiễm trùng xảy ra không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng hậu sản và xuất huyết sau sinh do đờ tử cung ​​là hậu quả thường gặp của sa tử cung sau sinh.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán sa tử cung trong thai kỳ, bác sĩ có thể làm một số kiểm tra như kiểm tra âm đạo và tử cung. Trong quá trình thăm khám sàn chậu, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện động tác rặn tương tự trong quá trình bạn đi vệ sinh, để đánh giá mức độ của tình trạng của bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu qua các hoạt động về khả năng co cơ mạnh hay yếu và thả lỏng cơ… (4)

Điều trị sa tử cung khi mang thai

Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp chữa sa tử cung khi mang thai, theo mức độ sa và yêu cầu của thai phụ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín và nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, thay đổi tư thế nằm mỗi 2 tiếng cũng được khuyến cáo và cần lưu ý đến tình trạng ứ trệ tuần hoàn khi nằm lâu gây xây xẩm, choáng váng thậm chí ngất..
  • Sử dụng vòng nâng đỡ cổ tử cung (pessary) đặt trong âm đạo, được xem là một biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả, không xâm lấn, không chảy máu.
  • Thực hiện theo phác đồ và lời khuyên của bác sĩ không bỏ bất cứ buổi thăm khám nào theo hẹn của bác sĩ.
  • Luyện tập các bài tập thể dục sàn chậu được bác sĩ hướng dẫn ngay cả sau khi đã sinh em bé để chức năng vùng sàn chậu sớm hồi phục và khỏe mạnh. Nếu cảm thấy tập luyện chưa đúng hoặc có thắc mắc về bài tập chữa sa tử cung cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.

Xem thêm: Bài tập Kegel cho nam và nữ

  • Tránh vận động mạnh, không ngồi xổm lâu để áp lực không dồn lên vùng bụng.
  • Phần lớn với thai kỳ mà mẹ bầu bị sa tử cung, sinh thường hay sinh mổ vẫn nên theo chỉ định sản khoa của bác sĩ. Nếu cuộc chuyển dạ được theo dõi chặt chẽ và thuận lợi thì sinh ngả âm đạo cũng không là nguyên nhân làm nặng hơn tình trạng sa âm đạo. Tuy nhiên, nếu thai phụ chuyển dạ kéo dài, ngừng tiến triển do cổ tử cung phù nề mở chậm, không mở thêm thì bác sĩ cẩn chỉ định mổ lấy thai ngay.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, thuốc sát khuẩn chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa

Việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng để có một thai kỳ an toàn. Để phòng ngừa nguy cơ sa tử cung trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Nếu có ý định mang thai, bạn nên khám sức khỏe tổng thể để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ đặc biệt là những loại vắc xin trước khi mang thai như vắc xin phòng bệnh rubella, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung…. vì khi cơ thể bạn suy yếu do nhiễm bệnh thì cấu trúc sàn chậu nâng đỡ tử cung cũng suy yếu theo.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, theo dõi sức khỏe thường xuyên, nếu có bất thường về sức khỏe, tâm lý cũng như những thay đổi cơ thể khiến bạn lo ngại cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn.
  • Trong thời gian mang thai và hậu sản, bạn hạn chế làm việc nặng, quá sức
  • Mẹ có tiền sử mang thai nhiều lần cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ bởi bác sĩ.
  • Chọn những cơ sở thăm khám sản khoa uy tín.
  • Không lạm dụng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, có thể trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn chi tiết.
  • Uống nhiều nước, dùng thực phẩm nhiều vitamin, trái cây tươi, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, tránh đồ chế biến sẵn để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ thường xuyên, khi có những triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ.

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, sự phối hợp chặt chẽ của “kiềng 3 chân” Phụ khoa – Niệu khoa – Hậu môn trực tràng…, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ thăm khám sức khỏe sàn chậu toàn diện, chuyên nghiệp, phác đồ điều trị cá thể hóa được xây dựng riêng cho mỗi bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế theo sát hỗ trợ mọi vấn đề trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và phục hồi tại nhà…; luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ mọi vấn đề khó nói của chị em phụ nữ.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Sản khoa và Sàn chậu tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Sa tử cung khi mang thai là tình trạng rối loạn sàn chậu hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của thai phụ. Khi gặp các triệu chứng bất thường hoặc cảm thấy lo lắng trong thai kỳ, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Sàn chậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Từ khóa » đâm Sâu Vào Tử Cung Mang Thai