Saccarozo (chi Tiết)

SACCAROZƠ(C12H22O11)

      I/  Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

-          Chất kết tinh không màu.

-          Là thành phần chính của đường mía (từ cây mía), của củ cải đường, đường thốt nốt.

     II/  Cấu trúc phân tử

-          CTPT : C12H22O11

-           Là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc a - glucozơvà một gốc b - fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

  III/  Tính chất hóa học

Vì không có nhóm chức anđehit (-CH=O) nên saccarozơ không có tính khử như glucozơ tức là không có phản ứng tráng bạc.

1)      Phản ứng với Cu(OH)2 (tính chất của ancol đa chức) \(\rightarrow\) dung dịch xanh lam

               2C12H22O11     +    Cu(OH)2      \(\rightarrow\)         (C12H21O11)2Cu      +     2H2O

 

2)      Phản ứng thủy phân

                                C12H22O11          +     H2O   \(\overset{H+,to}{\rightarrow}\)         C6H12O6        +        C6H12O6

                                 saccarozơ                                              glucozơ                 fructozơ

3)       Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ

           a)    Ứng dụng

             -  Là thức ăn cần thiết của con người.

             - Trong công nghiệp saccarozơ được dùng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, dược phẩm,…dùng tráng gương, tráng ruột phích.

          b)     Sản xuất

             Trong công nghiệp saccarozơ được sản xuất từ mía.

 

MANTOZƠ (C12H22O11)

-          Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, còn gọi là đường mạch nha.

-          Phân tử mantozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ 2 gốc a - glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Do trong phân tử mantozơ có nhóm chức anđehit (-CH=O) nên mantozơ có tính khử.

1)      Tính chất hóa học

   a)    Tác dụng với Cu(OH)2 \(\rightarrow\)  dung dịch xanh lam

                  2C12H22O11   +     Cu(OH)2    \(\rightarrow\)    (C12H21O11)2Cu     +    2H2O

 

b)      Tác dụng với ddAgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)

                              C12H22O11   +    Ag2O        \(\overset{dd NH3,to}{\rightarrow}\)   C12H22O12    +   2Ag

c)       Phản ứng thủy phân

                         C12H22O11     +    H2O  \(\overset{H+,to}{\rightarrow}\)    2C6H12O6   

                         mantozơ                                           glucozơ          

2)      Điều chế

     Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.

 Bài tập áp dụng

Câu 1. Đường mạch nha chứa chủ yếu là :

A. Glucozơ.               B.  Fructozơ.                          C.  Saccarozơ.                       D. Mantozơ.

Câu 2. Phân tử mantozơ được cấu tạo bởi :

A.  Hai gốc glucozơ.                                                                         B.  Hai gốc fructozơ.

C.  Một gốc glucozơ và một gốc fructozơ.                                    D.  Cả A, B và C đều sai.

Câu 3. Đồng phân của mantozơ là :

A.  Glucozơ.              B.  Fructozơ.                          C.  Lactozơ.               D.  Saccarozơ.

Câu 4. Tính chất hoá học của saccarozơ :

A.  Tham gia phản ứng thuỷ phân.

B.  Tham gia phản ứng tráng gương.

C.  Tham gia phản ứng với Cu(OH)2khi đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch.

D.  Cả A, B, C.

Câu 5 Phản ứng :

1mol X + 1mol H2O\(\rightarrow\) 1 mol glucozo + 1mol fructozo

X là :

A.  Tinh bột.              B.  Saccarozơ.                       C.  Mantozơ.              D.  Xenlulozơ.

Câu 6. Chỉ ra ứng dụng của saccarozơ :

A.  Nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm.

B.  Thức ăn cần thiết hàng ngày cho con người.

C.  Dùng để pha chế một số thuốc dạng bột hoặc lỏng.

D.  Cả A, B, C.

Câu 7. Phản ứng :

1mol X + 1mol H2O \(\rightarrow\)2 mol glucozo

X là :

A.  Saccarozơ.                       B.  Tinh bột.              C.  Mantozơ.              D.  Fructozơ.

Câu 8. Trong quá trình sản xuất đường, người ta tẩy trắng nước đường bằng :

A.  Nước Gia-ven.                                        B.  Khí clo.               

C. Khí sunfurơ.                                             D.  Clorua vôi.

 

Câu 9. Rỉ đường là :

A. Nuớc mía ép.                    B.  Nước đường đã tẩy màu.

C.  Đường kết tinh.               D.  Phần nước đường không thể kết tinh do lẫn tạp chất.

Câu 10. Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng :

A.  thuỷ phân.                                   B.  tráng gương.

C.  với Cu(OH)2.                               D.  Cả A, B, C.

Câu 11. Khi hạt lúa nảy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hoá thành :

A.  Glucozơ.                                      B.  Fructozơ.             

C.  Mantozơ.                          D.  Saccarozơ.

Câu 12. Cho 34,2 g hỗn hợp saccarozơ có lẫn matozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu được 0,162 g Ag. Độ tinh khiết của mantozơ là:

A. 0,75%                    B. 99,25%                  C. 90,2%                    D. 10%

Câu 13. Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dd X. Cho lượng dư dd AgNO3/NH3 vào X, đun nhẹ được m g Ag. Giá trị của m là

A. 6,75                                   B. 13,5                                    C. 10,8                                    D. 7,5

Câu 14. Dãy gồm các chất đều phản ứng với Cu(OH)2 là

A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, ancol etylic                   

B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, natri axetat

C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic                      

D. Glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat

Câu 15. Saccarozơ có thể phản ứng được với những chất nào dưới đây?

(1) H2/Ni,to , (2) Cu(OH)2, (3) [Ag(NH3)2]OH, (4) (CH3CO)2O (piriđin). Hãy chọn đáp án đúng

A. 1, 2                         B. 2, 4                         C. 2, 3                         D. 1, 4

Câu 16. Khi thuỷ phân 1kg saccarozơ (giả sử hiệu suất là 100%) sản phẩm thu được là

A. 500 g glucozơ và 500 g fructozơ                                              B. 1052,6 g glucozơ

C. 526,3 g glucozơ      và 526,3 g fructozơ                                   D. 1052,6 g fructozơ

Câu 17.  Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarzơ, C2H5OH. Số lượng dd có thể hoà tan được Cu(OH)2 là

A.6                                          B. 3                                         D. 4                             C. 5

Câu 18.  Gluxit (cacbohiđrat) chứa 2 gốc glucozơ và fructozơ trong phân tử là

A. Tinh bột                B. Mantozơ                C. Saccarozơ            D. Fructozơ

Câu 19.Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lương Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%?

A.27,64                            B.43,90                         C.54,4                              D.56,34

Câu 20.Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là

A. 4595 gam.                     B. 4468 gam.                C. 4959 gam.                  D. 4995 gam.

 

Đáp án

1

D

6

D

11

C

16

C

2

A

7

C

12

A

17

D

3

D

8

C

13

B

18

C

4

A

9

D

14

C

19

A

5

B

10

D

15

B

20

C

 

Từ khóa » Nguyên Tử Khối Saccarozo