Sặc Sữa ở Trẻ Nhỏ Là Gì? Khi Nào Nên Dùng Van Chống Sặc Cho Trẻ?

Tình trạng sặc sữa gây nguy hiểm cho bé nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy nguyên nhân và cách xử trí như thế nào? Khi nào nên dùng van chống sặc (van thông khí) cho trẻ? Bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường bị sặc sữa

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường gặp và khá nguy hiểm vì khi đó sữa có thể tràn lên đường thở làm nghẹt mũi, tắc khí quản, bé sẽ bị khó thở dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện xử trí kịp thời.

Không phải tự nhiên trẻ bị sặc sữa mà thường do người lớn chủ quan khi cho bé bú, bạn hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm trẻ bị sặc sữa để phòng tránh.

Tư thế cho bé bú bình đúng

Tư thế cho bé bú bình đúng

  • Tư thế cho trẻ bú không hợp lí: Nếu bạn để bé bú khi cổ bé quá gập hoặc quá ngửa, bé khó nuốt nên dễ gây sặc sữa. Tư thế đúng là bạn bế bé nghiêng một góc khoảng 45 độ, bạn nên ngồi trên ghế có điểm tựa tay để không bị mỏi khi bé bú lâu. 
  • Ép trẻ bú quá nhiều: Do tâm lý sợ bé nhẹ cân mà người lớn ép bé bú một lượng sữa lớn trong một lần. Bé quá no không chịu nuốt sữa nên dễ bị sặc.
  • Trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Ngậm núm vú làm bé dễ ngủ hơn tuy nhiên trong trạng thái mơ màng bé không nuốt sữa mà ngậm trong miệng. Khi trẻ thở nhanh có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú: Sau khi bú dạ dày bé đầy sữa rất dễ bị trớ. Bé bị trớ ở tư thế nằm ngửa làm sữa tràn lên mũi gây sặc, ngạt thở rất nguy hiểm. Tốt nhất, sau khi bé ngủ bạn vẫn bế bé ở tư thế cao đầu, vỗ ợ hơi khoảng 15 phút rồi đặt bé nằm nghiêng để phòng ngừa sặc sữa.
  • Núm vú để xa: Bé bú bình nhưng bình sữa để xa, làm miệng bé không ngậm hết núm vú, như vậy dễ nuốt nhiều không khí làm bé bị đầy bụng, nôn trớ sau khi bú xong.
  • Các nguyên nhân khác: Bé đang bú nhưng mất tập trung, cười hoặc ho bất chợt làm sữa tràn vào khí quản gây sặc. Núm vú bị đục lỗ lớn quá mức làm lượng sữa chảy ra nhiều bé nuốt không kịp cũng dễ gây sặc. Bé háu đói mà nuốt sữa vội vàng cũng có thể bị sặc.

2 Cách xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ bị sặc sữa, bạn không nên hoảng hốt mà xử trí theo các bước sau:

- Bạn dùng miệng hút sạch sữa ở miệng, mũi làm thông thoáng đường thở cho bé ngay lập tức. Bạn hút miệng trước sau đó hút mũi. 

- Nếu bé vẫn khó thở, tím tái bạn dốc ngược bé lên, vỗ mạnh vào lưng 5 cái liên tục ở vị trí giữa hai xương bả vai để tạo áp lực đẩy sữa ra ngoài (lưu ý dùng lực vừa phải không quá mạnh).

- Nếu vỗ lưng vẫn không hiệu quả bạn lật ngửa bé đặt lên mặt phẳng, dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn đột ngột vào giữa nửa dưới của xương ức trẻ, lặp lại 5 - 10 lần cho đến khi trẻ có thể thở bình thường.

Sau khi bé thở lại, bạn lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị.

Động tác vỗ lưng, ấn ngực

3 Có nên dùng van chống sặc (van thông khí) để tránh sặc sữa ở trẻ?

Với các bình không có van thông khí, khi lượng sữa còn ít núm ti hay bị xẹp lại, lúc này bé phải nhả bình sữa ra để núm ti về trạng thái bình thường thì mới có thể bú tiếp, ngay lúc này không khí đi vào bình sữa tạo bọt khí. Cứ lặp lại như vậy bé vừa mệt vừa dễ bị sặc sữa. Khi đó, sử dụng bình có van thông khí sẽ giúp khắc phục điều này. 

Cụ thể, van chống sặc được thiết kế rời hoặc tích hợp trên bình sữa và có tác dụng đưa không khí từ bên ngoài vào trong bình sữa mà không hình thành bọt khí. 

Áp suất bên trong bình sữa được cân bằng để đẩy sữa ra ngoài ổn định, giúp bé bú không bị mệt đồng thời không nuốt phải bọt khí gây đầy hơi, trướng bụng, nôn trớ, sặc sữa.

Cơ chế hoạt động của van chống sặc

Hình minh họa cơ chế hoạt động của van chống sặc

Xem thêm

  • Van thông khí bình sữa là gì, công dụng của van thông khí bình sữa
  • Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé
  • Cách chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của trẻ

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu nhé!

Từ khóa » Cách Nhận Biết Trẻ Bị Sặc Sữa