Sặc Sữa, Bé Gái 2 Tháng Tuổi ở Sài Gòn Suýt Chết

Bà ngoại bé cho biết, sau khi cho bé bú cử sáng, mẹ bé có cho bé phơi nắng sớm 15 phút rồi dùng gạc rơ lưỡi cho bé làm cho bé ọc sữa, bị sặc và tím tái.

Hốt hoảng, người nhà bồng bé chạy đến Phòng khám đa khoa Trần Diệp Khanh (Gò Vấp, TP.HCM) cấp cứu.

Tại đây, BS Trần Vĩnh Khanh cùng nhân viên phòng khám và bác sĩ có mặt kịp thời nghi ngờ cháu bị ngạt do sặc sữa và khẩn trương thực hiện thủ thuật Heimlich (thủ thuật sơ cứu khi có thức ăn lọt vào đường thở), sau 5 động tác vỗ lưng bé khóc “e é”, tiếp tục đặt sond mũi họng hút được nhiều sữa đặc quánh. Sau khi hút sữa, bé “bật” khóc to làm cho tất cả nhân viên tham gia cấp cứu thở phào nhẹ nhõm và vui mừng.

Hiện bé đã ổn định

Theo BS Trần Vĩnh Khanh, may mắn cho bé là nhà gần phòng khám và người nhà đã nhanh chóng đưa đến cấp cứu kịp thời.

Qua trường hợp trên, BS Khanh khuyến cáo, để tránh tình trạng nguy hiểm như trên, cha mẹ hay người chăm sóc chỉ nên rơ miệng cho bé khi bụng đói (trước khi bú). Khi nhũ nhi đang ngủ mà ho sặc thì cha mẹ phải nhanh chóng xoay nghiêng đầu cháu hoặc đỡ cháu ngồi dậy.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa rất nguy hiểm

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ sơ sinh khó thở, sặc sụa, có thể gây ngừng thở tím tái.

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa là do người chăm sóc trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú quá no, cho trẻ bú khi đang khóc, sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp và trẻ sinh non tháng cũng rất dễ bị sặc sữa…

Có nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa, như: khi trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi, miệng, sặc sụa, tím tái, khóc thét lên, cơ thể có thể mềm nhũn hoặc co cứng thì điều đầu tiên nên nghĩ ngay đến là trẻ bị sặc sữa. Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Nếu chẳng may trẻ bị sặc sữa, người nhà cần hết sức bình tĩnh, thực hiện sơ cứu trẻ theo các bước: cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp.

Thủ thuật sơ sứu khi có thức ăn lọt vào đường thở

Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú khoảng 1 đến 2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.

Sau đó, thông đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên và hà hơi thổi ngạt, ngậm mũi miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Ngoài việc nắm vững kiến thức sơ cứu ban đầu khi trẻ bị sặc sữa, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý:

Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười dễ sặc. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho trẻ bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Nếu thấy sữa mẹ chảy xuống quá nhiều mà trẻ chưa kịp nuốt, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, tốt nhất đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới bón thìa khác.

Đặc biệt, sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bồng trẻ lên, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

Hạt ô môi kẹt trong đường thở, cơ thể bé gái phồng lên như quả bóng hơi

Hạt ô môi kẹt trong đường thở, cơ thể bé gái phồng lên như quả bóng hơi

(CAO) Được mẹ cho ăn trái ô môi khi đang nằm võng, bé gái 3 tuổi bất cẩn nuốt luôn hạt ô môi. Hạt bị kẹt lại trong đường thở, bé gái phải nhập viện trong tình trạng cơ thể sưng phù.  Ngô Đồng

Từ khóa » Suýt Sặc